Đời sống

Kết quả ngày thứ 22 (19/4) của "Thi thơ vui chiến Cô Vy"

Hải Dương
Tác giả: Hải Dương
“Giá mà tiếp tục cách ly/Vợ tôi chắc sẽ hiền y… Phật bà”. “Ở nhà đừng ngại buồn thiu/Ở nhà sẽ được vợ yêu, con mừng”. Hai bạn gửi tác phẩm về dự thi hôm nay đã viết như thế.
ket qua ngay thu 22 194 cua thi tho vui chien co vy
Nguồn: baoquocte.vn

Có bài viết thú vị của một nhà báo nước ngoài. Anh ta viết đại ý thế này: Chúng ta luôn ao ước có thời gian cho bản thân, để ra ban công nhâm nhi ly cà phê, ngắm cảnh phố phường hay đọc một cuốn sách. Chúng ta thèm được ở bên gia đình, chia sẻ việc nhà với vợ, chơi với con. Chúng ta từng than thở giá buổi sớm được nằm ườn trên giường thêm đôi ba mươi phút… Bỗng nhiên, vì Sars - Cov - 2, chúng ta phải giãn cách xã hội, thế là “bụp” một cái, mọi thứ chúng ta ước ao cùng lúc thành hiện thực. Và chúng ta rên lên: Ôi, ở nhà cuồng cẳng quá, đơn điệu quá, nhàm chán quá…

Trên mạng xã hội thì các chị, các cô, có khi cả các anh phát kiến ra rất nhiều cách “chế biến” từ “cô” (lấy cảm hứng từ tên con virus corona), ví như Cô Na, Cô Rô, cô hồn - cả ba cô ấy không bằng cô đơn; hay Cô Vy, Cô Vít, cô gì - cô gì không sợ, cô đơn mới buồn… Mẫu số chung của các kiểu “chế biến” trên là không có “cô gì” đáng sợ bằng cô đơn, bằng thiếu hơi ấm tình người.

Lại cũng các bạn trên mạng xã hội đưa ra những con số thống kê hoặc “tưởng tượng” rất hài, ví như sau một, hai tuần cách ly, tỷ lệ tai nạn giao thông giảm 80%, tỷ lệ con cái hài lòng với bố mẹ tăng 70%, nhưng tỷ lệ vợ chồng cãi nhau cũng tăng tới… 90%. Có vẻ gần nhau quá, gần liên tục, đến độ nào đó cũng khiến một số người “bội thực”.

Thế thì đến “phát hờn” với bạn càng ở nhà bà xã càng có xu hướng thành “Phật bà” và bạn có vợ cứ yêu mãi, cưng mãi không thôi.

Đấy, “Thơ vui chiến Cô Vy” thật hóm!

Và ngày thứ 22 của cuộc thi, Ban Tổ chức nhận được nhiều bai thơ hay - hài - hóm như vậy. Xin được cảm ơn các tác giả: Trần Anh Đào, Lê Đức Lang, Tư Lang Thang, Thiên Di, Đoàn Văn Tiếp, Đăng Châu, Tuấn Chu, Vũ Ba Lan, Nguyễn Văn Học, Hồ Thị Thanh, Bùi Văn Diên, Lương Văn Cơ, Trần Hồng Côi, Nguyễn Văn Toàn, Phạm Văn Chính, Đinh Thanh Tùng, Nguyễn Cao Thơ, Lâm Thị Thanh Hương, Phùng Diệp Châu, Hạ Văn Hứa, Nông Thị Thanh, Hà Văn Hùng… và các bạn viết khác đến từ Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Đắc Lắc, thành phố Hồ Chí Minh, An Giang, Cà Mau, Huế, Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Nội, Hưng Yên, Hòa Bình, Phú Thọ, Hà Giang, Cao Bằng… đã gửi bài tham dự.

Ban Tổ chức vui mừng công bố tác phẩm “Nghe lời vợ dặn” của tác giả Vũ Ba Lan đạt giải Nhất, kể về một anh chồng ngoan, được vợ tạo điều kiện thuận lợi, kể cả cho phép online với bồ (rõ là có Phật tính!). Đổi lại anh “chỉ” phải làm một số việc “lặt vặt” như cơm nước, vườn tược, dạy cháu học bài, rồi đến đêm “nhận thưởng” thôi. Nên chả gì bằng “Cách ly dỡ bỏ còn gì vui hơn!”. Tác phẩm “Lẩy Kiều chống dịch” của tác giả Anh Đào với lời nhắn nhủ phòng, chống dịch triệt để đạt giải Nhì.

Xin được nồng nhiệt chúc mừng các tác giả, tác phẩm đạt giải và mong bạn đọc, bạn viết tích cực song hành cùng cuộc thi trong những ngày tới.

ket qua ngay thu 22 194 cua thi tho vui chien co vy
Các bạn nhỏ vẽ tranh góp phần phòng, chống dịch Covid-19. Nguồn: thanhnien.vn

Mời bạn đọc thưởng thức các tác phẩm đạt giải hôm nay:

Vũ Ba Lan

NGHE LỜI VỢ DẶN

Từ ngày phát lệnh cách ly

Bà xã tôi cấm không đi ra ngoài

Không được trò chuyện với ai

Nhớ bồ thì cứ “online” với bồ

Chơi “phây” không viết hồ đồ

Phòng an ninh mạng bất ngờ hỏi thăm

Ở nhà ông phải siêng năng

Giúp tôi cơm nước, nhớ chăm tưới vườn

Cháu ông chưa được đến trường

Ông là thầy giáo kiêm luôn giảng bài

Ai mời ai gọi mặc ai

Cưới xin chớ đến, bạc bài cấm luôn

Cách ly tuy có hơi buồn

Nhưng con Cô Vít hết đường hại ta

Thương ông chịu cảnh ở nhà

Tôi đã chuẩn bị rượu trà rất ngon

Đêm về tôi thưởng nụ hôn

Cách ly như thế ông còn muốn chi

Chờ ngày đuổi hết Cô Vy

Cách ly dỡ bỏ còn gì vui hơn!

Trần Anh Đào

LẨY KIỀU CHỐNG DỊCH

"Trăm năm trong cõi người ta..."

Tránh con Cô Vít chớ mà sát nhau

Tình hình đại dịch còn lâu

"Những điều trông thấy mà đau đớn lòng"

Lạ gì cái chuyện đề phòng

Khẩu trang đòi một đành cồn họa hai

Phải lo thực hiện chớ sai

Kẻo không vi rút khiến “đai” có ngày

Ra ngoài mồm phải bịt ngay

Rửa tay sát khuẩn đêm ngày nhớ nghe

"Êm đềm trướng rủ màn che"

Ngoài kia chớ có đi về tự do

Khi người khó thở mệt ho

Đến ngay y tế thăm dò kiểm tra

Chớ nên để bệnh giết ta

"Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung"

Nhỏ to nhắc nhở nhau cùng

Đi đâu không đáng (thì) “đóng khung” ở nhà

Mọi người phải để ý nha

"Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài"

Đôi lời nhắn nhủ dông dài

Phòng, chống triệt để theo đài báo nghe!

ket qua ngay thu 22 194 cua thi tho vui chien co vy Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 19/4
ket qua ngay thu 22 194 cua thi tho vui chien co vy Hành trình phức tạp của virus corona trong cơ thể người như thế nào?
ket qua ngay thu 22 194 cua thi tho vui chien co vy Hãy gọi đó là sự bảo kê!

Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Khi pháp luật thôi là rào cản, mà trở thành điểm tựa, người công nhân sẽ không còn là người “thi hành ý tưởng” mà có thể là người “khởi xướng đổi mới”. Chính sách pháp lý ấy, nếu được thực thi đúng đắn sẽ đưa tầng lớp lao động bước vào vai trò trung tâm của cuộc cách mạng đổi mới quốc gia.
Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Việc Chính phủ được đề nghị phân bổ tối thiểu 3% ngân sách nhà nước cho khoa học – công nghệ và nâng dần lên 2% GDP, là bước chuyển từ “lời nói” thành “hành động”. Đây là tín hiệu cho thấy, Nhà nước đang xác lập một ưu tiên quốc gia mới và ưu tiên ấy không chỉ dành cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm cao cấp mà còn dành cho công nhân, kỹ sư, người lao động nơi xưởng máy, công trình, đồng ruộng.
“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Từ ruộng đồng đến nhà máy, từ làng quê đến khu công nghiệp, hàng triệu công nhân và người lao động Việt Nam đang từng ngày nỗ lực vươn lên bằng chính sức mình.

Tin tức khác

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

Hà Nội đang nỗ lực mạnh mẽ để thúc đẩy sự phát triển và gia tăng nguồn cung cấp nhà ở cho người lao động thu nhập thấp. Trong bối cảnh này, 7 dự án nhà ở xã hội đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

Người lao động xếp hàng mua vàng ngày vía Thần tài, cầu lộc đầu năm

Với mong muốn mua vàng vào ngày vía Thần tài (mùng 10 tháng Giêng hàng năm) sẽ mang lại may mắn, tài lộc, nhiều người lao động đã xếp hàng dài tại các cửa hàng vàng bạc đá quý, tranh thủ giờ nghỉ để kịp "rước lộc" về nhà.

Công nhân trở lại làm việc sau Tết Nguyên đán 2025 với tỷ lệ cao

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, không khí lao động sản xuất đã sôi động trở lại trên khắp các nhà máy, xí nghiệp.

Về Tết

Trằn trọc. Đêm nay thật dài. Sáng sớm mai mình sẽ về quê. Sao anh ấy có thể ngủ nhỉ? Mà không phải chạy vạy lo lắng các thứ nữa thì ngủ ngon chứ sao…

Công nhân trở lại làm việc: Mong một năm mới tốt đẹp!

Từ tối ngày 1/2 (mùng 4 Tết) cho đến hôm nay (2/2, mùng 5 Tết), dòng người ở các tỉnh miền Tây bắt đầu quay trở lại các tỉnh Đông Nam Bộ để làm việc sau kỳ nghỉ Tết.

Ngày Tết trên cảng biển Chân Mây

Đêm giao thừa Tết Ất Tỵ, trời Huế mưa rét căm căm. Nhưng sáng mùng Một, biển Chân Mây bừng lên sắc xuân, trời quang, nắng ấm. Đúng thời khắc ấy, du thuyền hạng sang Celebrity Solstice chở hơn 3.000 du khách quốc tế cập cảng. Anh công nhân Lê Dũng, trong bộ đồ lao động đã sờn, sẵn sàng cho công việc đầu tiên của năm mới.
Xem thêm