Đời sống

Giải pháp khắc phục một số khó khăn, vướng mắc trong thực hiện gói 62 nghìn tỷ

TS. NGUYỄN THANH LÝ  (Học viện Khoa học Xã hội)
Việc giải ngân gói hỗ trợ 62 nghìn tỷ theo Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 9/4/2020 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 là vấn đề được xã hội đặc biệt quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ một số vấn đề về điều kiện, thủ tục để đối tượng người lao động (NLĐ) được thụ hưởng; những khó khăn, vướng mắc khi triển khai và đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những vướng mắc đó.
Dự kiến có 30.000 giáo viên tư thục được hỗ trợ với mức 1,8 triệu đồng/tháng Tiếp thu kiến nghị của Tổng Liên đoàn về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của gói 62.000 tỷ Doanh nghiệp dù còn một đồng doanh thu, lao động không được hỗ trợ từ gói 62.000 tỷ?
1112 62

Thủ tướng ký Nghị quyết thông qua gói an sinh xã hội 62.000 tỷ đồng. (Ảnh minh họa)

1. Đối tượng được thụ hưởng

Theo quy định của Nghị quyết nói trên, NLĐ để được hưởng chính sách hỗ trợ an sinh xã hội từ gói 62 nghìn tỷ đồng của Chính phủ phải đáp ứng các điều kiện sau:

Thứ nhất, NLĐ tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động (HĐLĐ) hoặc nghỉ việc không hưởng lương được hỗ trợ khi có đủ các điều kiện: 1). Thời gian tạm hoãn thực hiện HĐLĐ, nghỉ việc không hưởng lương trong thời hạn của HĐLĐ, từ 01 tháng liên tục trở lên tính từ ngày 01/4/2020 đến hết ngày 30/6/2020 và thời điểm bắt đầu tạm hoãn thực hiện HĐLĐ, nghỉ việc không hưởng lương từ ngày 01/4/2020 đến ngày 01/6/2020. 2). Đang tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc tính đến thời điểm ngay trước khi tạm hoãn thực hiện HĐLĐ hoặc nghỉ việc không hưởng lương. 3). Làm việc tại các doanh nghiệp không có doanh thu hoặc không còn nguồn tài chính để trả lương (sau khi đã sử dụng các quỹ dự phòng tiền lương, nguồn lợi nhuận sau thuế và các nguồn tài chính hợp pháp khác của doanh nghiệp, số dư đến ngày 31/3/2020) do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.

0414 ftr 175nghinty
Đã chi trả 17,5 nghìn tỷ đồng từ gói hỗ trợ an sinh 62 nghìn tỷ đồng. (Ảnh minh họa)

Thứ hai, NLĐ bị chấm dứt HĐLĐ, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp (TCTN) được hỗ trợ kinh phí khi có đủ các điều kiện sau đây: 1). Có giao kết HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc trước thời điểm ngày 01/4/2020 và đang tham gia BHXH bắt buộc. 2). Bị chấm dứt HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc trong khoảng thời gian từ ngày 01/4/2020 đến hết ngày 15/6/2020 nhưng không đủ điều kiện hưởng TCTN theo quy định. 3). Không có thu nhập hoặc có thu nhập thấp hơn mức chuẩn cận nghèo.

Thứ ba, NLĐ không có giao kết HĐLĐ bị mất việc làm được hỗ trợ khi có đủ các điều kiện sau: 1). Mất việc làm và có thu nhập thấp hơn mức chuẩn cận nghèo trong thời gian từ ngày 01/4/2020 đến ngày 30/6/2020. 2). Cư trú hợp pháp tại địa phương. 3). Thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp, làm một trong những công việc sau: bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ không có địa điểm cố định; thu gom rác, phế liệu; bốc vác, vận chuyển hàng hóa; lái xe mô tô 2 bánh chở khách, xe xích lô chở khách; bán lẻ xổ số lưu động; tự làm hoặc làm việc tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, lưu trú, du lịch, chăm sóc sức khỏe.

Mức hỗ trợ: Đối với NLĐ tạm hoãn thực hiện HĐLĐ hoặc nghỉ việc không hưởng lương mức hỗ trợ là 1.800.000 đồng/người/tháng. Đối với NLĐ bị chấm dứt HĐLĐ, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng TCTN và NLĐ không có giao kết HĐLĐ bị mất việc làm mức hỗ trợ là 1.000.000 đồng/người/tháng.

Thời gian hỗ trợ: Theo thời gian thực tế tạm hoãn thực hiện HĐLĐ, nghỉ việc không lương, theo hàng tháng tùy vào tình hình thực tế của diễn biến dịch, tính từ ngày 01/4/2020 và không quá 3 tháng.

