Công đoàn

LĐLĐ TP. Đà Nẵng: Bàn giao nhà lưu trú hơn 1,4 tỉ đồng cho giáo viên miền núi

Phan Nguyên
Tác giả: Phan Nguyên
Sau 4 tháng khởi công xây dựng, công trình nhà lưu trú cho giáo viên tại xã Hòa Bắc (TP. Đà Nẵng) đã hoàn thành, với tổng mức đầu tư là 1,420 tỉ đồng. Đây là công trình được vận động từ nguồn đóng góp của các cán bộ, đoàn viên công đoàn, người lao động trên toàn thành phố.
Đà Nẵng: Công đoàn thăm hỏi, động viên 2 nữ nhân viên gác chắn tàu bị hành hung Đà Nẵng từ "thành phố buồn" trở thành điểm đến toàn cầu Đà Nẵng: Sôi nổi Ngày hội “Nữ đoàn viên công đoàn giỏi” năm 2023
Đà Nẵng: Bàn giao nhà lưu trú hơn 1,4 tỷ đồng cho giáo viên miền núi
Lãnh đạo LĐLĐ TP. Đà Nẵng bàn giao công trình nhà lưu trú cho Phòng Giáo dục huyện Hòa Vang. Ảnh: PHAN NGUYÊN

Chiều ngày 6/3, LĐLĐ TP. Đà Nẵng phối hợp UBND huyện Hòa Vang tổ chức bàn giao công trình nhà lưu trú dành cho giáo viên xã Hòa Bắc.

Tham dự buổi bàn giao có đồng chí Nguyễn Duy Minh, Chủ tịch LĐLĐ TP. Đà Nẵng; đồng chí Ngô Minh Lệ, Trưởng ban Dân vận Huyện ủy Hòa Vang; đồng chí Lê Văn Hoàng, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo Hòa Vang; đồng chí Nguyễn Ngưng, Phó Bí thư Đảng ủy xã Hòa Bắc.

Đà Nẵng: Bàn giao nhà lưu trú hơn 1,4 tỷ đồng cho giáo viên miền núi
Các đại biểu tham dự buổi bàn giao. Ảnh: PHAN NGUYÊN

Đồng chí Nguyễn Duy Minh, Chủ tịch LĐLĐ TP. Đà Nẵng cho biết, việc cải tạo, sửa chữa công trình nhà lưu trú cho giáo viên tại xã Hòa Bắc xuất phát từ đề xuất trong một hội nghị tổng kết của LĐLĐ huyện Hòa Vang. Qua khảo sát, LĐLĐ TP. Đà Nẵng thấy nguyện vọng của các thầy cô giáo là rất chính đáng.

Để giúp cho giáo viên đang công tác tại xã Hòa Bắc tiếp tục cống hiến và hoàn thành nhiệm vụ được giao, LĐLĐ TP. Đà Nẵng đã thống nhất kêu gọi hỗ trợ kinh phí, cải tạo sửa chữa nhà nội trú cho giáo viên ở xã Hòa Bắc.

“Công trình được vận động từ nguồn đóng góp của các cán bộ, đoàn viên công đoàn, người lao động toàn thành phố, nhằm chia sẻ khó khăn và động viên tinh thần đến các thầy cô, đang công tác tại địa bàn xa trung tâm thành phố. Qua đó, tiếp thêm động lực để công đoàn tiếp tục nỗ lực phấn đấu vì đoàn viên, người lao động”, đồng chí Minh nói.

Đà Nẵng: Bàn giao nhà lưu trú hơn 1,4 tỷ đồng cho giáo viên miền núi
Đồng chí Nguyễn Duy Minh, Chủ tịch LĐLĐ TP. Đà Nẵng cho biết, công trình được vận động từ nguồn đóng góp của các cán bộ, đoàn viên công đoàn, người lao động toàn thành phố. Ảnh: PHAN NGUYÊN

Bàn giao công trình cho phòng giáo dục huyện Hòa Vang, lãnh đạo LĐLĐ TP. Đà Nẵng mong muốn các thầy cô quản lý, sử dụng hiệu quả và đúng yêu cầu.

Công trình nhà lưu trú dành cho giáo viên xã Hòa Bắc được đặt tại thôn Phò Nam, với các hạng mục gồm: 4 phòng ở với hệ thống bếp, nhà vệ sinh trong và nhà để xe; tường rào, cổng ngõ, bê tông nền. Tổng diện tích công trình rộng 500m2. Nhà lưu trú sẽ dành cho các giáo viên ở xa, đang công tác tại các trường học trên địa bàn xã.

Đà Nẵng: Bàn giao nhà lưu trú hơn 1,4 tỷ đồng cho giáo viên miền núi
Công trình với tổng mức đầu tư là 1,420 tỷ đồng. Ảnh: PHAN NGUYÊN.

Gắn bó với xã có điều kiện khó khăn nhất TP. Đà Nẵng đã được 4 năm, chị Nguyễn Thị Như Ngọc (quê Quảng Bình, hiện đang là giáo viên Trường Tiểu học xã Hòa Bắc) vui mừng chia sẻ, những ngày đầu chuyển công tác đến Hòa Bắc, chị phải ở trọ tại thôn Nam Mỹ. Những năm qua, do đường sá xa xôi nên việc đi lại rất khó khăn.

"Bây giờ, được chuyển về nhà nội trú khang trang ngay tại trung tâm xã Hòa Bắc, tôi cảm thấy rất vui. Cảm ơn sự quan tâm của tổ chức Công đoàn, chính quyền địa phương đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để những giáo viên xa quê như chúng tôi đến đây công tác, an tâm về nơi ở. Đây là động lực cho thầy cô giáo tiếp tục gắn bó với xã, trong hành trình “gieo chữ” cho các em thơ”, chị Như Ngọc bày tỏ.

Đà Nẵng: Bàn giao nhà lưu trú hơn 1,4 tỷ đồng cho giáo viên miền núi
Nhà nội trú trước khi được sửa chữa, cải tạo. Ảnh: HỮU GIANG.

Đồng chí Lê Văn Hoàng, Trưởng phòng Giáo dục và Đào Tạo huyện Hòa Vang chia sẻ, do đặc thù về vị trí địa lý, địa hình đồi núi và xa trung tâm nên việc đi lại công tác ở xã Hoà Bắc khó khăn. Giáo viên làm việc tại đây đa số là ở địa phương khác đến giảng dạy, nên tình hình về đội ngũ thường xuyên có sự biến động. Nhà nội trú sửa chữa, cải tạo khang trang và được đưa vào sử dụng là điều kiện tốt để giáo viên yên tâm công tác.

Được biết, nhà lưu trú cho giáo viên tại xã Hòa Bắc được hoàn thành trong 4 tháng, với tổng mức đầu tư là 1,420 tỉ đồng. Trong đó, LĐLĐ TP. Đà Nẵng hỗ trợ 990 triệu đồng, UBND huyện Hòa Vang đối ứng 400 triệu đồng nhằm nâng cấp các hạng mục sân nền, tường rào cổng ngõ và Công đoàn ngành Giáo dục thành phố hỗ trợ hơn 30 triệu đồng để mua sắm giường, bàn ghế, trang thiết bị.

Đà Nẵng: Công đoàn thăm hỏi, động viên 2 nữ nhân viên gác chắn tàu bị hành hung Đà Nẵng: Công đoàn thăm hỏi, động viên 2 nữ nhân viên gác chắn tàu bị hành hung

Ngay sau nhận được thông tin 2 nữ nhân viên gác chắn tàu bị hành hung khi đang làm việc, Công đoàn Đường sắt Đà ...

Đà Nẵng từ Đà Nẵng từ "thành phố buồn" trở thành điểm đến toàn cầu

Sau hơn một thập kỷ, Đà Nẵng đã khoác lên mình một diện mạo mới mẻ với sự xuất hiện của loạt điểm đến quy ...

Đà Nẵng: Sôi nổi Ngày hội “Nữ đoàn viên công đoàn giỏi” năm 2023 Đà Nẵng: Sôi nổi Ngày hội “Nữ đoàn viên công đoàn giỏi” năm 2023

Thông qua Ngày hội “Nữ đoàn viên công đoàn giỏi” năm 2023, các nữ đoàn viên công đoàn đã thể hiện được tài năng, sự ...

Tin mới hơn

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Có một mái nhà chung đầy yêu thương - Công đoàn Trường THCS Ngô Sĩ Liên (thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu). Có thể nói, nó không chỉ là một tổ chức đại diện cho quyền lợi của giáo viên mà còn là mái nhà chung đầy ắp yêu thương, nơi mỗi thành viên đều cảm thấy được quan tâm, chia sẻ và đồng hành trong công việc lẫn cuộc sống.
Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận

Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận

Nếu doanh nghiệp là “tế bào” của nền kinh tế, thì người lao động chính là “linh hồn” tạo nên sức sống cho “tế bào” đó. Công đoàn với vai trò “người đồng hành” chính là “mạch máu” dẫn truyền sự nhân văn và trách nhiệm trong “guồng máy” vận hành theo logic của lợi nhuận.

Tin tức khác

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Trong 3 tháng đầu năm 2025, Công đoàn các Khu Công nghiệp (KCN) tỉnh Ninh Thuận đã hoàn thành đến 92% chỉ tiêu phát triển đoàn viên mà Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Ninh Thuận giao cho cả năm. Đây là một kết quả không chỉ mang lại niềm vui, sự phấn khởi cho cán bộ Công đoàn và đoàn viên tỉnh Ninh Thuận mà còn lan tỏa tinh thần tích cực, bài học kinh nghiệm quý báu cho các cấp công đoàn trong cả nước.
Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Một công đoàn mạnh, hoạt động thực chất chính là “chứng chỉ” niềm tin, một tấm “hộ chiếu nhân văn” để doanh nghiệp bước vững chắc ra thế giới.
Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân đang ngày càng thể hiện được vai trò “một động lực quan trọng của nền kinh tế” như tinh thần Đại hội Đảng lần thứ XII xác định. Tầm quan trọng và hiệu quả của kinh tế tư nhân từ thực tế 40 năm đổi mới của đất nước một lần nữa cho thấy thành phần kinh tế này đang được định vị lại, có một vị trí xứng đáng.
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân

Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhân đã và đang khẳng định vai trò trụ cột trong nền kinh tế Việt Nam hiện đại. Tuy nhiên, để “đòn bẩy” này thực sự phát huy hết tiềm năng, điều kiện tiên quyết không nằm ở vốn, công nghệ hay chính sách ưu đãi, mà ở chỗ sâu xa hơn: "Xây dựng một mối quan hệ lao động hài hòa, văn minh và hiện đại – nơi người lao động được bảo vệ, doanh nghiệp được tôn trọng và tổ chức công đoàn thực sự là đối tác phát triển".
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.
Xem thêm