Nghiên cứu

Một số nội dung cấp bách cần được thực hiện đồng bộ

TS. VŨ VĂN THÚ - ThS. LÊ THỊ OANH - Trường Đại học Công đoàn
Cải thiện điều kiện làm việc cho NLĐ trong các doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp (TNLĐ, BNN), chăm sóc sức khỏe NLĐ, bảo đảm an toàn tính mạng cho NLĐ, tài sản của doanh nghiệp, tài sản của Nhà nước; tăng năng suất lao động, góp phần vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, quốc gia.
Một số nội dung cấp bách cần được thực hiện đồng bộ
Đảm bảo chấp hành các quy định của pháp luật về ATVSLĐ tại Công ty TNHH Sallway (Thái Bình). Ảnh: T. Nam.

Thực hiện quá trình chuyển trạng thái từ “không Covid” sang “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch Covid-19” theo tinh thần Nghị quyết số 128/ NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ, hiện nay hầu hết các doanh nghiệp trong cả nước đã hoạt động trở lại. Để đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt với tình hình dịch bệnh; duy trì liên tục hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh, việc ổn định đời sống vật chất, tinh thần và tăng cường các biện pháp cải thiện điều kiện làm việc cho NLĐ trong các doanh nghiệp hiện nay là cấp bách, cần được thực hiện một cách đồng bộ, cụ thể như sau:

Một là, chú trọng đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường lao động

“An toàn để sản xuất, sản xuất phải an toàn” phải luôn là nguyên tắc cơ bản nhằm thực hiện hiệu quả mục tiêu sản xuất, kinh doanh, đồng thời đảm bảo sức khỏe và tính mạng của NLĐ trong các doanh nghiệp hiện nay. Các doanh nghiệp cần đầu tư đổi mới công nghệ, căn cứ vào yêu cầu của sản xuất kinh doanh, điều kiện cơ sở vật chất và vốn, tìm biện pháp chuyển đổi công nghệ phù hợp theo hướng hiện đại, nhằm khắc phục ảnh hưởng không tốt đến môi trường và sức khỏe công nhân. Có thể từng bước thay thế các khâu sản xuất nguy hiểm, không an toàn bằng những khâu ít nguy hiểm hơn hoặc tiến hành cơ giới hóa, tự động hóa các khâu đó.

Áp dụng kỹ thuật để bảo vệ NLĐ, hạn chế tác động bởi các yếu tố nguy hiểm nảy sinh trong lao động. Với sự phát triển của khoa học công nghệ nói chung, nhiều phương tiện kỹ thuật, biện pháp thích hợp đã được nghiên cứu áp dụng. Có thể dùng một số biện pháp, phương tiện phổ biến như: Tạo các thiết bị che chắn phù hợp trong quá trình vận hành và sử dụng máy móc, nhằm cách ly công nhân ra khỏi vùng nguy hiểm, ngăn ngừa công nhân có thể rơi vào vùng nguy hiểm khi vô ý va chạm, hoặc rơi, ngã văng bắn vào đó; tạo và gắn các thiết bị bảo hiểm hay thiết bị phòng ngừa vào máy móc, để vận hành thiết bị có thể ngăn chặn tác động xấu do sự cố xảy ra.

Cần trang bị phương tiện cá nhân được sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng của Nhà nước, việc quản lý cấp phát sử dụng theo quy định của pháp luật. Người sử dụng lao động phải tiến hành kiểm tra chất lượng phương tiện bảo vệ cá nhân trước khi cấp phát và kiểm tra định kỳ theo tiêu chuẩn, công nhân phải kiểm tra trước khi sử dụng. Đồng thời không ngừng đầu tư nghiên cứu có hiệu quả, nhằm nâng cao chất lượng và ứng dụng khoa học kỹ thuật để chủ động cải thiện điều kiện làm việc, xử lý ô nhiễm môi trường lao động tại doanh nghiệp.

Một số nội dung cấp bách cần được thực hiện đồng bộ
Cần tăng cường tuyên truyền công tác ATVSLĐ cho công nhân, người lao động tại các doanh nghiệp. Trong ảnh: Tuyên truyền ATVSLĐ cho người lao động tại Công ty Than Quang Hanh (Quảng Ninh). Ảnh: Hồng Nga.

Để thực hiện tốt công tác ATVSLĐ, các doanh nghiệp cần tập trung chỉ đạo đồng bộ các hoạt động như: Xây dựng nội quy ATVSLĐ, trong đó quy định cụ thể về nội dung ATVSLĐ trong trạng thái “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch Covid-19”. Cụ thể hóa những quy định về quyền và trách nhiệm của NLĐ và người sử dụng lao động. Thực hiện các biển hiệu, biển báo, khẩu hiệu, tờ rơi, bản tin về ATVSLĐ và phòng, chống dịch tại doanh nghiệp. Thường xuyên nhắc nhở, động viên NLĐ sử dụng có hiệu quả phương tiện bảo vệ cá nhân; có các biện pháp xử lý những trường hợp vi phạm.

Trên cơ sở Nghị quyết số 128/ NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ và Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12/10/2021 của Bộ Y tế hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP, cùng với các văn bản hướng dẫn của các cấp chính quyền, doanh nghiệp phải nghiên cứu áp dụng thực tiễn để đưa ra các nội quy, biện pháp ATVSLĐ trong doanh nghiệp và hướng dẫn, kiểm tra, giám sát NLĐ thực hiện.

Hai là, cải thiện tâm sinh lý cho NLĐ

Cần tăng cường tuyên truyền, thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng về tình hình dịch bệnh, TNLĐ, BNN, về trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, người sử dụng lao động, công đoàn cơ sở, NLĐ trong công tác ATVSLĐ, nhằm nâng cao nhận thức của mọi người đối với công tác phòng ngừa dịch bệnh, TNLĐ, BNN. Tăng cường công tác huấn luyện nghiệp vụ cho các cán bộ chuyên môn, công đoàn và đội ngũ an toàn vệ sinh viên trong doanh nghiệp để phát huy được hiệu quả hoạt động phòng, chống dịch bệnh và đảm bảo ATVSLĐ. Triển khai các nội dung hoạt động hưởng ứng Tháng Công nhân và Tháng Hành động về ATVSLĐ.

Tạo ra bầu không khí dễ chịu cho NLĐ trong quá trình làm việc, làm cho tâm sinh lý của NLĐ trở nên tốt hơn, khắc phục những rủi ro về tâm sinh lý do dịch bệnh gây ra, bao gồm:

Giúp NLĐ ổn định chỗ ở, tái sản xuất sức lao động. Việc cải thiện chỗ ở cho NLĐ, nhất là trong các KCN cần được sự quan tâm đúng mức của Đảng và Nhà nước, chủ doanh nghiệp và toàn xã hội.

Một số nội dung cấp bách cần được thực hiện đồng bộ
Các doanh nghiệp cần đầu tư đổi mới công nghệ, tìm biện pháp chuyển đổi công nghệ phù hợp theo hướng hiện đại, nhằm khắc phục ảnh hưởng không tốt đến môi trường và sức khỏe công nhân. Trong ảnh: Công nhân Công ty TNHH Đại Hoa (TX. Tân Uyên, Bình Dương). Ảnh: Cẩm Tú.

Thực hiện nghiêm túc chế độ tiền lương, tiền thưởng. Khuyến khích hình thành cơ chế đối thoại, thương lượng, thỏa thuận giữa NLĐ, tổ chức Công đoàn với người sử dụng lao động về tiền lương, tiền thưởng, thống nhất định mức lao động, đơn giá tiền lương, thang, bảng lương, làm thêm giờ, tiền thưởng, phụ cấp, tiền ăn… trong việc xếp lương, trả lương cho NLĐ; xây dựng định mức và đơn giá tiền lương, thang, bảng lương, quy chế trả lương… theo quy định của Nhà nước và được ghi vào hợp đồng lao động cá nhân, TƯLĐTT, quy chế trả lương của doanh nghiệp. Đại dịch Covid-19 đã và đang khiến thị trường lao động nước ta phải đối mặt với tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, thu nhập bình quân tháng của NLĐ sụt giảm mạnh so với trước đại dịch. Doanh nghiệp cần từng bước thực hiện chính sách tiền lương cao để bảo đảm đời sống cho NLĐ, gia đình họ và có tích lũy từ tiền lương.

