Người Việt đã ưu tiên mua và sử dụng hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam
Hội nghị đánh giá kết quả CVĐ năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023 vừa diễn ra ngày 6/4, tại Hà Nội, do Ban Chỉ đạo Trung ương CVĐ tổ chức, với sự chủ trì của các đồng chí: Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam, Trưởng ban Chỉ đạo CVĐ; Nguyễn Thị Thu Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký UBTƯ MTTQ Việt Nam, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương CVĐ; Hoàng Công Thủy, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương CVĐ; Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công thương, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương CVĐ.
Tham dự Hội nghị có đồng chí Phạm Tất Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương; các thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương CVĐ và đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương.
![]() |
Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký UBTƯ MTTQ Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu khai mạc Hội nghị. Ảnh: Daidoanket.vn |
Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Nguyễn Thị Thu Hà cho biết, tại Hội nghị, bên cạnh việc đánh giá những kết quả nổi bật, trao đổi, chia sẻ những mô hình hay, cách làm sáng tạo; những hạn chế, khó khăn trong triển khai thực hiện CVĐ; những hạn chế, những bài học rút ra từ đó thảo luận làm rõ nét hơn, sâu sắc hơn những nhiệm vụ, giải pháp nâng cao hiệu quả CVĐ trong năm 2023.
Theo kết quả thăm dò dư luận xã hội do Viện Dư luận xã hội, Ban Tuyên giáo Trung ương triển khai vào tháng 9/2022, 94% người được hỏi cho rằng CVĐ đã ít nhiều có hiệu quả đối với việc thay đổi nhận thức và hành vi ưu tiên mua và sử dụng hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam, trong đó, tỉ lệ người đánh giá “hiệu quả cao” đạt tới 43%, đồng chí Nguyễn Thị Thu Hà thông tin.
Mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề hơn 3 năm liên tiếp của đại dịch Covid-19 và chịu sự tác động của thời tiết khắc nghiệt nhưng với sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và sự phối hợp của chính quyền, các ban, bộ, ngành, Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội, cuộc vận động đã được triển khai đồng bộ, sâu rộng.
Trước hậu quả của đại dịch Covid-19, các doanh nghiệp đã chủ động chuyển đổi linh hoạt phương thức sản xuất, kinh doanh, ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm tạo sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Hàng hóa Việt Nam vẫn đảm bảo đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước; tạo việc làm cho người lao động; giữ vững và phát triển sản xuất, kinh doanh, ổn định thị trường...
Năm 2022 các đơn vị, địa phương đã tổ chức thành công nhiều chương trình, hội chợ, tuần hàng Việt giới thiệu, xúc tiến thương mại, điểm bán sản phẩm OCOP, điểm bán hàng Việt Nam với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam", "Tinh hoa hàng Việt Nam”... đưa các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ chất lượng của các doanh nghiệp, đơn vị trong nước đến người tiêu dùng.
Điển hình như, Tổng LĐLĐ Việt Nam lần đầu tiên tổ chức 22 Chương trình “Chợ Tết Công đoàn” tại 22 tỉnh, thành phố, thông qua đó đã giới thiệu nhiều hàng hóa, dịch vụ chất lượng của các doanh nghiệp Việt đến đông đảo đoàn viên, người lao động. Ước tính “Chợ Tết Công đoàn” đã phục vụ cho trên 250.000 lượt đoàn viên, người lao động tới tham quan, mua săm và trải nghiệm ưu đãi tại các gian hàng; tổng giá trị ưu đãi, giảm giá các mặt hàng dành cho người tiêu dùng tại “Chợ Tết Công đoàn” lên tới 20 tỷ đồng.
