Đời sống

Con đường gốm sứ Hà Nội xuống cấp: "Đừng để nó bị hoang tàn rất phản cảm"

Ý Yên
Tác giả: Ý Yên
Chưa đầy 10 năm sau khi khánh thành, con đường gốm sứ ở Hà Nội lại một lần nữa bị xuống cấp với nhiều đoạn trang trí bị bong tróc, nứt vỡ một cách tệ hại. 
con duong gom su ha noi xuong cap khong can to va dai ma can chat luong
Con đường gốm sứ Hà Nội tiếp tục xuống cấp - Ảnh: M.K

Con đường gốm sứ là một trong những công trình chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, từng ghi danh vào kỷ lục Guinness là "bức tranh ghép gốm lớn nhất thế giới" với chiều dài gần 4km, tổng diện tích tranh khoảng 7.000 m2.

Mặc dù vậy, sau khi khánh thành vào năm 2010 đến nay, con đường gốm sứ thường xuyên bị bong tróc, rạn nứt, có đoạn bị bong tới hàng m2, để lộ rõ khoảng tường xi măng bên trong khiến bức tranh trở nên xấu xí, phản cảm.

Sau nhiều lần đại tu, gần đây là vào năm 2015 và 2017 với chi phí hàng tỷ đồng, đến nay con đường gốm sứ tiếp tục xuống cấp khiến nhiều người đặt ra câu hỏi về chất lượng cũng như ý thức bảo vệ công trình công cộng của người dân và nhà quản lý.

Trao đổi với Cuộc sống an toàn, họa sĩ Trần Khánh Chương - Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam cho rằng: "Đây là công trình công cộng ngoài trời, chịu tác động bởi môi trường tự nhiên và con người cho nên không tránh khỏi việc hư hỏng, xuống cấp. Điều quan trọng là cơ quan quản lý phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra, tu sửa, không thể để làm xong rồi thì bỏ đó, để xuống cấp trong một thời gian dài. Cũng đừng đổ lỗi cho ý thức của người dân mà trách nhiệm đầu tiên phải thuộc về người quản lý".

Trước đây họa sĩ Nguyễn Thu Thủy, Công ty TNHH Nghệ thuật Tân Hà Nội - đơn vị thi công công trình này từng lý giải về sự bong tróc các mảng trang trí này là do lớp vữa không bền gây ra đứt gãy, bong nứt... Trong khi Sở Xây dựng TP Hà Nội cho rằng công trình chịu ảnh hưởng bởi sự rung lắc do nằm ngay cạnh đường giao thông.

Chia sẻ về thực trạng của con đường gốm sứ Hà Nội hiện nay, họa sĩ Ba Tỉnh bày tỏ: "Tôi biết công trình này từ ngày đầu và biết cả tác giả. Đây là một ý tưởng rất hay cần được ủng hộ, tuy nhiên có 2 ý thế này: Thứ nhất, tranh sứ phải đẹp mà thật bền vững hàng trăm năm nên đầu tư phải trọng điểm, làm đâu được đấy, không ôm đồm hình thức, không đặt vấn đề "to và dài" nhất trong khi chất lượng, chất liệu lại tồi. Thứ hai, đây là công trình văn hóa công cộng, mọi người dân phải cùng có ý thức chăm lo bảo dưỡng để công trình đẹp mà "rất vệ sinh". Chỉ vậy thôi đã quý rồi, đừng để nó bị hoang tàn rất phản cảm!"

"Con đường gốm sứ" có 21 trường đoạn chạy dài từ cửa khẩu An Dương đến cửa khẩu Vạn Kiếp (Hoàn Kiếm) theo các chủ đề: Tôn vinh di sản nghệ thuật của cha ông thông qua ngôn ngữ của các hoạ tiết hoa văn theo dòng chảy lịch sử từ Đông Sơn qua Lý - Trần - Lê - Nguyễn; tái hiện các hoa văn đặc trưng và tiêu biểu trên thổ cẩm; tranh gốm của các em thiếu nhi Việt Nam và quốc tế với chủ đề Hà Nội - Thành phố vì hòa bình; tranh đương đại của các nghệ sĩ Việt Nam và quốc tế...

Năm 2010, “Con đường gốm sứ” đã được Tổ chức Guinness công nhận là bức tranh gốm dài nhất thế giới. Bản thân nhà báo, họa sĩ Thu Thủy - tác giả của ý tưởng cũng được vinh danh là Công dân ưu tú Thủ đô.

con duong gom su ha noi xuong cap khong can to va dai ma can chat luong Vụ 39 người chết trong container: Cảnh sát Anh truy nã hai nghi phạm mới

Cảnh sát hạt Essex (Anh) hiện đang truy nã hai nghi phạm mới vì cho rằng họ là “mắt xích” quan trọng trong việc điều ...

con duong gom su ha noi xuong cap khong can to va dai ma can chat luong Con đường gốm sứ ở Hà Nội đang xuống cấp ra sao?

Con đường gốm sứ ở Hà Nội từng nhận kỷ lục Guinness là “Bức tranh ghép gốm sứ lớn nhất thế giới” đến nay nhiều ...

con duong gom su ha noi xuong cap khong can to va dai ma can chat luong Hà Nội sắp có thêm con đường gốm sứ

Theo đó, trên mặt tường đê bê tông ở trước mặt phố Nghi Tàm, quận Tây Hồ sẽ được trang trí các bức tranh gốm.

Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Khi pháp luật thôi là rào cản, mà trở thành điểm tựa, người công nhân sẽ không còn là người “thi hành ý tưởng” mà có thể là người “khởi xướng đổi mới”. Chính sách pháp lý ấy, nếu được thực thi đúng đắn sẽ đưa tầng lớp lao động bước vào vai trò trung tâm của cuộc cách mạng đổi mới quốc gia.
Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Việc Chính phủ được đề nghị phân bổ tối thiểu 3% ngân sách nhà nước cho khoa học – công nghệ và nâng dần lên 2% GDP, là bước chuyển từ “lời nói” thành “hành động”. Đây là tín hiệu cho thấy, Nhà nước đang xác lập một ưu tiên quốc gia mới và ưu tiên ấy không chỉ dành cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm cao cấp mà còn dành cho công nhân, kỹ sư, người lao động nơi xưởng máy, công trình, đồng ruộng.
“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Từ ruộng đồng đến nhà máy, từ làng quê đến khu công nghiệp, hàng triệu công nhân và người lao động Việt Nam đang từng ngày nỗ lực vươn lên bằng chính sức mình.

Tin tức khác

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

Hà Nội đang nỗ lực mạnh mẽ để thúc đẩy sự phát triển và gia tăng nguồn cung cấp nhà ở cho người lao động thu nhập thấp. Trong bối cảnh này, 7 dự án nhà ở xã hội đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

Người lao động xếp hàng mua vàng ngày vía Thần tài, cầu lộc đầu năm

Với mong muốn mua vàng vào ngày vía Thần tài (mùng 10 tháng Giêng hàng năm) sẽ mang lại may mắn, tài lộc, nhiều người lao động đã xếp hàng dài tại các cửa hàng vàng bạc đá quý, tranh thủ giờ nghỉ để kịp "rước lộc" về nhà.

Công nhân trở lại làm việc sau Tết Nguyên đán 2025 với tỷ lệ cao

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, không khí lao động sản xuất đã sôi động trở lại trên khắp các nhà máy, xí nghiệp.

Về Tết

Trằn trọc. Đêm nay thật dài. Sáng sớm mai mình sẽ về quê. Sao anh ấy có thể ngủ nhỉ? Mà không phải chạy vạy lo lắng các thứ nữa thì ngủ ngon chứ sao…

Công nhân trở lại làm việc: Mong một năm mới tốt đẹp!

Từ tối ngày 1/2 (mùng 4 Tết) cho đến hôm nay (2/2, mùng 5 Tết), dòng người ở các tỉnh miền Tây bắt đầu quay trở lại các tỉnh Đông Nam Bộ để làm việc sau kỳ nghỉ Tết.

Ngày Tết trên cảng biển Chân Mây

Đêm giao thừa Tết Ất Tỵ, trời Huế mưa rét căm căm. Nhưng sáng mùng Một, biển Chân Mây bừng lên sắc xuân, trời quang, nắng ấm. Đúng thời khắc ấy, du thuyền hạng sang Celebrity Solstice chở hơn 3.000 du khách quốc tế cập cảng. Anh công nhân Lê Dũng, trong bộ đồ lao động đã sờn, sẵn sàng cho công việc đầu tiên của năm mới.
Xem thêm