0013 62 ty
Bà Nguyễn Thị Lam (74 tuổi, Hà Nội) có hoàn cảnh rất khó khăn mong gói hỗ trợ được triển khai nhanh. (Ảnh: Xuân Tùng/Tiền Phong)

2. Một số khó khăn, vướng mắc

Thực tế quá trình triển khai thực hiện gói hỗ trợ nói trên đã phát sinh một số khó khăn, vướng mắc.

Thứ nhất, về nguyên tắc, việc hỗ trợ bảo đảm đúng đối tượng, công khai, minh bạch, không để lợi dụng, trục lợi chính sách, một đối tượng chỉ được hưởng một chế độ hỗ trợ và không hỗ trợ đối tượng tự nguyện không tham gia (hoặc từ chối hỗ trợ). 6 nhóm công việc được xác định nếu đủ điều kiện sẽ được hưởng hỗ trợ, nhưng trong quá trình thực hiện còn nhiều vướng mắc trong việc xác định các nhóm ngành nghề như thế nào cho chính xác để không bỏ sót đối tượng cũng như không để xảy ra trường hợp trục lợi chính sách.

Thực tế, có rất nhiều ý kiến băn khoăn về nhóm NLĐ làm việc tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực “chăm sóc sức khỏe” được hiểu như thế nào? Hoặc quy định về lao động tự do bị mất việc làm nhưng lại là lao động phi nông nghiệp trong khi đa phần các lao động vừa làm nông nghiệp vừa kiếm thêm thu nhập từ các công việc phi nông nghiệp. Trong thời gian giãn cách xã hội mọi công việc bị ngừng trệ, họ không có việc làm, không có thu nhập nhưng lại không thuộc nhóm đối tượng được hỗ trợ theo Quyết định 15/2020/QĐ-TTg nên cũng rất khó khăn. Ngoài ra, nhiều trường hợp NLĐ có nơi cư trú và nơi làm việc khác nhau nên khó xác định thu nhập, công việc dẫn đến lúng túng trong việc làm hồ sơ, thủ tục.

Thứ hai, trong khoảng thời gian ngắn (từ tháng 4 đến tháng 6/2020), việc rà soát, xác nhận mức thu nhập, tổng hợp danh sách phụ thuộc rất lớn vào khả năng của đội ngũ cán bộ cấp xã, phường vốn rất mỏng và phải kiêm nhiệm nhiều công việc hành chính khác, do đó, quá trình triển khai, thực hiện nhiệm vụ gặp nhiều khó khăn.

Thứ ba, NLĐ phải làm hồ sơ đề nghị thông qua tổ chức CĐCS (nếu có), cơ quan BHXH, doanh nghiệp hoặc UBND cấp xã; sau đó gửi hồ sơ đề nghị đến UBND cấp huyện; UBND cấp huyện thẩm định trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh ban hành quyết định phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ, đồng thời chỉ đạo thực hiện chi trả hỗ trợ. Dù đã rất rõ ràng, chặt chẽ về mặt thủ tục song hồ sơ qua nhiều khâu sẽ ảnh hưởng đến tiến độ triển khai, thực hiện.

Đáng lưu ý, để NLĐ tạm hoãn thực hiện HĐLĐ hoặc nghỉ việc không lương được hỗ trợ có điều kiện doanh nghiệp phải chứng minh được không có doanh thu hoặc không có nguồn tài chính để trả lương cho NLĐ, thực tế doanh nghiệp vẫn còn hoạt động nên việc chứng minh này từ phía doanh nghiệp rất khó thực hiện.

0443 goi 62 nghin ty dong1
Tỉnh Vĩnh Long đang triển khai chi trả hỗ trợ từ gói 62 nghìn tỷ đồng của Chính phủ cho người dân khó khăn do Covid-19 tại các huyện Trà Ôn, Bình Tân và Long Hồ. (Ảnh minh họa)

3. Đề xuất một số giải pháp khắc phục khó khăn, vướng mắc

Một là, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cần nhanh chóng, kịp thời hướng dẫn và giải đáp những thắc mắc của các địa phương, doanh nghiệp thực hiện thống nhất các quy định trong Nghị quyết số 42/NQ-CP và Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg nhằm tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong quá trình làm thủ tục hỗ trợ cho NLĐ như: Quy định về nhóm công việc là điều kiện để được hỗ trợ; trường hợp NLĐ có nơi thường trú và tạm trú không trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nếu đề nghị hưởng hỗ trợ tại nơi thường trú thì phải có xác nhận của UBND cấp xã nơi tạm trú về việc không đề nghị hưởng các chính sách.

Hai là, các cơ quan chức năng cần thông qua tổ chức CĐCS phối hợp và hướng dẫn các doanh nghiệp làm hồ sơ, thủ tục cho NLĐ bị tạm hoãn thực hiện HĐLĐ hoặc nghỉ việc không lương được hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời. Tăng cường hơn nữa vai trò giám sát của Ủy ban MTTQ đối với các cơ quan, cá nhân liên quan trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ nhằm phát hiện và xử lý những vi phạm theo đúng nguyên tắc bảo đảm đúng đối tượng, công khai, minh bạch, không để lợi dụng, trục lợi chính sách.

