Tập trung mọi nguồn lực chăm lo phúc lợi cho ĐV & NLĐ
Thời gian qua, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã có nhiều hoạt động phúc lợi được đẩy mạnh, cùng với việc tìm kiếm, thương lượng, thỏa thuận, với các doanh nghiệp, đơn vị, đối tác lớn, uy tín đã mang lại những kết quả tích cực.
Theo báo cáo mới nhất của Tổng LĐLĐ Việt Nam, có khoảng 5,5 triệu lượt ĐV & NLĐ được hưởng lợi với số tiền khoảng 2.143 tỷ đồng; 2,6 triệu lượt ĐV & NLĐ thụ hưởng số tiền trên 300 tỷ đồng từ cơ sở vật chất của tổ chức công đoàn; 30 triệu lượt ĐV & NLĐ được thụ hưởng số tiền 22.693 tỷ đồng từ các hoạt động xã hội, từ thiện được thực hiện hiệu quả trong dịp Tết, Tháng Công nhân, ngày lễ… Việc chăm lo cho ĐV & NLĐ gặp khó khăn trong đại dịch Covid-19 được thực hiện kịp thời với gần 6.000 tỷ đồng cho hơn 10 triệu ĐV & NLĐ.
Trên cơ sở kiến nghị của Tổng LĐLĐ Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Theo đó, Đề án bổ sung nội dung quỹ đất làm nhà ở cho công nhân; chỉ rõ vai trò, trách nhiệm của Tổng LĐLĐ Việt Nam trong việc triển khai xây dựng 01 triệu căn hộ nhà ở trong gói 12.000 tỷ đồng.
![]() |
Quang cảnh Hội nghị Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam. Ảnh: Hải Nguyễn |
Tại Hội nghị Ban chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam lần thứ 14 (Khoá XII) diễn ra cuối tháng 6/2023, các nội dung liên quan đến quyền lợi, lợi ích, phúc lợi của cán bộ, công chức, ĐV & NLĐ đã được tổng hợp, đề xuất, thảo luận, bàn bạc và đưa vào nghị quyết để thực hiện.
Việc chăm lo lợi ích tinh thần được chú trọng và quan tâm ở tất cả các cấp công đoàn, đặc biệt ở cấp cơ sở. Đã có hơn 9,5 triệu lượt ĐV & NLĐ được thụ hưởng các hoạt động chăm lo lợi ích tinh thần. Trên 2,6 triệu lượt ĐV & NLĐ được hưởng ưu đãi từ công đoàn cho các hoạt động tại cung văn hóa, trung tâm thể thao với số tiền trên 300 tỷ đồng.
Nhằm mang lại nhiều nhất, phù hợp nhất các lợi ích, phúc lợi cho ĐV & NLĐ, công đoàn cấp trên cơ sở đã tích cực hỗ trợ, hướng dẫn công đoàn cơ sở ký mới 14.006 bản thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) doanh nghiệp (gấp 10,54 lần số TƯLĐTT ký mới trong nhiệm kỳ 2013-2018, nâng tỷ lệ doanh nghiệp đã thành lập CĐCS ký TƯLĐTT lên 71,68%).
Nhiều điển hình, mô hình chăm lo được phát hiện và nhân rộng trong toàn hệ thống. Hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực hiện chăm lo phúc lợi, lợi ích cho ĐV & NLĐ đã được triển khai tương đối đồng bộ, định kỳ góp phần quan trọng tổ chức thực hiện đạt chỉ tiêu, kết quả đề ra theo Chương trình 1734.
Những hoạt động trên đã góp phần xây dựng niềm tin cho ĐV, nhằm tập hợp, thu hút đông đảo NLĐ quan tâm, tự nguyện gia nhập tổ chức Công đoàn.
Những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới
Thời gian tới, dự báo tình hình kinh tế - xã hội có nhiều khó khăn, đời sống, việc làm của ĐV & NLĐ tiếp tục bị ảnh hưởng, Tổng LĐLĐ Việt Nam dự báo các vấn đề thiết thực như: nhu yếu phẩm, nhà ở, tìm kiếm việc làm, nâng cao, chuyển đổi kỹ năng, nghề nghiệp, y tế, giáo dục cho con của ĐV & NLĐ, cải thiện đời sống tinh thần tiếp tục là mối quan tâm đặc biệt của ĐV & NLĐ.
Để làm tốt hơn các hoạt động phúc lợi, Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị các cấp công đoàn cần tập trung ưu tiên nâng cao chất lượng cuộc sống công chức, viên chức, NLĐ; cần tập trung vào những vấn đề được đông đảo ĐV & NLĐ quan tâm, thể hiện rõ nét vai trò của tổ chức Công đoàn. Đồng thời, nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách để đảm bảo tiền lương của ĐV & NLĐ; nâng cao chất lượng hiệu quả các hoạt động phát huy tinh thần tương thân, tương ái, không để ĐV & NLĐ rơi vào cảnh bất khả kháng, bị bỏ lại phía sau; chủ động nghiên cứu, đề xuất, đổi mới phương thức, quy mô quản lý để phát triển nhà ở xã hội, đặc biệt nhà ở cho ĐV & NLĐ tại khu công nghiệp.
Bên cạnh đó cần tích cực tham gia và chủ động tổ chức các hoạt động góp phần cải thiện mạnh mẽ đời sống tinh thần của ĐV & NLĐ. Đa dạng các hoạt động văn hóa, giao lưu, du lịch để tăng cường gắn kết tinh thần của ĐV & NLĐ; tích cực tham gia phúc lợi xã hội, phúc lợi doanh nghiệp nhất là những đối tượng có thu nhập thấp, lao động nữ, lao động yếu thế, lao động đặc thù.
Đặc biệt cần nghiên cứu, đề xuất triển khai hệ thống phúc lợi xã hội cho ĐV & NLĐ. Phát triển mạnh mẽ phúc lợi doanh nghiệp dành cho NLĐ, nhằm chia sẻ, hỗ trợ khuyến khích NLĐ gắn bó với doanh nghiệp, đảm bảo cuộc sống của NLĐ, tái sản xuất và mở rộng sức lao động. Cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả các chương trình, mô hình chăm lo lợi ích cho ĐV & NLĐ. Xây dựng, ký kết và triển khai thực hiện các thỏa thuận hợp tác đảm bảo thiết thực, chất lượng.
Với nhiều hoạt động chăm lo, tạo phúc lợi cho ĐV & NLĐ, các cấp công đoàn thực sự trở thành điểm tựa góp phần giúp người lao động vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống, ngày càng gắn bó hơn với tổ chức Công đoàn và tích cực hăng say lao động sản xuất, góp phần vào thành tích chung của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
![]() Thỏa thuận hợp tác giữa Công đoàn Viên chức Việt Nam và 4 đơn vị về “Chương trình phúc lợi cho đoàn viên” có nội ... |
![]() Chiều 1/6, LĐLĐ tỉnh Khánh Hòa tổ chức ký thỏa thuận hợp tác chương trình phúc lợi cho đoàn viên, người lao động với Công ... |
![]() Sáng ngày 31/5/2023, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Công ty Cổ phần Xà phòng Hà Nội ... |
Tin mới hơn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát
Tin tức khác

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy
