|
Kết quả khảo cổ học cho thấy, hình xăm đã xuất hiện ở con người từ thời đồ đá mới; ở Nhật, trên những tượng đất nung nhỏ cũng cách nay 5.000 năm. Có thể giả định, xăm hình lúc đó giống như một thứ “ngôn ngữ”, một dạng “màu cờ, sắc áo” để nhận biết nhau trong một lãnh thổ, một cộng đồng. Rồi, sự tò mò, khao khát khám phá về thế giới kỳ bí của tự nhiên, vũ trụ khiến con người liên tưởng đến các lực lượng siêu nhiên, họ bắt đầu có quan điểm tôn giáo sơ khai và bày tỏ sự ngưỡng vọng, thuần phục bằng những lễ nghi, trong đó có cả những hình xăm trên cơ thể.
Nhà sử học Ngô Sĩ Liên trong “Đại Việt sử ký toàn thư” có chép: “Bấy giờ (thời Hùng Vương), dân ở rừng núi thấy cá tôm thường tụ họp ở sông ngòi, rủ nhau bắt cá để ăn, thường bị thuồng luồng làm hại. Bạch với vua, vua nói rằng: “Giống người Man ở núi có khác loài thủy tộc, loài ấy ưa cùng loài mà ghét khác loài, cho nên có tai nạn ấy”. Vua bèn sai mọi người lấy mực vẽ hình thủy quái ở mình. Từ đấy giống thuồng luồng trông thấy không cắn hại nữa. Tục người Bách Việt vẽ mình bắt đầu từ đấy”.
|
Những hình xăm dữ tợn giúp người xưa gây ấn tượng thị giác làm nhụt chí kẻ thù. Trong các cuộc tranh giành lãnh thổ, nguồn thức ăn, những đội quân hung hãn với những hình xăm ghê gớm, các vật phẩm bôi trên da màu sắc kỳ dị thường khiến đối thủ khiếp đảm. Xăm hình còn là phương tiện giải trí của con người trong những khoảng thời gian dài lê thê chuyển mùa, các biến động thời tiết như bão lụt - nằm dài trong các hang động - họ vẽ các hình thù cảm nhận được về thế giới lên những vách đá và xăm chích cả lên thịt da.
Ở thời kỳ ấy, việc khắc chạm trên da thịt bằng những vật dụng cực kỳ thô sơ sẽ gây chảy máu, đau đớn, còn là cách người xưa rèn luyện, chứng tỏ với chính mình, cộng đồng về khả năng chịu đựng và bản lĩnh kiên cường, sự hấp dẫn giới tính. Như thế, hình xăm còn là một chỉ dấu trưởng thành. Cũng không loại trừ đã có rất nhiều người bị chết, bị tàn tật bởi xăm hình.
![]() |
Hình xăm trên hài cốt người đàn ông tại dãy núi Altai (Nga) từ thời cổ đại. |
Dù mang ý nghĩa khác nhau và không đồng nhất ở các vùng địa lý, cũng hầu như không có sự “học hỏi, giao lưu”, song xăm hình đều “không hẹn mà gặp”, đã xuất hiện ở mức phổ quát trong đời sống con người từ Đông sang Tây. Điều đó nói lên vai trò quan trọng không thể thiếu của xăm hình đối với hoạt động sống của con người. Cách nhìn nhận, đánh giá về xăm hình mỗi thời cũng rất khác nhau, song không thể phủ nhận nó đã trở thành một nét văn hóa đặc sắc song hành cùng con người trong suốt các thế kỷ xưa, sau.
![]() |
Bản vẽ vị trí và hình dạng hình xăm trên một xác ướp Ai Cập. |
Duy chỉ có vấn đề xăm hình an toàn, do trình độ phát triển nên chưa được người xưa nghĩ tới. Vả chăng, hiểm họa đó hoàn toàn không đáng kể so với hiểm nguy của địch họa thiên tai mà họ phải đối mặt liên tục trong từng thời khắc hàng này.
Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay
Tin tức khác
