![]() |
Lao động lớn tuổi mất việc làm khó xin việc mới. Ảnh: NAM DƯƠNG |
Sống nhờ trợ cấp thất nghiệp
Chiều cuối tuần nhưng Trung tâm Dịch vụ Việc làm thuộc Sở LĐTBXH TP.HCM, nơi đăng ký thất nghiệp, vẫn khá nhộn nhịp. Gần 50 người đang ngồi chờ đến lượt.
Anh Thanh, đã 57 tuổi, từng làm quản lý dự án cho một Công ty bất động sản ở quận 1, lương khoảng 50 triệu đồng/tháng. Mấy tháng gần đây, Công ty ít việc dần đã phải cho hàng chục nhân viên nghỉ việc. Đầu tháng 10 vừa qua, đến bộ phận hơn chục người do anh Thanh quản lý cũng phải chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ).
“Từ khi Công ty ít việc, tôi đã chủ động tìm việc khác. Tôi đã lên mạng đăng ký tìm việc nhiều nơi nhưng vẫn chưa được, phần vì hiện nay các doanh nghiệp bất động sản đều khó khăn, phần mình đã lớn tuổi nên tìm việc sẽ khó hơn các bạn trẻ. May tôi còn được trợ cấp thất nghiệp hơn 14 triệu đồng/tháng, tuy thấp hơn nhiều so với thu nhập khi đi làm nhưng cũng còn khá hơn so với nhiều người chỉ được vài ba triệu đồng/tháng” - anh Thanh chia sẻ.
Tương tự, anh Huỳnh Công Xuân, nhân viên một doanh nghiệp chuyên về xây dựng ở quận Bình Thạnh, năm nay 58 tuổi, cũng mới phải chấm dứt HĐLĐ do Công ty ít việc. Anh Xuân cho biết, trước đây đã nhận BHXH một lần, nên thời gian đã tham gia BHXH của anh hiện chỉ có 14 năm, nếu muốn đủ điều kiện nhận lương hưu hằng tháng thì phải đóng thêm BHXH tự nguyện cho đủ ít nhất 20 năm và chờ thêm vài năm nữa mới được nhận lương hưu hằng tháng.
“Tôi đang cân nhắc, nếu xin được việc thì sẽ đi làm, đóng thêm BHXH ít năm nữa, rồi sau này có lương hưu dù là ít, nhưng thực sự giờ xin việc khó quá, trong lúc mình đã lớn tuổi. Còn nếu không xin được việc, có khi tôi phải nhận BHXH một lần, chứ đã không có việc thì tiền đâu ra sinh sống lại còn đóng thêm BHXH tự nguyện. Còn trước mắt sẽ sống nhờ trợ cấp thất nghiệp” - anh Xuân nói.
10 tháng, gần 128.650 người đăng ký thất nghiệp
Câu chuyện của anh Thanh, anh Xuân chỉ là những ví dụ điển hình về sự lo lắng của người lao động (NLĐ) lớn tuổi bị mất việc do doanh nghiệp ít đơn hàng, không có việc làm.
Ông Võ Văn Hùng - Chủ tịch Công đoàn Công ty Hansae Việt Nam, một doanh nghiệp trước đây từng có đến 7.000 lao động ở huyện Củ Chi, TP. HCM - cho biết, sau dịch COVID-19 và từ khi xảy ra xung đột Nga - Ukraina đã tác động lớn đến nhân sự của Công ty. Ông Hùng kể, sau dịch COVID-19, công nhân của Công ty đã nghỉ việc nhiều, chỉ còn khoảng 4.800 lao động. Từ đầu năm 2022 đến nay, có khoảng 2.000 công nhân nghỉ việc, phần vì chuyển đi làm việc khác, phần để nhận BHXH một lần và trong số này có khoảng 1.000 người nghỉ việc theo chính sách hỗ trợ của Công ty.
Ông Hùng cho biết thêm, thời điểm này mọi năm đã rõ đơn hàng cho hết quý I năm sau, nhưng năm nay vẫn chưa thấy gì. Do ít việc, Công ty có chính sách hỗ trợ NLĐ tự nguyện xin nghỉ việc, người làm cho Công ty từ 12 năm trở lên trợ cấp 3 tháng lương, từ 10-12 năm được 2 tháng lương, dưới 10 năm được 1 tháng lương, nên nhiều NLĐ xin nghỉ để được hưởng hỗ trợ này. “Những NLĐ lớn tuổi mà không có tay nghề chắc sẽ khó đi xin việc ở nơi khác vì đa phần các doanh nghiệp ngành dệt may, da giày, chế biến gỗ cũng đang gặp rất nhiều khó khăn do không có đơn hàng” - ông Hùng nhận định.
Một cán bộ Sở LĐTBXH TP. HCM cho biết, trong tháng 10.2022, có 11.114 người đăng ký thất nghiệp và tổng cộng 10 tháng đầu năm có gần 128.650 người đăng ký thất nghiệp. Đến nay, Sở LĐTBXH TP. HCM đã có quyết định cho gần 125.000 người hưởng trợ cấp thất nghiệp. Số lượng này tuy tăng khoảng 27% so với cùng kỳ năm 2021, nhưng so với trung bình nhiều năm trước thì tương đương. Từ nay đến cuối năm chỉ có những NLĐ bị chấm dứt HĐLĐ do doanh nghiệp ít đơn hàng phải cắt giảm lao động mới đăng ký thất nghiệp, chứ NLĐ sẽ ít chủ động xin nghỉ việc vì còn chờ nhận lương, thưởng Tết và dịp cuối năm cũng khó xin được việc. Do đó dự kiến tình hình đăng ký thất nghiệp cũng sẽ không tăng nhiều.
![]() Bị mất việc làm là điều không mong muốn đối với người lao động (NLĐ), nhất là vào dịp cuối năm. Tuy nhiên, khi bị ... |
![]() Hàng ngàn công nhân ở các tỉnh An Giang, Long An... đang rất lo lắng vì bị mất việc làm, giãn việc dưới nhiều hình ... |
![]() Để giúp công nhân bị mất việc nhanh chóng tìm được việc làm mới, sớm ổn định cuộc sống, Cục Việc làm (Bộ Lao động ... |
![]() Đây là chương trình phi lợi nhuận, người lao động không phải nộp các khoản chi phí khi tham gia chương trình, được phía Đức ... |
Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay
Tin tức khác