Ba là, cải thiện về điều kiện sống và sinh hoạt của NLĐ

Doanh nghiệp cần phối hợp với các cơ quan, ban, ngành ở địa phương tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề và tư vấn giải đáp những thắc mắc của NLĐ về pháp luật lao động, việc làm... để nâng cao nhận thức, hiểu biết của NLĐ và trang bị cho họ những kỹ năng, kiến thức để bảo vệ mình trong quan hệ lao động.

Thúc đẩy hoạt động đối thoại xã hội định kỳ trong doanh nghiệp giữa nhà quản lý và NLĐ nhằm phát hiện, giải quyết kịp thời các mâu thuẫn giữa người sử dụng lao động và NLĐ từ khi có mâu thuẫn về việc làm, tranh chấp lao động mới phát sinh.

Tiếp tục mở rộng các kênh giao dịch trên thị trường lao động như thông tin, quảng cáo, trang tìm việc, hội chợ việc làm... để tạo điều kiện cho các giao dịch trực tiếp giữa NLĐ và người sử dụng lao động.

Cùng với thực hiện nghiêm túc chế độ lương tối thiểu vùng trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp phải đăng ký quỹ lương với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và công khai tổng quỹ lương với NLĐ. Khuyến khích hình thành cơ chế đối thoại, thương lượng, thỏa thuận giữa NLĐ, tổ chức Công đoàn với người sử dụng lao động về tiền lương, thống nhất định mức lao động, đơn giá tiền lương, thang, bảng lương, làm thêm giờ, tiền thưởng, phụ cấp, tiền ăn… trong việc xếp lương, trả lương cho NLĐ.

Một số nội dung cấp bách cần được thực hiện đồng bộ
Kiểm tra về công tác ATVSLĐ tại Công ty Cổ phần Kết cấu thép và Xây dựng Tân Khánh (Thái Nguyên). Ảnh: Báo Thái Nguyên.

Các cơ quan chức năng Nhà nước và tổ chức Công đoàn cần tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ, xử lý nghiêm các doanh nghiệp xâm phạm quyền lợi hợp pháp của NLĐ. Xây dựng và thực hiện tốt các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đối với NLĐ.

Bốn là, cải thiện đời sống tinh thần cho NLĐ trong bối cảnh “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh Covid-19”

Phát huy vai trò chủ động sáng tạo của NLĐ trong việc tổ chức xây dựng đời sống văn hóa ở nơi làm việc và nơi cư trú. Chú trọng xây dựng văn hóa doanh nghiệp, phát huy vai trò của các doanh nghiệp trong việc tham gia xây dựng đời sống văn hóa trong CNLĐ. Đẩy mạnh phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu nhà ở, khu nhà trọ có đông NLĐ.

Kiến tạo sân chơi cho CNLĐ. Nắm bắt nhu cầu rèn luyện sức khỏe, thể hiện đam mê với các môn thể thao, giao lưu kết bạn và xả stress sau những giờ làm việc căng thẳng, đặc biệt là cải thiện đời sống tinh thần của CNLĐ. Thường xuyên tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao như Hội khỏe trong CNVCLĐ với nhiều nội dung thi đấu như kéo co, cầu lông, bóng bàn… thu hút đông đảo CNLĐ tham gia tranh tài.

Tổ chức thường xuyên các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao trong cộng đồng dân cư và trong doanh nghiệp. Đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tiêu cực và tệ nạn xã hội trong CNLĐ.

Đề xuất sửa đổi một số quy định về cán bộ, công chức, viên chức Đề xuất sửa đổi một số quy định về cán bộ, công chức, viên chức

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến góp ý của Nhân dân với Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số quy định ...

Với mức lương hiện nay, công nhân khó tiếp cận và sở hữu nhà Với mức lương hiện nay, công nhân khó tiếp cận và sở hữu nhà

Rời quê hương ra thành phố lập nghiệp, hầu hết công nhân, người lao động đều mong mua được nhà ở xã hội với giá ...

Tập huấn nghiệp vụ cho hơn 100 cán bộ công đoàn cơ sở Tập huấn nghiệp vụ cho hơn 100 cán bộ công đoàn cơ sở

Vừa qua, tại Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp (KKTNS và các KCN) tỉnh Thanh Hóa, Viện Khoa học An toàn ...

Tin mới hơn

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân đang ngày càng thể hiện được vai trò “một động lực quan trọng của nền kinh tế” như tinh thần Đại hội Đảng lần thứ XII xác định. Tầm quan trọng và hiệu quả của kinh tế tư nhân từ thực tế 40 năm đổi mới của đất nước một lần nữa cho thấy thành phần kinh tế này đang được định vị lại, có một vị trí xứng đáng.
Kinh tế tư nhân và bứt phá thể chế

Kinh tế tư nhân và bứt phá thể chế

Muốn có doanh nghiệp lớn, thì phải có tư duy lớn và thể chế lớn. Một quốc gia muốn phát triển bền vững không thể thiếu khu vực kinh tế tư nhân năng động, sáng tạo và vững mạnh. Khi thể chế mở đường, doanh nhân sẽ tự tin bước tới.
Công đoàn đồng hành cùng kinh tế tư nhân phát triển bền vững

Công đoàn đồng hành cùng kinh tế tư nhân phát triển bền vững

Trước yêu cầu phát triển nhanh và bền vững, khu vực kinh tế tư nhân cần có sự đồng hành, hỗ trợ thiết thực từ các tổ chức chính trị - xã hội, trong đó tổ chức Công đoàn giữ vai trò không thể thiếu trong việc chăm lo, bảo vệ quyền lợi người lao động và thúc đẩy mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ.

Tin tức khác

Phát triển kinh tế tư nhân: Cơ hội và thách thức với tổ chức Công đoàn Việt Nam

Phát triển kinh tế tư nhân: Cơ hội và thách thức với tổ chức Công đoàn Việt Nam

Trong những năm gần đây, khu vực kinh tế tư nhân tại Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ và trở thành một trong những động lực quan trọng nhất thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia. Nhờ vào sự hỗ trợ của các chính sách cải cách và môi trường đầu tư ngày càng thuận lợi, khu vực này không ngừng mở rộng quy mô, đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động và gia tăng đáng kể về số lượng doanh nghiệp.
Học tập suốt đời – Động lực phát triển của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam

Học tập suốt đời – Động lực phát triển của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam

Bài viết “Học tập suốt đời” của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đã khẳng định sâu sắc vai trò của việc học tập không ngừng trong sự phát triển của đất nước, của mỗi cá nhân, đặc biệt là đối với cán bộ, đảng viên, công nhân và người lao động. Học tập không chỉ giúp nâng cao tri thức, mà còn là điều kiện tiên quyết để dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới và cống hiến hết mình vì lợi ích chung.

Nêu bật vai trò của công đoàn trong thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Việc sắp xếp, tinh giản bộ máy hành chính ở địa phương nhằm khắc phục tình trạng cồng kềnh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý.

Gợi mở văn hóa Công đoàn Việt Nam hướng đến 100 năm hình thành và phát triển

95 năm hình thành và phát triển trong những môi trường khác nhau, trong đó có môi trường rất khốc liệt đã tạo nên một công đoàn Việt Nam bản lĩnh, mạnh mẽ, độc đáo. Vì vậy, đúc kết văn hóa tổ chức công đoàn Việt Nam đã đến lúc là việc cần làm. Để cày vỡ vấn đề này, tôi xin nêu một số vấn đề như là hành trang trên con đường phát triển mới, tô thắm bản sắc công đoàn Việt Nam hướng đến kỷ nguyên mới sẽ có nhiều thay đổi nhanh chóng, lớn lao.

Nhiệm vụ trọng tâm đưa Luật Công đoàn (sửa đổi) vào cuộc sống

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi) - còn gọi là Luật Công đoàn 2024. Từ Luật Công đoàn đầu tiên được ban hành năm 1957, đây là lần thứ tư Quốc hội xem xét sửa đổi Luật Công đoàn. Luật Công đoàn 2024 được ban hành là kết quả của sự nỗ lực toàn hệ thống Công đoàn Việt Nam, đánh dấu bước trưởng thành của tổ chức Công đoàn trong hoạt động xây dựng và tham gia xây dựng chính sách, pháp luật. Nhiệm vụ trọng tâm trước mắt của tổ chức Công đoàn là cần sớm đưa Luật vào cuộc sống, đáp ứng vọng, sự mong mỏi của đoàn công đoàn, người lao động.
Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng

Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng

Công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên công đoàn, người lao động có vai trò quan trọng đối với việc góp phần tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội. Ý nghĩa của hoạt động tuyên truyền, vận động này còn góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ, tích cực lao động, học tập và công tác, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Xem thêm