![]() |
Toàn cảnh Hội thảo |
Tại Hội thảo lần thứ 1, Ban Biên tập đã tiếp thu các ý kiến góp ý, điều chỉnh lại bố cục thành 3 phần gồm: Phần mở đầu: Phong trào công nhân và Công đoàn Đắk Nông trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước (1929-1975) gồm 4 chương; Phần thứ hai: Phong trào công nhân và Công đoàn Đắk Nông trong thời kỳ xây dựng xã hội chủ nghĩa và tiến hành sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế (1975-2019) gồm 3 chương. Đồng thời, trong mỗi chương, tên các chương, mục cũng được điều chỉnh nhằm đảm bảo tính khoa học và sát với thực tiễn qua mỗi giai đoạn.
Về nội dung, các phần đã được sắp xếp, viết lại ngắn gọn, khái quát, cô đọng, súc tích hơn cũng như lược bớt một số nội dung không liên quan và phân thành các tiểu tiết nhỏ để dễ theo dõi; bổ sung một số nội dung các kỳ đại hội Đảng có liên quan đến giai cấp công nhân, đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn và đại hội Công đoàn.
![]() |
Đồng chí Đinh Trọng Nhương - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Đắk Nông khai mạc Hội thảo |
Tại hội thảo lần 2, các đại biểu đã tập trung thảo luận, đóng góp những ý kiến đầy tâm huyết, trách nhiệm và đánh giá cao bản dự thảo lần 2.
Đồng chí Trần Trọng Thơ - PGS.TS, Phó Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đánh giá bản thảo bảo đảm tính quan điểm, chính trị, tư tưởng và tính khoa học. Nội dung thể hiện đúng, trúng đối tượng và phạm vi nghiên cứu, thể loại nghiên cứu. Bản thảo đã tái hiện một cách toàn diện quá trình hình thành, phát triển của đội ngũ công nhân, phong trào công nhân, công đoàn trên địa bàn Đắk Nông từ năm 1929 đến năm 2019. Tính cụ thể, sinh động của lịch sử được thể hiện rõ.
Tuy nhiên, đề nghị Ban Biên tập làm rõ thêm một số nội dung như: Địa bàn Đắk Nông ngày nay thuộc nhiều đơn vị hành chính khác nhau, có nhiều tách, nhập, phong trào công nhân, công đoàn trực thuộc sự lãnh đạo của nhiều cấp ủy khác nhau, phần lớn thời gian không phải là đơn vị hành chính cấp tỉnh độc lập.…
Do đó, việc thể hiện phong trào công nhân, công đoàn ở địa bàn này rất khó khăn. Chính khó khăn này nên rất khó nhận diện được rõ ràng phong trào công nhân và công đoàn ở địa bàn mà ngày nay thuộc tỉnh Đắk Nông vì thời gian đó, địa bàn Đắk Nông chỉ là một phần trực thuộc; một số nội dung, sự kiện, câu chữ cần nhất quán và chính xác hóa; cần điều chỉnh các chương, mục cho phù hợp hơn. Phần bài học kinh nghiệm nên tập trung vào 4 nhóm chính, ngắn gọn, sâu sắc, phù hợp và gắn với Đắk Nông.
![]() |
Phòng Lý luận chính trị - Lịch sử Đảng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đắk Nông tham luận tại Hội thảo |
Đồng chí Đoàn Văn Kỳ - Phó Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đánh giá dự thảo đã được biên tập, chỉnh sửa hoàn chỉnh hơn sau hội thảo lần 1 về nội dung, bố cục và diễn đạt. Nội dung đã có sự bóc tách, cụ thể về lịch sử phong trào công nhân và Công đoàn tỉnh Đắk Nông qua các giai đoạn lịch sử. Tuy nhiên, đại biểu cũng đề nghị Ban Biên tập nên xác định lại mốc phân chia thời gian, nội dung nhiều chương, phần viết còn dàn trải, dài dòng, cần viết gọn lại.
Còn đồng chí Lê Trúc Phương, nguyên Bí thư Huyện ủy Đắk Nông, cán bộ tỉnh Quảng Đức cũ đánh giá bản thảo đã bảo đảm phương pháp luận sử học, tính đảng, tính khoa học, nhằm làm sáng tỏ từng giai đoạn lịch sử, hoạt động của phong trào công nhân và quá trình phấn đấu, xây dựng trưởng thành của các cấp Công đoàn trong tỉnh; các tư liệu, hình ảnh và số liệu chính xác. Đồng chí hy vọng ấn phẩm sẽ góp phần tuyên truyền, cổ vũ, động viên, giáo dục lòng yêu nước, tự hào về truyền thống đấu tranh cách mạng của các thế hệ đi trước, phát huy truyền thống đoàn kết dân tộc, tinh thần hăng hái học tập, rèn luyện, lao động xây dựng quê hương Đắk Nông giàu mạnh.
![]() |
Đồng chí Nguyễn Văn Khanh, nguyên cán bộ hậu cần tỉnh Quảng Đức góp ý về bản thảo |
"Đây là ấn phẩm Lịch sử phong trào công nhân và Công đoàn tỉnh Đăk Nông, do vậy cần viết rõ và đầy đủ các cơ sở pháp lý về sự ra đời thành lập tổ chức Công đoàn tỉnh Đăk Nông; các mốc thời gian, sự kiện cần chính xác, tránh sai sót" - Đồng chí Đỗ Bích Huy, nguyên Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Đắk Nông (khóa II, III) đề nghị.
Phát biểu kết luận tại hội thảo, đồng chí Đinh Trọng Nhương - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Đắk Nông nhấn mạnh: "Việc sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn ấn phẩm “Lịch sử phong trào công nhân và Công đoàn tỉnh Đắk Nông 1929-2019” là việc làm ý nghĩa, tái hiện những chặng đường đấu tranh anh dũng chống giặc ngoại xâm cũng như ghi nhận những thành quả đạt được của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn tỉnh Đắk Nông qua các thời kỳ. Ấn phẩm này phải đảm bảo tính đảng, tính khoa học, phù hợp với lịch sử Đảng bộ tỉnh và tôn trọng lịch sử của phong trào CNVCLĐ, hoạt động Công đoàn tỉnh Đắk Nông; ghi nhận và làm nổi bật được những thành tích, đóng góp của cán bộ, đoàn viên, người lao động và hoạt động công đoàn.
Ấn phẩm sẽ là tài liệu quý giá lưu giữ các sự kiện lịch sử, khơi dậy niềm tự hào, tự tôn dân tộc, phát huy truyền thống cách mạng của quê hương, củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng tỉnh Đắk Nông ngày càng giàu đẹp và phát triển bền vững. Các ý kiến đóng góp tại hội thảo, LĐLĐ tỉnh sẽ tiếp thu để chỉnh sửa, bổ sung, sớm hoàn chỉnh ấn phẩm kịp ra mắt bạn đọc.
![]() Nghị quyết số 01/NQ-ĐCT ngày 18/9/2015 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn (TLĐ) về “Đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận, hoạt động ... |
![]() Nằm trong khuôn khổ các hoạt động của Dự án “Phụ nữ 3 - Tăng cường và phát triển năng lực hành động của lao ... |
![]() Công đoàn Viên chức Việt Nam vừa tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành mở rộng, triển khai kế hoạch Đại hội Công đoàn các ... |
Tin mới hơn

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận
Tin tức khác

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân
