![]() |
Quang cảnh cuộc họp. Ảnh: Văn Điệp (TTXVN) |
Tại cuộc họp, các ý kiến tập trung phân tích, làm rõ nguyên nhân thiếu hụt lao động thời gian qua.
Ông Lê Văn Thanh - Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), quý I/2022, số lao động có việc làm của cả nước là 50 triệu người, tăng 133,2 nghìn người so với cùng kỳ. Dự kiến năm 2022 nhu cầu tuyển dụng lao động của cả nước là 1.253.064 lao động từ gần 47 nghìn doanh nghiệp, tăng 18% so với năm 2021, trong đó doanh nghiệp tư nhân có nhu cầu cần tuyển dụng 80%, tập trung nhất là các doanh nghiệp chế biến, chế tạo.
Đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết, có nhiều nguyên nhân của tình trạng thiếu hụt lao động, đó là: Sau Tết, một bộ phận người lao động trở về quê đón Tết và tránh dịch Covid-19, đã tìm được việc làm mới với mức thu nhập khá hấp dẫn, được làm việc gần gia đình. Nhiều doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng sản xuất, tuyển dụng thêm lao động. Giá cả các mặt hàng tăng cao, mức lương của người lao động không đủ trang trải chi phí cuộc sống, nên không dám trở lại thành phố lớn, khu công nghiệp.
Lương và chế độ phúc lợi ở nhiều doanh nghiệp thâm dụng lao động như dệt may, da giày, điện tử… hầu hết còn thấp, nhưng yêu cầu công việc, thời giờ làm việc quá cao nên một bộ phận người lao động phải tìm việc làm mới linh hoạt, có thu nhập tốt hơn. Tình hình dịch bệnh còn phức tạp, một bộ phận người lao động là F0, F1…
"Việc người lao động khó khăn về thu nhập, nhà ở, cho học hành của con cái là một trong những nguyên nhân rất chủ yếu của tình trạng người lao động chuyển từ khu vực lao động chính thức sang khu vực phi chính thức, không trở lại doanh nghiệp cũ" - đồng chí Hiểu nhấn mạnh.
Liên quan đến công tác đào tạo nghề, Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Lê Văn Thanh nhấn mạnh hiện chất lượng học viên vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu của doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp lớn. Tỷ lệ lao động do các trường nghề đào tạo có thể đáp ứng yêu cầu sử dụng ngay, không cần đào tạo lại là rất thấp. “Trong khi đó, việc kết nối cung cầu thị trường lao động trên quy mô liên tỉnh, liên vùng còn yếu,” Thứ trưởng Lê Văn Thanh nhấn mạnh.
Đối với việc cải thiện thu nhập cho người lao động, đại diện các bộ, ngành cho rằng đây là một trong những lợi thế thu hút đầu tư của Việt Nam. Vừa qua, việc Hội đồng Tiền lương Quốc gia thông qua phương án tăng lương tối thiểu từ 180.000 đến 260.000 đồng/người/tháng theo từng vùng (tăng bình quân 6%) so với hiện hành, là hợp lý, giúp cải thiện mức sống của người thu nhập thấp, đặc biệt là khối lao động giản đơn, từ đó, bảo đảm quyền lợi của người lao động cũng như các doanh nghiệp.
![]() |
Hội đồng Tiền lương Quốc gia sẽ trình Chính phủ phương án tăng lương sớm nhất - Ảnh: VGP |
Kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cho rằng, đây là vấn đề lớn, vừa có tính cấp bách, vừa có ý nghĩa chiến lược lâu dài.
Trước mắt cần thực hiện tốt các nghị quyết, chỉ thị, quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng của dịch bệnh. Bộ LĐTBXH khẩn trương trình Chính phủ ban hành nghị định về mức lương tối thiểu; chủ trì, phối hợp với các địa phương, Ngân hàng Chính sách xã hội khẩn trương triển khai các gói hỗ trợ người lao động thuê, mua nhà ở xã hội.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp thu các ý kiến để hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý các khu công nghiệp, trong đó lưu ý các chính sách cụ thể về nhà ở, hỗ trợ công nhân, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia xây dựng nhà ở, các thiết chế phục vụ công nhân.
Về lâu dài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan chức năng sớm nghiên cứu, hoàn thiện chiến lược thu hút đầu tư theo hướng tránh tình trạng các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động chỉ dồn vào một số khu vực.
Bên cạnh đó, Bộ LĐTBXH khẩn trương tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030, căn cứ định hướng thu hút đầu tư để phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp mở các ngành nghề mới theo xu hướng cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Bộ phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, có bước nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm đào tạo nghề nông thôn; khẩn trương thực hiện chuyển đổi số, xây dựng nền tảng kết nối thị trường lao động.
Bộ LĐTBXH phối hợp Bảo hiểm xã hội Việt Nam tiếp thu các ý kiến trong quá trình sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội, trong đó lưu ý các chế độ, chính sách thiết thực khuyến khích người lao động tham gia đóng Bảo hiểm xã hội lâu dài, tránh tình trạng do các khó khăn trước mắt, ngắn hạn mà phải rút Bảo hiểm xã hội một lần.
![]() Tại phiên họp Hội đồng Tiền lương Quốc gia chiều ngày 28/3, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam đưa ra đề xuất tăng ... |
![]() Chia sẻ quan điểm cá nhân về vấn đề tăng lương tối thiểu, TS. Nguyễn Việt Cường - Thành viên độc lập Hội đồng Tiền ... |
![]() Việc Hội đồng Tiền lương Quốc gia thống nhất đề xuất tăng 6% mức lương tối thiểu vùng từ ngày 01/07/2022 được nhiều người lao ... |
![]() Trước kiến nghị của 8 hiệp hội doanh nghiệp đề nghị lùi thời điểm tăng lương tối thiểu đến ngày 1/1/2023, đồng chí Ngọ Duy ... |
Tin mới hơn

Chinh phục nhà tuyển dụng: Bí kíp săn việc tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội
Hơn 14.000 vị trí việc làm đầu Xuân cho người lao động ở Huế
Cẩn trọng “sàng lọc” thông tin tuyển dụng lao động sau Tết
Tin tức khác
Lương tổng công trình sư về vũ khí tối đa có thể lên đến 220 triệu/tháng
Hà Nội: Hàng ngàn cơ hội việc làm mở ra cho chiến sĩ nghĩa vụ công an

Công ty CP Đầu tư BVN Quảng Bình tuyển 82 lao động với nhiều vị trí việc làm

NVIDIA tuyển dụng nhiều vị trí tại Việt Nam - cơ hội lớn cho nhân tài công nghệ

Công ty Cổ phần Kim Long Motor Huế tuyển dụng 1.000 lao động
