![]() |
Người lao động tại một cơ sở sản xuất gạch ở xã Long Giang. |
Nguy hại từ các lò gạch truyền thống
Theo ông Dương Ngọc Thạch, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất gạch Phước Đức, gia đình ông có truyền thống làm gạch đã 3 thế hệ. Sản xuất theo kiểu truyền thống, NLĐ rất dễ nhiễm các bệnh về đường hô hấp, các bệnh mạn tính như xương khớp, mắt, tai, mũi, họng. “Nguy cơ khói bụi từ các lò đốt gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người dân xung quanh và ngay cả một số loại cây trồng lấy quả cũng bị nhiễm khói bụi từ lò gạch cũng không thể phát triển được”, ông Thạch nói.
Là người trực tiếp làm phu gạch gần 20 năm, bà Nguyễn Thị Thu, xã Long Giang cho hay: “Hậu quả từ nhiễm khói độc của lò gạch nên tôi hiện đang mắc nhiều bệnh viêm phổi, mờ mắt, ù tai... Bởi vậy, tôi cố gắng làm đến năm 2008 thì phải nghỉ vì sức khỏe không cho phép”.
![]() |
Sản xuất theo kiểu truyền thống, người lao động rất dễ nhiễm các bệnh về đường hô hấp, các bệnh mạn tính như xương khớp, mắt, tai, mũi, họng. Nguồn: baotainguyenmoitruong.vn |
Đến nay, trong số hơn 600 lò gạch ở Chợ Mới (An Giang) sản xuất theo phương pháp truyền thống, đã có nhiều chủ lò tìm cách chuyển đổi công nghệ để hạn chế tác động tiêu cực tới môi trường.
Năm 2010, chính quyền huyện Chợ Mới vận động các chủ cơ sở chế biến gạch ngói trên địa bàn thống nhất chuyển đổi phương thức sản xuất từ truyền thống sang phương pháp Hoffman của Đức, đây là kiểu lò theo công nghệ nung liên tục với buồng đốt di động, đốt cửa hông, nguyên liệu đốt chủ yếu là vỏ trấu và tiết kiệm được 50% so với phương pháp truyền thống.
Tính ưu việt từ phương pháp nung này là hao tốn ít nhiên liệu và sử dụng hiệu quả cao nguồn nhiệt do đốt liên tục và tuần hoàn, nên giảm đến 70% lượng khí ô nhiễm thải ra môi trường. Bên cạnh đó, ống khói của lò được thiết kế cao từ 15 đến 22 mét, được các quạt có công suất lớn đẩy khói khi đốt lò liên tục nên lượng khói phát tán nhanh ra bên ngoài.
![]() |
Nguy cơ khói bụi từ các lò đốt gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người dân, ngay cả một số loại cây trồng lấy quả cũng bị nhiễm khói bụi từ lò gạch cũng không thể phát triển được. Nguồn: baotainguyenmoitruong.vn |
Lợi ích thấy rõ
Ông Võ Tấn Đức, công nhân Cơ sở Gạch Phước Đức, xã Mỹ Hội Đông phấn khởi cho biết: “Với phương pháp mới này, thời gian nung rút ngắn từ 15 ngày xuống còn 3 ngày so với phương pháp cũ. Trong khi đó, sản lượng tăng 8 - 10 lần, sản phẩm gạch có màu sắc đẹp, độ bền tăng, đặc biệt là không gây ô nhiễm môi trường và đảm bảo tốt sức khỏe NLĐ”.
Vẫn theo ông Đức, công nhân làm việc ở các lò gạch, thu nhập mỗi tháng từ 6 - 9 triệu đồng tùy thuộc công việc, năng lực, được tham gia đóng BHYT, bảo hiểm TNLĐ và các quyền lợi theo đúng quy định của nhà nước. “Với phương pháp mới này, ATVSLĐ được đảm bảo hơn, giúp NLĐ yên tâm sản xuất bởi môi trường làm việc thông thoáng, ít khói bụi và hiệu quả công việc cao hơn”, ông Đức nói.
Lợi ích từ việc sản xuất gạch theo phương thức mới góp phần giảm khói bụi từ 70 - 80% so với trước nên đã không còn là nỗi lo của nhiều cư dân sinh sống xung quanh, không ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển cây trồng ăn trái. Thu nhập của NLĐ được nâng lên, đời sống ổn định, giảm thiểu mắc các bệnh nghề nghiệp do ô nhiễm từ lò gạch truyền thống.
Theo chia sẻ của ông Thạch, từ khi chuyển đổi sang phương thức sản xuất mới, mỗi ngày cơ sở của ông cung ứng ra thị trường khoảng 700.000 viên gạch ống loại 1,2,3. Với giá bán từ 700 đến 750 đồng/viên (tùy loại), sau khi trừ hết chi phí nhân công, nhiên liệu… cơ sở lãi trên 10 triệu đồng/ngày.
![]() |
Sản phẩm gạch được sản xuất theo phương pháp Hoffman của Đức tại xã Long Giang. Ảnh: TL |
Tiến tới quy hoạch tập trung
Mặc dù hiện nay đã có trên 80% các chủ cơ sở lò gạch đã chuyển đổi công nghệ sản xuất nhưng vẫn còn tới 20% sản xuất theo phương thức cũ, chưa kể những lò gạch “tự phát” không đăng ký kinh doanh. Nguyên nhân do các chủ lò gạch này không đủ kinh phí để chuyển đổi cơ sở, máy móc, trang thiết bị.
Để kịp thời giải quyết thực trạng, lãnh đạo huyện Chợ Mới đã có nhiều giải pháp hỗ trợ như mở rộng nguồn vốn vay ưu đãi để chuyển đổi qui trình sản xuất; phân công cán bộ giám sát chặt chẽ kiên quyết không để xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường từ các lò gạch; không để xảy ra tình trạng xây và hoạt động “chui”; tổ chức kiểm tra thường xuyên sức khỏe cho NLĐ, đo ô nhiễm không khí xung quanh các cơ sở; đề nghị các chủ lò gạch mua BHYT, bảo hiểm TNLĐ cho NLĐ.
Thời gian tới, huyện sẽ xây dựng phương án qui hoạch tập trung các cơ sở sản xuất để bảo vệ môi trường, sức khỏe NLĐ. Điều này sẽ góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, phát triển kinh tế - xã hội của huyện nói riêng và của tỉnh An Giang nói chung.
![]() |
Một cơ sở sản xuất gạch tại xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới. Ảnh: TL |
![]() Bộ Y tế đặt mục tiêu tối thiểu 50% người từ 18 tuổi trở lên được tiêm phòng vaccine COVID-19 trong năm 2021 và mở ... |
![]() Người sơn móng tay, anh “bụi đời”, anh béo… lần lượt là các đối tượng bị cho là “không xứng đáng” nhận cơm từ thiện ... |
![]() Trên mạng xã hội có chia sẻ hình ảnh và video ghi lại cảnh công nhân xô cổng chạy ra ngoài vì sợ xét nghiệm ... |
Tin mới hơn

Nhà xưởng cháy lớn, công nhân phải nghỉ việc được hỗ trợ thế nào?

Những hình ảnh ấn tượng tại Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí

Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi - hình thức tuyên truyền thiết thực của Công đoàn
Tin tức khác

"Cuộc thi trực tuyến giúp tôi nhận ra nơi làm việc là ngôi nhà thứ hai"

Đánh giá cao cuộc thi tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động
Siết chặt quản lý quan trắc môi trường tại cơ sở lao động

Công nhân Công ty CP Phân lân Ninh Bình tử vong khi sửa máy: Cần nâng cao ý thức an toàn lao động

Cán bộ công đoàn phải nắm vững quy định về an toàn vệ sinh lao động
