Công đoàn

Kế hoạch thực hiện Công ước số 98 của ILO về quyền tổ chức và thương lượng tập thể

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã quyết định ban hành Kế hoạch thực hiện Công ước số 98 của tổ chức Lao động quốc tế (ILO) về áp dụng những nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thể trong Tổ chức Công đoàn Việt Nam.
Chủ tịch Công đoàn luôn trăn trở với cuộc sống của người lao động Người lao động vẫn khó tiếp cận Quỹ Bảo hiểm tai nạn, bệnh nghề nghiệp Chậm phục hồi việc làm có nguy cơ để lại “vết sẹo” Covid-19 lâu dài
Kế hoạch thực hiện Công ước số 98 của ILO về quyền tổ chức và thương lượng tập thể
Công ước số 98 của ILO gồm 3 nội dung cơ bản: Bảo vệ người lao động và cán bộ công đoàn trước hành vi phân biệt đối xử chống công đoàn của người sử dụng lao động; bảo vệ tổ chức của người lao động không bị can thiệp, thao túng bởi người sử dụng lao động; những biện pháp thúc đẩy thương lượng tập thể tự nguyện, thiện chí...

Kế hoạch thực hiện Công ước số 98 của Tổ chức Lao động quốc tế đề ra các nội dung, nhiệm vụ cụ thể như sau:

Trước hết, cần nội luật hóa các quy định của Công ước số 98, tham gia hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật trong nước có liên quan để triển khai đầy đủ, toàn diện các quy định, tiêu chuẩn của Công ước số 98.

Tham gia xây dựng và hoàn thiện các nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động năm 2019 về những nội dung: thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể; tổ chức đại diện người lao động; giải quyết tranh chấp lao động, bảo đảm đúng các nguyên tắc và tiêu chuẩn của công ước 98.

Kế hoạch thực hiện Công ước số 98 của ILO về quyền tổ chức và thương lượng tập thể
Việc bảo đảm các quyền thương lượng cho người lao động, công đoàn là nhiệm vụ quan trọng của các cấp, các ngành chức năng, doanh nghiệp

Tham gia sửa đổi, bổ sung Nghị định số 28/2020/NĐ-CP ngày 01/3/2020 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Thực hiện tuyên truyền, phổ biến nội dung Công ước số 98 tới cán bộ công đoàn, đoàn viên công đoàn và người lao động.

Thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ theo Chương trình hành động số 11-Ctr/ĐTLĐ ngày 30/12/2019 của Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 03/9/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới. Nghiên cứu, xây dựng mô hình quan hệ lao động khả thi và hiệu quả trên cơ sở thương lượng tập thể được thúc đẩy một cách thực chất, hiệu quả trên thực tế.

Kế hoạch thực hiện Công ước số 98 của ILO về quyền tổ chức và thương lượng tập thể
Gia nhập Công ước 98 của ILO là bước hiện đại hóa pháp luật lao động.

Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực của cán bộ công đoàn về kỹ năng thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể; chú trọng hoạt động đối ngoại thương lượng tập thể cấp trên cơ sở, nhất là cấp nhóm doanh nghiệp, ngành với hiệp hội đại diện người sử dụng lao động. Xây dựng, đào tạo, sử dụng hiệu quả, hợp lý mạng lưới, đội ngũ chuyên gia - giảng viên về thỏa ước lao động tập thể.

Tham gia xây dựng và cung cấp thông tin dữ liệu thị trường lao động, quan hệ lao động để hỗ trợ cho công tác thương lượng tập thể đạt hiệu quả. tăng cường ứng dụng, khai thác Thư viện Thỏa ước lao động tập thể của Tổng Liên đoàn.

Tăng cường năng lực cho các cán bộ công đoàn trong việc tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực thi Công ước 98; tham gia giải quyết tranh chấp lao động, phát hiện, kiến nghị xử lý các hành vi phân biệt đối xử chống công đoàn; can thiệp, thao túng tổ chức công đoàn; tham gia giải quyết hiệu quả các khiếu nại, khiếu kiện có liên quan, đảm bảo quyền và lợi ích của cán bộ công đoàn, đoàn viên và người lao động; thúc đẩy thương lượng tập thể tự nguyện và thực chất.

Kế hoạch thực hiện Công ước số 98 của ILO về quyền tổ chức và thương lượng tập thể
Thực hiện Công ước số 98 người lao động sẽ được hưởng lợi nhiều hơn.

Tham gia xây dựng và hoàn thiện báo cáo về việc triển khai thực hiện Công ước số 98 tại Việt Nam (do Bộ Lao động- Thương bình và Xã hội chủ trì).

