Nâng cao nhận thức về ATVSLĐ trong chuỗi cung ứng cà phê Góp phần bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trong nông nghiệp |
Được hướng dẫn phòng tránh tai nạn khi làm việc
Chuẩn bị cho buổi sáng đi thu hái cà phê, chị Quàng Thị Dân (36 tuổi, trú tại bản Nam, xã Hua La, thành phố Sơn La) cẩn thận lấy đôi ủng, đôi găng tay, các dụng cụ cần thiết và khẩn trương ra vườn.
Giữa tháng 11, buổi sáng trời còn lạnh song nắng ấm đã bắt đầu lên. Mấy năm nay cà phê đang được giá, mỗi kilôgam hiện bán được 13 - 14 nghìn đồng. Như mọi lao động trồng cà phê trong vùng, chị cảm thấy rất vui.
![]() |
Chị Quàng Thị Dân đội mũ bảo hộ lao động trước khi đi làm. Ảnh: D.P. |
Chị Dân kể, đặc điểm địa hình Sơn La đèo dốc, nguy cơ trơn trượt, vấp ngã gây thương tích rất cao. Việc thu hái cà phê do cả phụ nữ và đàn ông đảm đương, song, theo chị Dân, đàn ông thường làm các công việc nặng nhọc, như mang vác các bao cà phê lên xuống dốc từ vườn đến địa điểm tập kết hoặc mang về nhà.
Từ Dự án “Trao quyền và Phát triển kỹ năng cho lao động nữ trồng cà phê và nhân viên cà phê về an toàn tại nơi làm việc” của IWCA Vietnam, chị Dân học được rất nhiều điều: “Mình được chuyên gia hướng dẫn nhiều lắm; từ việc cắt tỉa cành phải mang bao tay khác màu với màu lá để khỏi cắt vào tay, đến sử dụng máy cắt cỏ sợi cước để tránh tai nạn. Những trang bị bảo hộ như ủng, găng tay này là mình được cấp phát. Mình cũng được hướng dẫn sử dụng đúng cách, nên việc bị ngã, vật sắc nhọn đâm không còn đáng lo nữa”, chị Dân nói.
Không chỉ được hướng dẫn làm việc an toàn, những lao động nữ nông dân như chị Dân còn được Dự án của IWCA Vietnam cung cấp kiến thức bảo vệ sức khỏe, cách sơ cấp cứu tai nạn và cách liên hệ, di chuyển đến cơ sở y tế gần nhất nếu xảy ra tai nạn.
Dự án cũng trang bị kiến thức về giáo dục trẻ em, giáo dục tài chính gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới. Một số nữ nông dân được lựa chọn đào tạo kỹ năng để trở thành hướng dẫn viên có thể tổ chức tour du lịch sinh thái, nâng cao thu nhập.
![]() |
Bà Hoàng Thị Cu, 67 tuổi, bản Nam, xã Hua La, TP Sơn La được cán bộ kỹ thuật đến hướng dẫn nhận biết rủi ro để sản xuất an toàn. Ảnh: D.P. |
Các nữ nông dân trồng cà phê cũng được đào tạo nhận biết nguy cơ điện giật từ máy phun thuốc trừ sâu, máy nghiền cà phê; biết mua thuốc bảo vệ thực vật đúng quy định, bảo đảm thuốc phải có tem nhãn, để ở tủ riêng, có dấu hiệu nguy hiểm để tránh tình trạng uống nhầm.
“Khi phun thuốc diệt sâu bệnh, chị em ai cũng mang khẩu trang, bảo hộ đầy đủ; khu vực phun thuốc cũng được chuyên gia hướng dẫn có biển cảnh báo. Mùa mưa, nguy cơ dông bão, sét đánh cũng được chuyên gia chỉ cách nhận diện”, chị Dân cười.
Thay đổi nhận thức - thay đổi hành vi
Theo bà Lê Thị Hằng - Giám đốc Liên minh Cà phê Phụ nữ Quốc tế Việt Nam, thấu hiểu môi trường lao động tại địa hình hiểm trở của người nông dân trồng cà phê, IWCA Việt Nam luôn quan tâm đến vấn đề an toàn lao động của bà con, đặc biệt là các lao động nữ. Do đó, IWCA Việt Nam phối hợp với Quỹ Vision Zero Fund thuộc Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã tiến hành khảo sát về nhu cầu và nhận thức về ATVSLĐ của nữ nông dân trồng cà phê ở tỉnh Sơn La; phỏng vấn nữ nông dân về hoạt động lao động và sinh hoạt thường ngày, những nhu cầu về chăm sóc sức khỏe và bình đẳng giới trong công việc và cuộc sống…
