Việc làm - tuyển dụng

Kinh nghiệm của một số quốc gia về chiến lược nhân lực hướng tới cuộc CMCN 4.0

PGS.TS. NGUYỄN AN NINH, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Trên thực tế, những nước công nghiệp hóa hàng đầu hay các nước phát triển như nhóm G7, G20 đã cho thấy rõ họ sự chủ động và tích cực trong công cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) như thế nào. Kinh nghiệm của CMCN 3.0 giai đoạn sau (3 thập niên cuối của thế kỷ XX) đã gợi ý rằng, muốn chủ động trong các “làn sóng” CMCN, thì chính sách về phát triển nhân lực phải được quan tâm hàng đầu và cần có tư duy chiến lược mới về vấn đề này.

Chiến lược nhân lực hướng tới CMCN 4.0

Những nước hiện nay sớm đi vào CMCN 4.0, không chỉ là những nước phát triển, có tiềm lực về khoa học và công nghệ, kinh nghiệm quản lý thị trường, tài chính… mà còn là những nước mới phát triển và đang phát triển. Trước tiên dẫn đầu vẫn là nhóm G7, với những tên tuổi quen thuộc như Đức, Mỹ, Nhật, Anh, Pháp…; song có cả những nước mới phát triển và ở tốp G20 như Israel, Hàn quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Singapore; và có cả nhiều nước đang phát triển cũng rất quan tâm và có chiến lược hướng tới cuộc cách mạng công nghiệp này.

Kinh nghiệm của một số quốc gia về chiến lược nhân lực hướng tới cuộc CMCN 4.0
Trên thực tế, những nước công nghiệp hóa hàng đầu hay các nước phát triển như nhóm G7, G20 đã cho thấy rõ họ chủ động và tích cực trong công cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Hình minh họa: kinhtedothi.vn.

Nhận thức chung về lợi ích và tác động từ CMCN 4.0 là khá thống nhất: “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang vẽ lại bản đồ kinh tế trên thế giới, với sự suy giảm quyền lực của các quốc gia dựa chủ yếu vào khai thác tài nguyên và sự gia tăng sức mạnh của các quốc gia dựa chủ yếu vào công nghệ và đổi mới sáng tạo”. Hai yếu tố này đều liên quan trực tiếp đến nhân lực trình độ cao. Cho nên có thể khác nhau về trình độ phát triển kinh tế, tiềm lực khoa học công nghệ, khả năng tài chính và thể chế chính trị... nhưng đã có hàng chục nước xây dựng chiến lược phát triển nhân lực hướng tới CMCN 4.0.

Trước tính bất định của kinh tế - chính trị thế giới hiện nay: sau khủng hoảng tài chính kinh tế 2008 - 2018, đại dịch Covid-19 tiếp diễn cùng khá nhiều biến động chính trị khác, người ta cũng thấy rõ rằng, những cơ chế điều tiết toàn cầu và khu vực hiện nay không phải là giải pháp hữu hiệu trong giải quyết các vấn đề của tăng trưởng kinh tế và hội nhập. Biện pháp chủ yếu phải là tăng cường nội lực của nền kinh tế quốc gia (hoặc tập đoàn kinh tế) thông qua đổi mới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu. Nội lực mới là yếu tố quyết định để phát triển và hội nhập có hiệu quả. Theo đó, cần mạnh dạn tiến vào CMCN 4.0, không chỉ bằng đổi mới công nghệ sản xuất - dịch vụ mà quá trình quản trị phát triển cũng phải hướng tới nền quản trị số, chính phủ số. Và hiển nhiên, chuẩn bị nhân lực cho các quá trình này là việc phải được quan tâm hàng đầu.

Chính phủ hỗ trợ đổi mới công nghệ sản xuất và đổi mới giáo dục - đào tạo để tạo ra nguồn nhân lực thích ứng CMCN 4.0

“Giai cấp vô sản là do cuộc cách mạng công nghiệp sản sinh ra”. Quy luật hình thành, phát triển giai cấp công nhân do Karl Marx khái quát vẫn tiếp diễn trong bối cảnh hiện nay. Theo đó, hiện nay các chính phủ đều hỗ trợ đổi mới công nghệ trên mọi lĩnh vực để tạo ra “khuôn đúc” mới cho một lớp công nhân của CMCN 4.0.