![]() |
Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: dangcongsan.vn |
Ban Chỉ đạo CVĐ cho biết, năm 2022, 56/63 tỉnh, thành đã tổ chức 130.269 cuộc tuyên truyền với trên 6,9 triệu lượt người tham dự; tổ chức được 1.219 hội nghị, hội thảo xúc tiến đầu tư, kết nối cung cầu; phối hợp tổ chức 2.955 hội chợ, triển lãm, chuyến đưa hàng Việt về nông thôn, xây dựng được 2.002 mô hình “Tự hào hàng Việt”, “Câu lạc bộ hàng Việt”, “Điểm bán hàng Việt”, “Nhận diện hàng Việt”, “Gian hàng bình ổn giá”. Tổ chức và tiếp nhận theo dõi khoảng 300 đợt bán hàng Việt về nông thôn với 10.000 lượt doanh nghiệp tham gia, thu hút khoảng 60.000 lượt người đến tham quan mua sắm, doanh thu mang lại khoảng 20 tỷ đồng; Ngoài ra, thực hiện, tiếp nhận theo dõi khoảng 200 hội chợ, triển lãm, doanh thu bán hàng hơn 300 tỷ đồng và 70.000 đợt khuyến mại với tổng trị giá 800 tỷ đồng. |
Thúc đẩy hơn nữa hiệu quả triển khai CVĐ trong năm 2023
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, Phó Trưởng ban chỉ đạo cho rằng, cùng với các văn bản khác của Đảng, Nhà nước, cần bám sát hai văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để thực hiện hiệu quả Cuộc vận động hơn nữa.
Thứ nhất là Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023. Trong đó có nội dung thúc đẩy phát triển mạnh mẽ thị trường trong nước, phấn đấu tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 9%; điều này sẽ hỗ trợ tốt cho doanh nghiệp Việt Nam trong việc đẩy mạnh tiêu thụ hàng Việt.
Bên cạnh đó, Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 26/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" trong tình hình mới đã nêu rõ nhiệm vụ của các Bộ, ngành, hiệp hội doanh nghiệp. Đồng thời, các Bộ ngành, địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp cần chủ động tham gia hơn nữa vào Cuộc vận động.
Đồng chí Đỗ Văn Chiến – Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương CVĐ nhấn mạnh, CVĐ "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" là một trong những nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên và góp phần phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, của đất nước, đảm bảo an sinh xã hội và đảm bảo cuộc sống người dân.
![]() |
Chủ tịch ƯBTƯ MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: dangcongsan.vn |
Chủ tịch Đỗ Văn Chiến đề nghị, phải tiếp tục đẩy mạnh thực hiện CVĐ trên ba trụ cột: đổi mới sáng tạo, đổi mới công nghệ; có cơ chế chính sách phù hợp với luật pháp quốc tế để kích thích sản xuất, tiêu dùng trong nước; tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động cán bộ, đoàn viên, hội viên, người tiêu dùng ưu tiến mua sắm, sử dụng hàng Việt Nam, xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam.
Ban chỉ đạo Trung ương CVĐ xác định, tiếp tục đổi mới công tác tuyên truyền; rà soát các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh; tổ chức các chương trình tuyên dương doanh nghiệp tiêu biểu, bình chọn sản phẩm chất lượng. Đồng thời tăng cường các hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường; nâng cao hiệu quả công tác giám sát, kiểm tra; tăng cường trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
Vận động các doanh nghiệp đẩy mạnh ứng dụng khoa học, đổi mới quy trình quản lý, nâng cao tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, hàng hóa dịch vụ; triển khai các ứng dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc sản phẩm; chủ động xây dựng và bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp, sản phẩm; nâng cao năng lực nội tại và sức cạnh tranh phát huy vai trò đầu tàu của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn; phát triển, mở rộng hệ thống phân phối, tiêu thụ sản phẩm tiện lợi cho người tiêu dùng...
![]() Chương trình được kỳ vọng sẽ huy động sức mạnh của tập thể và các tầng lớp nhân dân, đóng góp đưa ra các giải ... |
![]() Sau 2 năm thực hiện EVFTA, dù doanh nghiệp Việt Nam đã không ngừng tăng tốc nhưng hàng hóa Việt Nam cũng mới chỉ chiếm ... |
![]() Tổng LĐLĐ Việt Nam đề xuất một số nội dung trọng tâm phối hợp công tác năm 2023 với Chính phủ. |
Tin mới hơn

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam
Tin tức khác