Ba là, tăng cường đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác rà soát, xác nhận thu nhập, tổng hợp danh sách NLĐ thuộc đối tượng được hỗ trợ. Cần tăng cường đội ngũ cán bộ UBND các cấp quận, huyện xã để thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Quyết định 15/2020/QĐ-TTg.

Tài liệu tham khảo:

1. Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 9/4/2020 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19

2. Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 24/4/2020 về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19

3. Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016-2020.

4. Nguyễn Síu, Cù Hòa (6/5/2020), Hà Nội: Khó khăn trong xác nhận nhóm lao động tự do hưởng gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng, Báo Dân sinh.

5. Bích Ngọc (17/5/2020), Vì sao chưa công nhân nào ở Bình Dương tiếp cận gói hỗ trợ 62.000 tỷ? Báo VOV1.

Vụ sập công trình ở Phú Thọ: Chế độ dành cho các trường hợp tử vong Vụ sập công trình ở Phú Thọ: Chế độ dành cho các trường hợp tử vong

Trong trường hợp người lao động không đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH) mà không may bị tai nạn lao động thì chủ sử dụng ...

Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 3/9 Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 3/9

Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 3/9, tổng số người nhiễm trên toàn cầu đã vượt con số 26 triệu, hơn 866 ...

Quốc khánh và quốc tịch Quốc khánh và quốc tịch

Giông bão, đau thương, mất mát và rất nhiều hy sinh để có được ngày Quốc khánh 75 năm trước.

Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Khi pháp luật thôi là rào cản, mà trở thành điểm tựa, người công nhân sẽ không còn là người “thi hành ý tưởng” mà có thể là người “khởi xướng đổi mới”. Chính sách pháp lý ấy, nếu được thực thi đúng đắn sẽ đưa tầng lớp lao động bước vào vai trò trung tâm của cuộc cách mạng đổi mới quốc gia.
Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Việc Chính phủ được đề nghị phân bổ tối thiểu 3% ngân sách nhà nước cho khoa học – công nghệ và nâng dần lên 2% GDP, là bước chuyển từ “lời nói” thành “hành động”. Đây là tín hiệu cho thấy, Nhà nước đang xác lập một ưu tiên quốc gia mới và ưu tiên ấy không chỉ dành cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm cao cấp mà còn dành cho công nhân, kỹ sư, người lao động nơi xưởng máy, công trình, đồng ruộng.
“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Từ ruộng đồng đến nhà máy, từ làng quê đến khu công nghiệp, hàng triệu công nhân và người lao động Việt Nam đang từng ngày nỗ lực vươn lên bằng chính sức mình.

Tin tức khác

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

Hà Nội đang nỗ lực mạnh mẽ để thúc đẩy sự phát triển và gia tăng nguồn cung cấp nhà ở cho người lao động thu nhập thấp. Trong bối cảnh này, 7 dự án nhà ở xã hội đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

Người lao động xếp hàng mua vàng ngày vía Thần tài, cầu lộc đầu năm

Với mong muốn mua vàng vào ngày vía Thần tài (mùng 10 tháng Giêng hàng năm) sẽ mang lại may mắn, tài lộc, nhiều người lao động đã xếp hàng dài tại các cửa hàng vàng bạc đá quý, tranh thủ giờ nghỉ để kịp "rước lộc" về nhà.

Công nhân trở lại làm việc sau Tết Nguyên đán 2025 với tỷ lệ cao

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, không khí lao động sản xuất đã sôi động trở lại trên khắp các nhà máy, xí nghiệp.

Về Tết

Trằn trọc. Đêm nay thật dài. Sáng sớm mai mình sẽ về quê. Sao anh ấy có thể ngủ nhỉ? Mà không phải chạy vạy lo lắng các thứ nữa thì ngủ ngon chứ sao…

Công nhân trở lại làm việc: Mong một năm mới tốt đẹp!

Từ tối ngày 1/2 (mùng 4 Tết) cho đến hôm nay (2/2, mùng 5 Tết), dòng người ở các tỉnh miền Tây bắt đầu quay trở lại các tỉnh Đông Nam Bộ để làm việc sau kỳ nghỉ Tết.

Ngày Tết trên cảng biển Chân Mây

Đêm giao thừa Tết Ất Tỵ, trời Huế mưa rét căm căm. Nhưng sáng mùng Một, biển Chân Mây bừng lên sắc xuân, trời quang, nắng ấm. Đúng thời khắc ấy, du thuyền hạng sang Celebrity Solstice chở hơn 3.000 du khách quốc tế cập cảng. Anh công nhân Lê Dũng, trong bộ đồ lao động đã sờn, sẵn sàng cho công việc đầu tiên của năm mới.
Xem thêm