Trên cơ sở đó, IWCA Vietnam đã tổ chức nhiều hoạt động đào tạo, tập huấn WIND từ đầu năm 2022 đến nay cho nữ nông dân trồng cà phê; trong đó đã đào tạo giảng viên (ToT) cho 10 nữ lao động Sơn La, đó là các trưởng nhóm, lãnh đạo nguồn ở các địa phương. Nội dung chủ yếu áp dụng các cải tiến về ATVSLĐ. Từ 10 lãnh đạo nguồn này, mỗi người tiếp tục đào tạo cho 10 người nữa ở các địa phương.
“Được đào tạo, tập huấn, nữ nông dân không chỉ biết làm việc an toàn mà còn tổ chức cuộc sống tốt hơn. Từng nhà, cả bản cũng phong quang, sạch đẹp hơn”. |
Các nội dung ATVSLĐ được đưa vào chương trình đào tạo không phải là cái gì cao xa, mà là những vấn đề hết sức thường nhật của nữ lao động trồng cà phê Sơn La trong sản xuất hàng ngày. Chẳng hạn, các dụng cụ, công cụ, nông cụ từ ở nhà đến nơi làm việc phải được sắp xếp khoa học, nhằm giảm thiểu nguy cơ gây tai nạn; một số công cụ cần phải có xe chở; khi cắt tỉa cành, làm cỏ phải mang khẩu trang, bảo hộ để tránh vật văng bắn vào mắt...
![]() |
Vỏ hộp thuốc trừ sâu trước đây được bà con sử dụng xong vứt ra môi trường, hiện bà con đã biết thu gom để vào thùng đựng riêng. Ảnh: T.L. |
Ngoài việc đào tạo được gắn chặt với thực hành, Dự án cũng yêu cầu có giải pháp cụ thể áp dụng trong thực tiễn đi cùng với giám sát. “Mỗi nữ nông dân được đào tạo phải cam kết thực hiện 5 cải tiến, trong đó có 3 cải tiến ngắn hạn, 2 cải tiến dài hạn. Đó có thể là an toàn về điện, về thuốc bảo vệ thực vật, nắp đậy máy móc có nguy cơ gây tai nạn và nhiều việc khác. Các cam kết này được chuyên gia đến tận nơi đánh giá mức độ hiệu quả của cải tiến”, chị Hằng cho biết.
Kết quả của những nỗ lực trên, theo chị Hằng, đáng kể nhất là nhận thức của nữ nông dân trồng cà phê Sơn La đã có chuyển biến tích cực. Lao động nữ không chỉ nhận biết được các mối nguy, rủi ro mà còn hiểu được phải áp dụng ATVSLĐ mọi lúc mọi nơi để bảo đảm an toàn cho chính mình. Từ thay đổi nhận thức sẽ dẫn đến thay đổi hành vi.
“Tôi tin rằng tình trạng tai nạn, thương tích nhỏ chắc chắn đã được cải thiện đáng kể. Sức khỏe của nữ nông dân trồng cà phê cũng được cải thiện hơn”, chị Hằng nói thêm.
Chị Dân thì khẳng định: “Được đào tạo, tập huấn, nữ nông dân không chỉ biết làm việc an toàn mà còn tổ chức cuộc sống tốt hơn. Từng nhà, cả bản cũng phong quang, sạch đẹp hơn”.
Video: Trò chuyện với mẹ con chị Quàng Thị Cu về nghề trồng cà phê
![]() Trong bối cảnh thị trường lao động nhiều biến động như hiện tại, ứng viên có kinh nghiệm làm việc, đáp ứng khả năng thích ... |
![]() Trưa 20/12, Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã tiến hành bỏ phiếu, chốt trình Chính phủ phương án tăng lương tối thiểu vùng năm ... |
![]() Với mức hưởng trở cấp thất nghiệp cao hơn lương thử việc, nhiều lao động đã từ chối cơ hội có việc làm mới – ... |
Tin mới hơn

Nhà xưởng cháy lớn, công nhân phải nghỉ việc được hỗ trợ thế nào?

Những hình ảnh ấn tượng tại Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí

Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi - hình thức tuyên truyền thiết thực của Công đoàn
Tin tức khác

"Cuộc thi trực tuyến giúp tôi nhận ra nơi làm việc là ngôi nhà thứ hai"

Đánh giá cao cuộc thi tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động
Siết chặt quản lý quan trắc môi trường tại cơ sở lao động

Công nhân Công ty CP Phân lân Ninh Bình tử vong khi sửa máy: Cần nâng cao ý thức an toàn lao động

Cán bộ công đoàn phải nắm vững quy định về an toàn vệ sinh lao động
