![]() |
Hàng chục nghìn lao động Việt Nam đang có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài. Ảnh: PV |
Theo thống kê của Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH), tính đến ngày 15/6, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là 51.677 người. Đáng chú ý, số lao động này chủ yếu xuất cảnh trong tháng 4 và tháng 5, bởi 3 tháng đầu năm hầu hết các thị trường vẫn đang đóng cửa do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Hoạt động xuất khẩu lao động trở lại bình thường là tin vui với hàng chục nghìn lao động đang có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài hiện nay.
Bên cạnh các thị trường truyền thống, Bộ LĐ-TB&XH đang tiếp tục thúc đẩy ký kết các thỏa thuận về hợp tác lao động với các nước như: CHLB Đức, Liên bang Nga, Israel và một số thị trường châu Âu khác để mở rộng thị trường lao động.
5 năm qua, xu hướng lao động Việt Nam lựa chọn và dịch chuyển sang các nước phát triển như: Mỹ, Canada, Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc... do thu nhập tại các nước này khá cao. Ngoài thu nhập cao, lựa chọn những thị trường này còn giúp người lao động nâng cao tay nghề và trình độ ngoại ngữ, tuy vậy các tiêu chuẩn tiếp nhận của các nước này cũng ở mức cao hơn.
Đi làm việc ở nước ngoài khi không có trình độ tay nghề đồng nghĩa với điều kiện làm việc không bảo đảm và thu nhập cũng thấp, do đó không còn hấp dẫn người lao động.
![]() |
Đi lao động ở các nước có thu nhập cao đều yêu cầu phải có chuyên môn vững chắc và ngoại ngữ tốt. Ảnh: PV |
Ông Nguyễn Gia Liêm - Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, thời gian tới Cục sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng, doanh nghiệp để nâng cao chất lượng người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Tập trung đẩy mạnh gắn kết giữa doanh nghiệp dịch vụ và các nhà trường trong việc chuẩn bị, tạo nguồn. Cùng với đó, Cục cũng sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp tăng cường chất lượng trong công tác tuyển chọn và đào tạo người lao động (về ngoại ngữ, tay nghề và ý thức tổ chức kỷ luật) đáp ứng được yêu cầu của nước tiếp nhận.
Các nước tiếp nhận ngày càng khắt khe hơn trong việc yêu cầu tuyển chọn lao động, nhất là các thị trường có mức lương cao. Do vậy, ông Nguyễn Gia Liêm khuyến cáo lao động Việt Nam muốn ra nước ngoài làm việc, ngoài sức khỏe còn phải trang bị chuyên môn nghề nghiệp vững chắc, ngoại ngữ thật tốt để thuận lợi cho giao tiếp trong công việc và cả cuộc sống.
Đi làm việc ở nước ngoài sẽ giúp người lao động có thu nhập tốt hơn. Hiện nay, tại các công ty trong nước, nhiều người lao động xin nghỉ việc để đi làm ở nước ngoài cũng làm cho các doanh nghiệp trong nước thiếu hụt lao động. Thế nhưng xu hướng đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng vẫn đang là lựa chọn của đông đảo lao động trẻ các tỉnh, thành trong cả nước.
![]() Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tạo nên đột phá mạnh làm thay đổi mạnh mẽ toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý ... |
![]() Đây là hoạt động nhằm cụ thể hóa Chương trình hành động số 11 ngày 23/8/2021 của Tỉnh ủy Thái Nguyên, Kế hoạch số 185 ... |
![]() Sáng ngày 24/6, tại Nha Trang (Khánh Hòa) đã khai mạc tọa đàm: "Liên kết phát triển tiểu vùng Nam Trung Bộ trong bối cảnh ... |
Tin mới hơn

Chinh phục nhà tuyển dụng: Bí kíp săn việc tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội
Hơn 14.000 vị trí việc làm đầu Xuân cho người lao động ở Huế
Cẩn trọng “sàng lọc” thông tin tuyển dụng lao động sau Tết
Tin tức khác
Lương tổng công trình sư về vũ khí tối đa có thể lên đến 220 triệu/tháng
Hà Nội: Hàng ngàn cơ hội việc làm mở ra cho chiến sĩ nghĩa vụ công an

Công ty CP Đầu tư BVN Quảng Bình tuyển 82 lao động với nhiều vị trí việc làm

NVIDIA tuyển dụng nhiều vị trí tại Việt Nam - cơ hội lớn cho nhân tài công nghệ

Công ty Cổ phần Kim Long Motor Huế tuyển dụng 1.000 lao động