Tăng cường hợp tác các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, các quốc gia nhằm trao đổi thông tin, hỗ trợ kỹ thuật liên quan đến việc thực hiện Công ước số 98.

Đánh giá 5 năm việc triển khai thực hiện và tác động của Công ước số 98 trong tổ chức công đoàn; rút kinh nghiệm và bổ sung giải pháp để triển khai có hiệu quả Công ước số 98 trong hệ thống Công đoàn Việt Nam.

Kế hoạch thực hiện Công ước số 98 của ILO về quyền tổ chức và thương lượng tập thể
Việc gia nhập Công ước 98 có ý nghĩa trên tất cả các mặt chính trị, pháp lý, kinh tế-xã hội.

Các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Công đoàn ngành Trung ương, công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn phối hợp với các ban/đơn vị của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch đảm bảo hiệu quả; chủ động bổ sung nhiệm vụ thực thi Công ước số 98 vào chương trình, kế hoạch công tác hằng năm của mình.

Vợ chồng trẻ trong nỗi buồn thời Covid-19 Vợ chồng trẻ trong nỗi buồn thời Covid-19

“Giờ làm mẹ rồi, mình mới hiểu được nỗi lòng của bố mẹ ở quê, nhiều khi cũng muốn gửi một ít quà về cho ...

Nam tài xế tử vong sau 7 giờ tiêm vaccine Covid-19: Không khai báo tiền sử bệnh tật Nam tài xế tử vong sau 7 giờ tiêm vaccine Covid-19: Không khai báo tiền sử bệnh tật

Sau 7 giờ tiêm vaccine phòng Covid-19, nam tài xế 46 tuổi tại tỉnh Bắc Giang đã tử vong sau khi có biểu hiện sốt, ...

"Loan đặc biệt": Cô gái nhỏ bé khiến bao người nể phục

"Chân thành, vui vẻ, nhiệt tình, trách nhiệm" là những đánh giá của nhiều người khi nói về chị Phan Thị Loan, một người con ...

Tin mới hơn

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Có một mái nhà chung đầy yêu thương - Công đoàn Trường THCS Ngô Sĩ Liên (thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu). Có thể nói, nó không chỉ là một tổ chức đại diện cho quyền lợi của giáo viên mà còn là mái nhà chung đầy ắp yêu thương, nơi mỗi thành viên đều cảm thấy được quan tâm, chia sẻ và đồng hành trong công việc lẫn cuộc sống.
Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận

Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận

Nếu doanh nghiệp là “tế bào” của nền kinh tế, thì người lao động chính là “linh hồn” tạo nên sức sống cho “tế bào” đó. Công đoàn với vai trò “người đồng hành” chính là “mạch máu” dẫn truyền sự nhân văn và trách nhiệm trong “guồng máy” vận hành theo logic của lợi nhuận.

Tin tức khác

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Trong 3 tháng đầu năm 2025, Công đoàn các Khu Công nghiệp (KCN) tỉnh Ninh Thuận đã hoàn thành đến 92% chỉ tiêu phát triển đoàn viên mà Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Ninh Thuận giao cho cả năm. Đây là một kết quả không chỉ mang lại niềm vui, sự phấn khởi cho cán bộ Công đoàn và đoàn viên tỉnh Ninh Thuận mà còn lan tỏa tinh thần tích cực, bài học kinh nghiệm quý báu cho các cấp công đoàn trong cả nước.
Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Một công đoàn mạnh, hoạt động thực chất chính là “chứng chỉ” niềm tin, một tấm “hộ chiếu nhân văn” để doanh nghiệp bước vững chắc ra thế giới.
Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân đang ngày càng thể hiện được vai trò “một động lực quan trọng của nền kinh tế” như tinh thần Đại hội Đảng lần thứ XII xác định. Tầm quan trọng và hiệu quả của kinh tế tư nhân từ thực tế 40 năm đổi mới của đất nước một lần nữa cho thấy thành phần kinh tế này đang được định vị lại, có một vị trí xứng đáng.
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân

Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhân đã và đang khẳng định vai trò trụ cột trong nền kinh tế Việt Nam hiện đại. Tuy nhiên, để “đòn bẩy” này thực sự phát huy hết tiềm năng, điều kiện tiên quyết không nằm ở vốn, công nghệ hay chính sách ưu đãi, mà ở chỗ sâu xa hơn: "Xây dựng một mối quan hệ lao động hài hòa, văn minh và hiện đại – nơi người lao động được bảo vệ, doanh nghiệp được tôn trọng và tổ chức công đoàn thực sự là đối tác phát triển".
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.
Xem thêm