![]() |
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm công nhân lao động tại Bắc Ninh. Ảnh: Minh Khôi |
Theo ghi nhận của Tổng LĐLĐ Việt Nam, hiện nay, nổi lên một số vấn đề trong công nhân lao động do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Đó là một số cuộc ngừng việc tập thể diễn ra, thông tin xấu độc trên mạng xã hội kích động công nhân nhằm tấn công trực tiếp vào công đoàn cơ sở. Một số doanh nghiệp gia công hàng xuất khẩu (tập trung vào các ngành dệt may, da giày) do ảnh hưởng từ việc cắt giảm đơn hàng xuất khẩu vào các thị trường chủ yếu như châu Âu, Mỹ đã thực hiện việc chấm dứt hợp đồng với một bộ phận người lao động (NLĐ). Điều này tác động không nhỏ đến đời sống của NLĐ, nhất là với các gia đình có nhiều thành viên cùng thuộc diện bị cắt, giảm, chấm dứt hợp đồng lao động. Có những doanh nghiệp cắt giảm 2.000 - 3.000 lao động và nhiều doanh nghiệp đang lên kế hoạch cắt giảm lao động trong một vài tháng tới.
Việc triển khai thực hiện gói hỗ trợ theo Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 9/4/2020 và Quyết định 15/2020/QĐ-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ đối với NLĐ còn gặp một số khó khăn, vướng mắc trong thủ tục nên một bộ phận NLĐ chưa được tiếp cận gói hỗ trợ này.
Tổng LĐLĐ Việt Nam kiến nghị Quốc hội, Chính phủ xem xét tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và NLĐ để công nhân lao động sớm tiếp cận gói hỗ trợ 62.000 tỷ. Đó là, cho phép những trường hợp thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ 14 ngày trở lên trong tháng vẫn được đóng BHYT bắt buộc theo đối tượng có quan hệ lao động để bảo đảm quyền lợi BHYT liên tục, không bị gián đoạn của NLĐ.
Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng đề nghị Chính phủ xem xét sửa đổi các điều kiện hỗ trợ cho 2 đối tượng của Nghị quyết số 42/NQ-CP gồm: Một là, NLĐ tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương. Hai là, NLĐ bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo hướng không gắn điều kiện của NLĐ với điều kiện của doanh nghiệp để NLĐ được hỗ trợ khó khăn kịp thời; xem xét sửa đổi Quyết định 15/QĐ-TTg về điều kiện hưởng hỗ trợ của NLĐ để số đông NLĐ khó khăn thực sự được tiếp cận gói hỗ trợ này.
![]() |
Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang thăm hỏi hai mẹ con chị Vi Thị Nga tại nhà trọ của gia đình. Ảnh: Lê Tuyết |
Tiếp thu đề xuất của Tổng LĐLĐ Việt Nam, đồng chí Trương Thị Mai - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Dân vận Trung ương cho biết thêm: “Cả thế giới đang chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19. Dịch Covid-19 đã làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, ảnh hưởng đến kinh tế của các quốc gia trong đó có Việt Nam. Thời gian qua, cả hệ thống chính trị hết sức quan tâm đến đời sống nhân dân trong và sau dịch bệnh, đặc biệt là gói hỗ trợ 62.000 tỷ. Một phần của gói hỗ trợ đã triển khai hiệu quả đến một bộ phận nhân dân. Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách hỗ trợ đến đối tượng là NLĐ còn vướng mắc và đang được hoàn thiện, sửa đổi. Vấn đề hiện nay là làm sao nhanh chóng khôi phục sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đưa NLĐ trở lại thị trường lao động, đảm bảo việc làm, thu nhập".
Ban Dân vận Trung ương sẽ tiếp thu đề xuất của Tổng LĐLĐ Việt Nam về những nội dung nói trên. Đồng thời đề nghị Tổng LĐLĐ Việt Nam trong 6 tháng cuối năm sẽ tiếp tục đánh giá ảnh hưởng của dịch bệnh đến NLĐ, nghiên cứu, đánh giá tác động của chính sách đến NLĐ để góp ý bổ sung, hoàn thiện.
![]() Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 30/6, tổng số người nhiễm trên toàn cầu đã lên tới hơn 10,4 triệu, hơn 507 ... |
![]() Chủ động học thêm nghề mới để bảo đảm tương lai của mình trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp ... |
![]() Những siêu mẫu diện đồ nội y của Victoria Secret sải bước trên các sàn diễn hàng đầu thế giới có liên quan gì đến ... |
Tin mới hơn

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận
Tin tức khác

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân
