Công đoàn
Công đoàn đồng hành với sự phát triển của thành phố:

Kỳ 2: Những việc làm vì đoàn viên của Công đoàn Đà Nẵng

NGỌC PHÚ (Báo Đà Nẵng)
Trong thời đại hội nhập thế giới và khu vực, đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã mở ra nhiều cơ hội và thách thức cho tổ chức Công đoàn. Điều này đòi hỏi tổ chức Công đoàn phải có những hoạt động thực sự vì người lao động (NLĐ) để khẳng định vị thế và thu hút công nhân lao động.
Kỳ 2: Những việc làm vì đoàn viên của Công đoàn Đà Nẵng
Cán bộ Công đoàn thành phố (bìa phải) dự phiên toà xét xử vụ án lao động tranh chấp tiền lương và Bảo hiểm xã hội (BHXH) đối với Công ty TNHH MTV TBO Vina được công nhân lao động uỷ quyền đại diện. Ảnh: Báo Đà Nẵng

Xem lại bài: Công đoàn đồng hành với sự phát triển của thành phố: Kỳ 1 - Điểm sáng về chính sách cho người lao động

“Bào chữa” giúp công nhân thắng kiện

Điều 10 Luật Công đoàn 2012 quy định “Công đoàn có trách nhiệm đại diện cho NLĐ khởi kiện tại tòa án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ bị xâm phạm và được NLĐ ủy quyền”. Trong khi đó tại Điều 10 Nghị định số 43/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 quy định, Công đoàn có quyền đại diện cho tập thể NLĐ khởi kiện tại tòa án khi quyền lợi bị xâm phạm.

Đặc biệt, Tổng LĐLĐ Việt Nam có hướng dẫn cụ thể tại văn bản số 995/HD-TLĐ ngày 30/6/2016 “Hướng dẫn Công đoàn khởi kiện, tham gia tố tụng dân sự giải quyết tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể”. Với những quy định cụ thể của pháp luật, cán bộ công đoàn chính là chỗ dựa vững chắc cho NLĐ khi xảy ra tranh chấp lao động và bởi thế công đoàn chính là nơi NLĐ tìm đến mỗi khi quyền lợi bị xâm phạm.

Là người công tác lâu năm trong công đoàn, một thời gian dài phụ trách Công đoàn Khu công nghệ cao và các Khu công nghiệp (KCN), đồng chí Đinh Thị Thanh Hà, Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố vẫn nhớ như in cách đây gần 8 năm có 5 công nhân của Công ty Cổ phần K.C.N.&.H.C Đà Nẵng đề nghị LĐLĐ thành phố hỗ trợ vì Công ty không giải quyết các chế độ theo đúng quy định khi nộp đơn xin chấm dứt hợp đồng lao động.

Được sự ủy quyền của NLĐ, LĐLĐ thành phố đã khởi kiện doanh nghiệp tại tòa án. Để giúp công nhân lấy lại sự công bằng, trực tiếp cán bộ Ban Chính sách - Pháp luật LĐLĐ thành phố đã nghiên cứu, vận dụng tất cả các luật, quy định để đưa ra những luận cứ sắc bén, qua đó Tòa án Nhân dân quận Liên Chiểu kết luận Công ty cổ phần K.C.N.&.H.C Đà Nẵng phải chi trả trợ cấp thôi việc, hoàn thành thủ tục xác nhận và trả sổ BHXH cho NLĐ.

“Đây là lần đầu tiên cán bộ LĐLĐ thành phố làm “luật sư”, giúp công nhân thắng kiện. Sự kiện là một tiếng vang lớn, khẳng định uy tín của tổ chức Công đoàn, nhất là trong thời đại hội nhập sâu rộng, được Trung ương, thành phố đánh giá cao, NLĐ tin tưởng”, đồng chí Đinh Thị Thanh Hà chia sẻ.

Kỳ 2: Những việc làm vì đoàn viên của Công đoàn Đà Nẵng
Quan tâm, hỗ trợ NLĐ là một trong những hoạt động thường xuyên của Công đoàn thành phố Đà Nẵng (trong ảnh: Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Đinh Thị Thanh Hà (thứ 2 bên phải sang) thăm, tặng quà cho một gia đình công nhân có con bị bệnh hiểm nghèo.

Năm 2016, có 19 công nhân lao động (CNLĐ) tại Công ty Cổ phần xây dựng C.T.G.T Đà Nẵng đã ủy quyền cho LĐLĐ thành phố khởi kiện Công ty vì đã “giữ” tiền BHXH, trợ cấp thôi việc của NLĐ. Vốn là những công nhân gắn bó lâu năm với Công ty, tuy nhiên, trong một thời gian dài, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của họ như khám sức khỏe định kỳ, bảo hộ lao động, thi nâng bậc đều bị người sử dụng lao động ngó lơ.