CHLB Đức đang theo đuổi chiến lược “Industrie 4.0” (Công nghiệp 4.0) với các nội dung: đổi mới công nghệ, tăng ngân sách R&D, khuyến khích phát triển nhân lực và nhập cư lao động trình độ cao. Nhà nước CHLB Đức đã tăng ngân sách cho R&D; từ 2015- 2020, nước Đức đã chi khoảng 40 tỷ euro mỗi năm cho các mục tiêu: Tự động hóa sản xuất, tăng năng lực cạnh tranh, đào tạo nhân lực để giải quyết việc thiếu lao động và cạnh tranh với lao động giá rẻ từ những “công xưởng thế giới” bằng lao động có kỹ năng mới và năng suất cao.

Kinh nghiệm của một số quốc gia về chiến lược nhân lực hướng tới cuộc CMCN 4.0
CHLB Đức đã tăng ngân sách cho R&D. Ảnh minh họa: iba.vn.

Chính phủ Mỹ đã tăng tài trợ cho R&D trong sản xuất, thực hiện “tái công nghiệp hóa” (reindustrialization) để “một lần nữa tập trung phát triển công nghiệp”. Mỹ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sử dụng công nghệ hiện đại (gọi là "Internet công nghiệp") để tác động vào những ngành công nghiệp truyền thống và ưu tiên hơn cho công nghiệp cơ khí. Đồng thời từ 2012, Mỹ thành lập Liên minh lãnh đạo sản xuất thông minh (SMLC) để khuyến khích cộng tác phát triển ngành công nghiệp nền tảng, tiêu chuẩn hóa sản xuất theo công nghệ mới.

Chính phủ Hàn Quốc đã soạn thảo luật khuyến khích các sáng kiến tích hợp công nghệ thông tin (IT) vào những lĩnh vực chủ chốt như ô tô, đóng tàu, và các trung tâm phát minh sáng tạo để giúp thúc đẩy phát triển nhân lực và công nghệ. Chính phủ có kế hoạch cung cấp vốn cho hơn 2.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa để thúc đẩy thành lập "những nhà máy thông minh" - nơi dây chuyền sản xuất được tự động hóa hoàn toàn, máy móc và hệ thống thông minh được kết nối.

Trung Quốc đã khởi động chiến lược công nghiệp “Made in China 2025” với mục tiêu “một lần nữa trở thành công xưởng của thế giới” nhưng bằng “Con đường tơ lụa kỹ thuật số” thông qua xây dựng thương mại điện tử với hàng chục nước ở châu Á, châu Âu, châu Phi. Các công nghệ tiên tiến như robot, cảm biến và trí tuệ nhân tạo... đang giúp Trung Quốc cải thiện khả năng cạnh tranh trên toàn cầu. Dự kiến, từ năm 2020, Trung Quốc có khả năng sản xuất 100.000 robot mỗi năm.

Doanh nghiệp tiên phong về công nghệ hiện đại, người lao động nỗ lực tự đào tạo, chính phủ hỗ trợ để “không ai bị bỏ lại phía sau”

Đang có sự thay đổi về chủ thể sáng tạo công nghệ.

Thực tế là hầu hết các công nghệ hiện đại của vài thập niên gần đây đều do các doanh nghiệp tư nhân, các viện nghiên cứu của các tập đoàn lớn phát minh, sáng chế. Nhìn vào sở hữu trí tuệ, bản quyền của các công nghệ mới gần đây, có thể thấy các tập đoàn hay doanh nghiệp tư nhân mới là chủ thể sáng tạo, sở hữu và sử dụng đa số thành tựu công nghệ mới trong CMCN 4.0. Trước tiên cần phải thấy rằng lợi nhuận là động lực mạnh mẽ nhất thúc đẩy những sáng tạo của các doanh nghiệp tư nhân. Thêm vào đó, cuộc cạnh tranh trong tìm kiếm giá trị thặng dư, sự bùng nổ của những thành tựu khoa học và công nghệ, môi trường sáng tạo khá thuận lợi, chi phí khởi nghiệp khá thấp… là những nhân tố hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tư ngày càng nhiều hơn vào phát triển công nghệ cho CMCN 4.0.

