Theo đó, con đường gốm sứ Hà Nội, đoạn ngã ba Nghi Tàm - Xuân Diệu hiện được phá bỏ gần 600m. Nhiều người dân Thủ đô tỏ ra nuối tiếc bởi con đường gốm sứ từng được Tổ chức Kỷ lục Guinness Thế giới ghi nhận là "Bức tranh ghép gốm sứ lớn nhất thế giới". Đây là công trình mang tính biểu tượng của Thủ đô trong suốt 10 năm qua và cũng là nơi thu hút nhiều sự chú ý của khách du lịch.
Việc phá bỏ gần 600m có thể ảnh hưởng đến danh hiệu do Tổ chức Kỷ lục Guinness Thế giới công nhận trước đó. Bởi vậy, việc làm này phải được báo cáo với Tổ chức Kỷ lục Guinness Thế giới và cam kết sẽ làm bù lại.
Họa sỹ Nguyễn Thu Thủy - Giám đốc Công ty Nghệ thuật Tân Hà Nội - đơn vị trực tiếp tham gia thiết kế con đường gốm sứ chia sẻ: "Tôi rất tiếc về việc phá dỡ đoạn tranh gần 600m giữ Kỷ lục Guinness Thế giới vì đây là công sức của tập thể, các nghệ sĩ, các nhà tài trợ để tạo nên từng viên gốm trên bức tranh. Tôi sẽ báo cáo con số này đến Tổ chức Kỷ lục Guinness Thế giới với lời hứa là sẽ xin làm đền bù lại. Chúng tôi sẽ cố gắng tạo nên kỷ lục mới phá vỡ kỷ lục cũ".
![]() |
Con đường gốm sứ bị phá bỏ để mở rộng đê sông Hồng - Ảnh: VTC |
Con đường gốm sứ ven Hà Nội chính thức khởi công năm 2007, hoàn thành vào tháng 10/2010. Đây là công trình nghệ thuật kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Công trình dài gần 4km với diện tích khoảng 6.500m2, đi qua các quận Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng. Đây chính là bức tranh gốm đa dạng, mang dấu ấn của làng gốm Bát Tràng, Chu Đậu, Phù Lãng.
Từ giữa tháng 9/2010, có nhiều vết nứt và rạn vỡ trên các bức tường dọc theo con đường này.
Năm 2015 và 2017, công trình được tu sửa, tuy nhiên sau đó tiếp tục xuất hiện nhiều dấu hiệu xuống cấp trầm trọng.
![]() Covid-19 - Cập nhật thông tin 7h sáng ngày 7/6, số người nhiễm trên toàn cầu đã lên tới hơn 6,96 triệu người với hơn ... |
![]() Nỗi bức xúc của cư dân chung cư GP Invest, số 170 Đê La Thành, Đống Đa, Hà Nội xuất phát từ tiếng ồn và mùi ... |
![]() Câu hỏi ấy hôm nay lại phải dành cho một công trình sừng sững giữa quận trung tâm của Thủ đô: Công trình xử lý ... |
Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay
Tin tức khác