Đặc biệt, dù hằng tháng bị trừ tiền BHXH theo lương nhưng từ năm 2012, Công ty không đóng BHXH. Tìm đến LĐLĐ thành phố Đà Nẵng chính là tìm “cứu cánh” để đòi lại quyền lợi chính đáng của mình, 19 CNLĐ đặt tất cả niềm hy vọng, niềm tin vào tổ chức Công đoàn. Sau nhiều lần hòa giải không thành, vụ việc được đưa ra tòa phân giải. Và với những lập luận đanh thép, những bằng chứng xác thực từ phía “luật sư” là cán bộ công đoàn thành phố, Tòa án Nhân dân quận Cẩm Lệ đã ra phán quyết buộc Công ty Cổ phần xây dựng C.T.G.T Đà Nẵng phải chi trả các khoản trợ cấp thôi việc cho 19 NLĐ, thực hiện chi trả BHXH, ra quyết định thôi việc để cơ quan BHXH chốt sổ BHXH cho NLĐ, chi trả trợ cấp thất nghiệp theo quy định của pháp luật.

Cuối năm 2019, Công đoàn thành phố tiếp tục được 196 công nhân Công ty TNHH MTV TBO Vina ủy quyền khởi kiện chính Công ty này về việc nợ BHXH. Đồng chí Lê Thị Ngọc Oanh, Phó Chủ tịch Công đoàn KCNC và các KCN Đà Nẵng – người trực tiếp đại diện cho NLĐ tại tòa cho biết, để thực hiện vụ án này và bảo vệ quyền lợi cho các công nhân, tạo niềm tin của NLĐ vào tổ chức Công đoàn, cán bộ làm nhiệm vụ phải mất nhiều thời gian để nghiên cứu hồ sơ, vận dụng các quy định của luật để “bào chữa” trước tòa.

Sau khi đưa ra xét xử, Toà án Nhân dân quận Liên Chiểu đã tuyên chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, buộc Công ty phải trả tiền lương cộng với các khoản phụ cấp còn nợ cho NLĐ nếu họ làm đủ ngày công theo thực tế. Hội đồng xét xử còn yêu cầu Công ty phải chuyển trả tiền nợ BHXH của NLĐ vào quỹ BHXH để NLĐ có thể cập nhật quá trình tham gia BHXH. Tổng số tiền mà doanh nghiệp phải trả sau phiên tòa là 6 tỉ đồng.

“Trong việc giải quyết tranh chấp lao động thì không ai muốn đưa nhau ra tòa. Công đoàn cũng hết sức quan tâm đến việc giữ gìn môi trường kinh doanh đầu tư cho thành phố, giữ vững quan hệ lao động hài hòa, tiến bộ, vì lợi ích của đôi bên, lấy đối thoại, thương lượng là giải pháp hàng đầu để giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, khi quyền lợi của NLĐ bị xâm hại, không thể tìm được tiếng nói chung với doanh nghiệp nữa thì trách nhiệm của công đoàn là phải sát cánh cùng đoàn viên để đòi quyền lợi. Cán bộ công đoàn luôn sẵn sàng trở thành luật sư vì NLĐ”, đồng chí Lê Thị Ngọc Oanh nhấn mạnh.

Kỳ 2: Những việc làm vì đoàn viên của Công đoàn Đà Nẵng
Đồng chí Nguyễn Duy Minh, Chủ tịch LĐLĐ thành phố tặng quà cho công nhân môi trường dịp Tết Nhâm Dần 2022.

Bản thỏa ước lao động thập thể nhóm ngành đầu tiên

Năm 2016, LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Hiệp hội Du lịch thành phố Đà Nẵng đã đặt bút ký kết bản thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) nhóm doanh nghiệp du lịch và dịch vụ. Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ thành phố Hoàng Hữu Nghị cho biết đây là bản thỏa ước nhóm doanh nghiệp du lịch và dịch vụ đầu tiên tại Việt Nam và Đà Nẵng là địa phương tiên phong trong nhóm 5 địa phương thí điểm về thương lượng tập thể nhóm doanh nghiệp do Tổng LĐLĐ Việt Nam, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo (gồm Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Bình Dương).

Hoạt động này được triển khai từ năm 2014, sau khi nhận được chỉ đạo của Tổng LĐLĐ Việt Nam, LĐLĐ thành phố Đà Nẵng đã bắt tay vào nghiên cứu, xây dựng kế hoạch thực hiện và chọn ngành Du lịch, dịch vụ - một ngành kinh tế mũi nhọn trong định hướng phát triển kinh tế, xã hội của thành phố Đà Nẵng để triển khai thực hiện.

Theo đồng chí Hoàng Hữu Nghị, bản TƯLĐTT đáp ứng rất nhiều vấn đề cho NLĐ, như bảo đảm việc làm đến tiền lương, tiền thưởng, các chế độ khó khăn, lễ, Tết… Đặc biệt, đối với tiền lương, mức lương tối thiểu trả cho NLĐ (chưa qua đào tạo) cao hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định hằng năm ít nhất 3,3%; mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự đào tạo nghề) cao hơn mức lương tối thiểu ít nhất là 7%; NLĐ trong thời gian thử việc được hưởng ít nhất bằng 90% tiền lương của công việc đó. Chế độ phụ cấp bữa ăn ca hỗ trợ hằng tháng cho NLĐ cũng đặc biệt được quan tâm khi quy định mức tối thiểu là từ 20.000 đồng/bữa.

Tham gia TƯLĐTT, chủ sử dụng lao động có về cho mình sự yên tâm tập trung vào hoạt động sản xuất kinh doanh. “Mục tiêu chúng tôi đặt ra là nhiều doanh nghiệp tham gia bản TƯLĐTT nhóm, để quyền, lợi ích NLĐ và người sử dụng lao động được bảo đảm, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch và dịch vụ ngày càng ổn định, tăng trưởng, qua đó, quảng bá hình ảnh du lịch của thành phố - nơi không chỉ có cơ sở hạ tầng du lịch khang trang mà còn có những chính sách ưu đãi tốt cho NLĐ, góp phần đưa ngành Du lịch thành phố ngày càng phát triển”, đồng chí Hoàng Hữu Nghị nhấn mạnh tôn chỉ, mục đích lúc ban đầu đặt bút ký TƯLĐTT nhóm ngành Du lịch, dịch vụ.

Với những kết quả đạt được từ bản thỏa ước đầu tiên vào năm 2016, các cấp Công đoàn vận động doanh nghiệp tiếp tục ký TƯLĐTT, đến nay có gần 20 đơn vị tham gia thỏa ước nhóm.

Mời bạn tiếp tục đón đọc bài: Công đoàn đồng hành với sự phát triển của thành phố: Kỳ 3 - Sát cánh cùng thành phố đẩy lùi đại dịch

Kỳ 2: Những việc làm vì đoàn viên của Công đoàn Đà Nẵng
LĐLĐ TP Đà Nẵng tổ chức đoàn báo chí đi thực tế viết về tấm gương người tốt, việc tốt LĐLĐ TP Đà Nẵng tổ chức đoàn báo chí đi thực tế viết về tấm gương người tốt, việc tốt

Ngày 11/6, LĐLĐ TP Đà Nẵng đã tổ chức đoàn báo chí đi thực tế viết bài cho Cuộc thi viết về mô hình, tấm ...

Điểm sáng về chính sách cho người lao động Điểm sáng về chính sách cho người lao động

Nhắc đến Đà Nẵng là nhắc đến những chủ trương, chính sách mang tính nhân văn, đột phá, đi đầu trong cả nước, luôn đặt ...

Tin mới hơn

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Có một mái nhà chung đầy yêu thương - Công đoàn Trường THCS Ngô Sĩ Liên (thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu). Có thể nói, nó không chỉ là một tổ chức đại diện cho quyền lợi của giáo viên mà còn là mái nhà chung đầy ắp yêu thương, nơi mỗi thành viên đều cảm thấy được quan tâm, chia sẻ và đồng hành trong công việc lẫn cuộc sống.
Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận

Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận

Nếu doanh nghiệp là “tế bào” của nền kinh tế, thì người lao động chính là “linh hồn” tạo nên sức sống cho “tế bào” đó. Công đoàn với vai trò “người đồng hành” chính là “mạch máu” dẫn truyền sự nhân văn và trách nhiệm trong “guồng máy” vận hành theo logic của lợi nhuận.

Tin tức khác

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Trong 3 tháng đầu năm 2025, Công đoàn các Khu Công nghiệp (KCN) tỉnh Ninh Thuận đã hoàn thành đến 92% chỉ tiêu phát triển đoàn viên mà Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Ninh Thuận giao cho cả năm. Đây là một kết quả không chỉ mang lại niềm vui, sự phấn khởi cho cán bộ Công đoàn và đoàn viên tỉnh Ninh Thuận mà còn lan tỏa tinh thần tích cực, bài học kinh nghiệm quý báu cho các cấp công đoàn trong cả nước.
Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Một công đoàn mạnh, hoạt động thực chất chính là “chứng chỉ” niềm tin, một tấm “hộ chiếu nhân văn” để doanh nghiệp bước vững chắc ra thế giới.
Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân đang ngày càng thể hiện được vai trò “một động lực quan trọng của nền kinh tế” như tinh thần Đại hội Đảng lần thứ XII xác định. Tầm quan trọng và hiệu quả của kinh tế tư nhân từ thực tế 40 năm đổi mới của đất nước một lần nữa cho thấy thành phần kinh tế này đang được định vị lại, có một vị trí xứng đáng.
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân

Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhân đã và đang khẳng định vai trò trụ cột trong nền kinh tế Việt Nam hiện đại. Tuy nhiên, để “đòn bẩy” này thực sự phát huy hết tiềm năng, điều kiện tiên quyết không nằm ở vốn, công nghệ hay chính sách ưu đãi, mà ở chỗ sâu xa hơn: "Xây dựng một mối quan hệ lao động hài hòa, văn minh và hiện đại – nơi người lao động được bảo vệ, doanh nghiệp được tôn trọng và tổ chức công đoàn thực sự là đối tác phát triển".
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.
Xem thêm