CMCN 4.0 với công nghệ mới cũng tạo ra nhiều cơ hội phát triển cho mỗi người lao động. Nếu một công nhân bình thường có máy tính được nối mạng, có một số kiến thức lý thuyết cơ bản về nghề và ngoại ngữ thì cơ hội tiếp cận tri thức và nâng cao tay nghề khá rộng mở. Chi phí cho học tập, tự đào tạo thông qua các học liệu mở, các lớp trực tuyến, đào tạo từ xa khá vừa mức với thu nhập trung bình của người lao động hiện nay. Đó là cơ sở vật chất để nâng cao dân trí, phát triển nhân lực hiện đang khá phổ biến ở nhiều nước.

Kinh nghiệm của một số quốc gia về chiến lược nhân lực hướng tới cuộc CMCN 4.0

Cách mạng công nghiệp 4.0 với công nghệ mới cũng tạo ra nhiều cơ hội phát triển cho mỗi người lao động. Trong ảnh: Dây chuyền lắp ráp ô tô tại nhà máy của Công ty cổ phần Ô tô Trường Hải (Thaco) trong Khu kinh tế mở Chu Lai, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Ảnh: TTXVN.

Nhìn chung, nỗ lực tự thân của người lao động, ý thức tự giác vươn lên trong bối cảnh mới cũng vẫn là một động lực bên trong để người công nhân phát triển. Đáp ứng được nhu cầu của thị trường nhân lực vẫn là nhân tố thúc đẩy hàng đầu. “Lợi suất của kỹ năng, đặc biệt là các kỹ năng thúc đẩy hay bổ trợ cho quá trình số hóa, tự động hóa (bằng người máy hay bằng phần mềm - tức là trí tuệ nhân tạo có khả năng tự học) cũng tăng mạnh. Trong khi đó, các kỹ năng truyền thống đã từng có vai trò quan trọng trong giai đoạn trước, song đang bị người máy thay thế, nên có lợi suất giảm mạnh”. Câu phỏng vấn của bộ phận tuyển dụng của một công ty nào đó, có thể sẽ không phải là: “Anh có kinh nghiệm nào về vị trí việc làm này không ?”; mà sẽ là: “Anh có kỹ năng lập trình cho công việc này không?”. Đó chính là một trong nhiều sự khác biệt của nhu cầu nhân lực của CMCN 4.0 so với trước đây.

Chính phủ hỗ trợ về chính sách để “không ai bị bỏ lại phía sau” trong CMCN 4.0

Đào tạo nghề cho công nhân trong CMCG 4.0 được các chính phủ nhìn nhận là một dãy công nghệ tạo ra nhân lực. Nó bao gồm một dãy “thao tác” từ tạo nguồn đến đào tạo và sử dụng nhân lực, gồm: giáo dục tri thức kỹ năng cơ bản, định hướng nghề nghiệp sớm để tạo nguồn; đào tạo nghề theo yêu cầu của thị trường nhân lực và yêu cầu của phát triển công nghệ; quản lý nhân lực và tái đào tạo - phát triển nhân lực theo chu kỳ công nghệ …

Xu hướng chung là hài hòa giữa thực tế doanh nghiệp với tính hàn lâm của nhà trường và chú ý phát triển năng lực của người học nghề. Nhà nước tiên liệu nhu cầu nhân lực, xác định chiến lược tổng thể; thị trường xác định nhu cầu về số lượng - chất lượng nhân lực; người lao động tự giác, chủ động lựa chọn nghề mà mình sở thích; cơ sở đào tạo ký hợp đồng đào tạo liên thông với doanh nghiệp, người sử dụng nhân lực đảm bảo “trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” tuân thủ các yêu cầu của pháp luật về sử dụng lao động… Tất cả các quan hệ này được điều tiết bằng cả “bàn tay vô hình” và “bàn tay hữu hình”. Trong đó “bàn tay vô hình” - nhu cầu của thị trường lao động là cơ sở của đào tạo, “bàn tay hữu hình” - nhà nước kiểm tra, điều tiết, hỗ trợ quá trình sử dụng lao động thông qua các luật về lao động và hệ thống an sinh xã hội.

Ở CHLB Đức, nhà nước có một “Chiến lược số hóa” để kết nối giữa nhà trường với doanh nghiệp, người lao động trong đào tạo, sử dụng nhân lực. Thông qua internet, nhu cầu của thực tế sản xuất với hướng đào tạo của nhà trường và công việc mà người lao động lựa chọn đã diễn ra gần như tức thì. Có vài chục ngành nghề được nhà nước lựa chọn để tiếp cận sớm với CMCN 4.0, từ đó xây dựng chương trình đào tạo theo chuẩn đầu ra gồm những chuẩn kiến thức, kỹ năng, công nghệ đủ để đáp ứng thực tế. Nhà trường cung cấp khối kiến thức lý thuyết cơ bản (để người lao động tự đào tạo trong tương lai) cùng với việc tăng tỷ lệ thực hành với công nghệ mới. Người học có thể lựa chọn hình thức đào tạo toàn bộ tại trường hoặc chỉ đào tạo cơ bản, sau đó chuyên sâu theo yêu cầu doanh nghiệp. Các công ty cung cấp kỹ năng thực tế phù hợp với công nghệ sản xuất hiện đại và có trách nhiệm đóng góp một phần chi phí trực tiếp cho việc đào tạo thực hành. Thời lượng thực hành của người học nghề theo tiêu chuẩn của Châu Âu thường là trên 40%.

Kinh nghiệm của một số quốc gia về chiến lược nhân lực hướng tới cuộc CMCN 4.0
Cần chú trọng vào việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu việc làm. Trong ảnh: Kỹ sư Trung tâm Đào tạo Khu Công nghệ cao TP.HCM làm việc với sự hỗ trợ của robot. Nguồn: dubaonhanluchcmc.gov.vn

Chính phủ Singapore đã khuyến khích học sinh chọn học nghề thay cho mục tiêu chỉ vào đại học. 65% học sinh đã chọn các trường nghề, viện kỹ thuật sau trung học. Năm 2015, Singapore khởi động chương trình quốc gia Skills Future, trong đó có quy chuẩn công nhận việc thành thạo một kỹ năng nhất định (nấu ăn, lập trình, sửa chữa - chế tạo máy…) mà người học đạt được cũng tốt như thành tích kiếm được một tấm bằng đại học.

Nhật Bản đẩy mạnh hướng nghiệp, dạy nghề cho học sinh sau trung học phổ thông. Vào đầu tháng 06/2016, chính phủ Nhật Bản đã chính thức thông qua chương trình giáo dục mới dành cho học sinh phổ thông. Trong đó, tất cả các học sinh cấp 2 của các trường công tại Nhật Bản sẽ bắt buộc phải học lập trình ngay từ đầu cấp. Hệ thống giáo dục nghề nghiệp được xây dựng bài bản, cung cấp dịch vụ đào tạo cho người học, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.

Có một quy luật chung của các cuộc CMCN là tính chủ động tăng dần, tính tự phát giảm dần theo thời gian. Hiện nay, những quốc gia có bước tiến dài vào CMCN 4.0 thời gian qua không chỉ bởi họ có tiềm lực công nghệ, tài chính… mà trước hết là do họ có ý thức rõ và có chiến lược toàn diện cho cuộc cách mạng này.

Tài liệu tham khảo:

1. Trung tâm Phân tích và Dự báo, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, Báo cáo Tổng hợp cách mạng Công nghiệp lần thứ 4, một số đặc trưng, tác động và hàm ý chính sách với Việt Nam, 11 / 2016.

2. K.Marx và F.Engels, Toàn tập, Nxb CTQG, H.1995, tập 4.

3. TS. Lộc Thị Thủy, Các doanh nghiệp công nghệ Trung Quốc sau 5 năm thực hiện kế hoạch “Made in China 2025”, Tạp chí Cộng sản, 3/2021.

4. TS.Mai Văn Tỉnh, Giáo dục đại học nghề nghiệp ở châu Âu có đặc trưng cấu trúc thế nào, tạp chí Giáo dục Việt Nam, 2/ 2018.

5. Bộ Khoa học và Công nghệ, Báo cáo Cách mạng công nghiệp 4.0, bản trình Chính phủ , 2017.

Giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Trong những năm qua, giáo dục nghề nghiệp (GDNN) ở Việt Nam đã có những bước chuyển biến tích cực, từng bước đáp ứng nhu ...

Còn khó khăn để tiếp cận cách mạng công nghiệp 4.0 Còn khó khăn để tiếp cận cách mạng công nghiệp 4.0

Khi cả thế giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, manh nha cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ năm, ...

Những biến đổi tích cực trong cơ cấu giai cấp công nhân nước ta hiện nay Những biến đổi tích cực trong cơ cấu giai cấp công nhân nước ta hiện nay

Tác động của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ, hội nhập quốc tế và sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ...

Tin mới hơn

Chinh phục nhà tuyển dụng: Bí kíp săn việc tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội

Chinh phục nhà tuyển dụng: Bí kíp săn việc tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội

Trong bối cảnh thị trường lao động Hà Nội luôn sôi động nhưng cũng đầy cạnh tranh, việc tìm kiếm một công việc phù hợp không hề dễ dàng. Nhiều năm nay, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội đã trở thành địa chỉ tin cậy, là cầu nối hiệu quả giữa người lao động và doanh nghiệp. Tuy nhiên, để "săn việc" thành công tại đây, người lao động cần trang bị những kỹ năng và chiến lược nhất định.

Hơn 14.000 vị trí việc làm đầu Xuân cho người lao động ở Huế

Đầu năm 2025, có 35 đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Huế đăng ký tuyển sinh, tuyển dụng với hơn 14.200 người, ở các trình độ từ lao động phổ thông đến đại học trở lên.

Cẩn trọng “sàng lọc” thông tin tuyển dụng lao động sau Tết

Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đã qua, thị trường lao động như được “hâm nóng” với hàng loạt thông tin tuyển dụng từ các doanh nghiệp. Đây là thời điểm lý tưởng để người lao động tìm kiếm cơ hội việc làm mới, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro khi thông tin tuyển dụng thật - giả tràn lan.

Tin tức khác

Lương tổng công trình sư về vũ khí tối đa có thể lên đến 220 triệu/tháng

Bộ Quốc phòng đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định quy định một số chính sách đối với cơ sở công nghiệp quốc phòng, an ninh nòng cốt và chế độ, lương cho người lao động tại các cơ sở này.

Hà Nội: Hàng ngàn cơ hội việc làm mở ra cho chiến sĩ nghĩa vụ công an

Sáng 16/1/2025, phiên giao dịch việc làm chuyên đề dành cho chiến sĩ nghĩa vụ thuộc Công an TP Hà Nội đã diễn ra sôi động trên toàn hệ thống sàn giao dịch việc làm của thành phố, thu hút đông đảo sự quan tâm của các chiến sĩ sắp hoàn thành nghĩa vụ và những người đã xuất ngũ.
Công ty CP Đầu tư BVN Quảng Bình tuyển 82 lao động với nhiều vị trí việc làm

Công ty CP Đầu tư BVN Quảng Bình tuyển 82 lao động với nhiều vị trí việc làm

Để đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất và kinh doanh, Công ty CP Đầu tư BVN Quảng Bình tại xã Phú Định (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) có thông báo tuyển dụng 82 lao động với 20 vị trí việc làm.
NVIDIA tuyển dụng nhiều vị trí tại Việt Nam - cơ hội lớn cho nhân tài công nghệ

NVIDIA tuyển dụng nhiều vị trí tại Việt Nam - cơ hội lớn cho nhân tài công nghệ

NVIDIA, công ty công nghệ hàng đầu thế giới trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ đồ họa, đang mở rộng tuyển dụng tại Việt Nam. Đây là cơ hội để các kỹ sư phần mềm, chuyên gia AI, và những tài năng công nghệ tham gia vào các dự án quy mô toàn cầu của NVIDIA.
Công ty Cổ phần Kim Long Motor Huế tuyển dụng 1.000 lao động

Công ty Cổ phần Kim Long Motor Huế tuyển dụng 1.000 lao động

Là doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Công ty Cổ phần Kim Long Motor Huế vừa thông báo tuyển dụng 1.000 lao động, với 46 vị trí việc làm cho người lao động trong và ngoài tỉnh.
5.000 cơ hội việc làm, mở rộng cánh cửa tương lai cho sinh viên

5.000 cơ hội việc làm, mở rộng cánh cửa tương lai cho sinh viên

Ngày 30/11/2024, “Ngày hội việc làm sinh viên HUBT năm 2024” diễn ra tại Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT), mang đến không khí sôi động với sự tham gia của 100 doanh nghiệp và gần 6.000 sinh viên. Sự kiện đã mở ra 5.000 cơ hội việc làm, tạo cầu nối quan trọng giữa sinh viên và các nhà tuyển dụng.
Xem thêm