![]() |
Mùng Một tết cha - ông bà, bố mẹ, con cháu quây quần. |
Sáng mùng Một Tết, hầu hết các gia đình sửa soạn bữa cơm gia đình. Phụ nữ bận rộn với những món ăn; đàn ông thì sửa soạn mâm cơm cúng. Mọi người súng sính trong những bộ quần áo mới, tinh thần thoải mái, tâm trạng vui vẻ. Một số nơi người ta tổ chức chúc tụng, xông nhà ngay sau giao thừa, nhưng nhìn chung, việc xông nhà đều diễn ra trong sáng mùng Một.
Theo phong tục truyền thống, những người ốm yếu, có tang ma, sứt mẻ vợ chồng hoặc không hợp tuổi thì không nên xông nhà người khác; nếu vô tình là người đầu tiên xông nhà hàng xóm sáng mùng Một cũng không được hoan nghênh, dân gian gọi là “mất dông”, gia đình có nguy cơ xui xẻo cả năm. Để tránh trường hợp này và chắc chắn được người vía tốt xông nhà, nhiều người đánh tiếng mời từ trước người hợp tuổi đến xông nhà mình.
Khai bút đầu năm không chỉ là việc của các ông đồ mà còn là nét đẹp của nhiều gia đình. Các cháu nhỏ, học sinh được ông bà, bố mẹ giục ngồi vào bàn, học một bài học đầu tiên của năm mới với mong muốn con cháu học hành đỗ đạt, giỏi giang. Nhiều gia chủ đã chuẩn bị sẵn một cây con, tiến hành trồng vào sáng mùng Một. Trước đây, ở nông thôn, nhiều nơi có tục thăm đồng mùng Một, nhằm cảm tạ đất đai và hy vọng vào một vụ mùa no ấm. Những người làm nghề mộc, thủ công mỹ nghệ... cũng thường làm một số việc tượng trưng của nghề để lấy may.
Sau tất cả, các gia đình, vợ chồng con cái chuẩn bị đi chúc Tết bên nội. Dân gian có câu “Mùng Một Tết cha, mùng Hai Tết mẹ, mùng Ba Tết thầy”. Cha ở đây là bên nội. Sum họp với ông bà, các cụ bên nội, bái vọng tổ tiên, cầu chúc cho đại gia đình một năm mới an khang thịnh vượng là nét đẹp lâu đời được người dân Việt nâng niu, gìn giữ.
![]() |
Người Việt quan niệm Mùng Một tết cha, mùng Hai tết mẹ, mùng Ba tết thầy. Minh họa của phunuvagiadinh.vn |
Buổi gặp gỡ bố mẹ, ông bà bên nội ngày mùng Một bao giờ cũng đầy ắp tiếng cười. Con cháu chúc bố mẹ, ông bà khỏe mạnh hơn năm cũ; bố mẹ, ông bà chúc cháu con hay ăn chóng lớn, học hành tiến tới, tài lộc dồi dào, công danh rạng rỡ. Con cháu mừng tuổi bố mẹ, ông bà có thể bằng tiền, dâng chữ, có thể bằng đồ vật - và dù là gì thì đều thể hiện tấm lòng hiếu thảo với bề trên. Ngược lại, ông bà, bố mẹ cũng mừng tuổi cháu con bằng tiền, có thể ít hoặc nhiều song đều mang một tình cảm yêu thương thắm thiết. Hiện nhiều gia đình còn nhân dịp Tết tổ chức lễ mừng thọ cho bậc sinh thành. Đây là dịp khá rảnh rang và có thể tập hợp được đông đủ con cháu nhất.
Ngày nay, cuộc sống hiện đại, nhiều gia đình có điều kiện có thể mời bố mẹ đi ăn Tết tại các điểm du lịch nổi tiếng, các danh lam thăng cảnh; hoặc sẵn phương tiện thì mời bố mẹ du xuân đền, chùa. Song, nhìn chung, ngày mùng Một, ngày quan trọng nhất của Tết Nguyên đán vẫn được mọi người dành cho gia đình, cho những người gần gụi, thân yêu nhất của mình. Ngoại trừ một số bạn trẻ tụ họp, còn lại, ngày mùng Một, đường làng ngõ xóm, phố phường người đi lại khá thưa; những người đi trên đường hầu như cũng là những người ở xa về quê nội. Đó là một ngày đầm ấm, đậm đà không khí gia đình.
![]() Trong khi miền Bắc đón ngày đầu năm mới (mùng 1 Tết) trong tiết trời mưa rét, thì nam bộ lại có nắng và tạnh ... |
![]() Đến giờ này thì ai ai cũng biết về Corona, loại virus đã làm người ta quên đi những corona bia hay ô tô và cả ... |
![]() Tối 24/1 (tức 30 Tết), đồng chí Nguyễn Đình Khang, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN đã tới động viên thăm hỏi ... |
Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay
Tin tức khác
