Giải cứu bé trai 10 tuổi rơi xuống trụ bê tông: Dự kiến chiều nay sẽ hoàn thành |
Trưa 4/1, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp - ông Đoàn Tấn Bửu chia sẻ với báo chí về tiến độ giải cứu bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp: "Lực lượng cứu hộ đã khoan đến độ sâu 34-35m ngang với đầu cọc nhưng sẽ tiếp tục khoan thêm. Trong chiều 4/1, các lực lượng sẽ tiến hành rã đất trong lòng ống để làm giảm tối đa áp lực, qua đó sẵn sàng đưa từng đoạn ống bê tông lên bằng cáp, cẩu chuyên dụng trước khi thực hiện cứu hộ trên mặt đất".
![]() |
Công tác cứu hộ bé trai 10 tuổi rơi xuống trụ bê tông gặp nhiều khó khăn do nền đất sét bên dưới cứng, bám dính. Ảnh: CTV |
Về phương án cứu hộ tiếp theo, ông Bửu thông tin: Sau khi kéo được trụ bê tông lên, lực lượng tại chỗ sẵn sàng ứng trực sẽ cưa, cắt để đưa nạn nhân ra ngoài nhanh nhất. Ngoài ra, nhằm rút ngắn thời gian, bảo đảm công tác cứu người liên tục, khẩn trương và đạt tốc độ tốt nhất, các lực lượng cứu hộ và đơn vị phối hợp cũng đã triển khai thực hiện diễn tập sơ bộ các biện pháp cưa, cắt ống cọc chuyên dụng.
Tuy nhiên, khi phóng viên hỏi về mốc thời gian cụ thể hoàn tất việc kéo trụ bê tông lên, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết: "Các lực lượng rất nỗ lực, nhiều giải pháp thay đổi, tham khảo ý kiến chuyên gia liên tục. Chúng ta phải chấp nhận vì độ nén đất rất chặt, khó khăn… do đó phải chậm, làm đến đâu, an toàn đến đó. An toàn cho giải pháp, an toàn cho lực lượng thi công nên chưa chắc chắn được thời gian hoàn thành là lúc nào".
Từ 3/1 đến trưa 4/1, lực lượng cứu hộ vẫn khoan xử lý bằng bơm nước xoáy áp lực cao nhưng tiến độ chậm do tầng đất sét bên dưới cứng, bám dính. Kỹ thuật này mất nhiều thời gian, nên đã tạm dừng. Từ chiều 4/1 đến hiện tại, kỹ thuật khoan guồng xoắn đang được áp dụng. Kỹ thuật này dùng mũi khoan nhỏ hơn nên dễ dàng thao tác trong điều kiện phần đất sâu bên dưới bị nén rất cứng.
Chiều 4/1, lực lượng cứu hộ cứu nạn đã gắn dây cáp với đầu trụ bê tông sâu 35m nằm trong ống vách thép. Sau đó, dây cáp được nối với xe cẩu.
Nhiều công binh, nhân viên kỹ thuật túc trực tại hiện trường cùng thiết bị chuyên dụng như cưa, cắt, nối... để sẵn sàng thực hiện các công việc khi trụ bê tông có bé trai 10 tuổi bên trong được kéo lên khỏi mặt đất.
Lý giải thêm với Báo Tuổi Trẻ về tiến độ giải cứu dài hơn dự kiến, các chuyên gia của Công ty cổ phần FECON - chuyên về lĩnh vực thi công nền móng và công trình ngầm tại Việt Nam phân tích: Theo báo cáo của UBND tỉnh Đồng Tháp cho thấy cọc bê tông thi công cầu Rọc Sen là loại cọc ống đường kính ngoài 500mm và đường kính trong lòng cọc 250mm. Do vậy khi cọc đã đóng xuống sâu thì ma sát giữa đất với thành cọc rất lớn và việc phải nhổ cọc lên là việc khá hãn hữu trong thi công xây dựng.
Trong công tác nhổ cọc, việc đầu tiên phải làm là khử ma sát thành cọc với đất. Việc nhổ cọc thường được chuẩn bị chu đáo với nhiều thiết bị chuyên dụng, các chuyên gia lành nghề và có đủ thời gian thi công. Từ đó có thể nhận định việc nhổ cọc thi công cầu Rọc Sen lên trong thời gian rất ngắn trong tình huống giải cứu bé trai bị rơi xuống là khó khả thi.
Có thể thấy, giải pháp các lực lượng cứu hộ ở Đồng Tháp đang làm là giải pháp tốt nhất với điều kiện thực tế ở Đồng Tháp cũng như sự huy động của các tỉnh lân cận.
"Chúng tôi tiên lượng tình trạng em bé rất xấu, trong lòng ống chật hẹp độ sâu trên 10m, có thể bị đa chấn thương, thông khí không đảm bảo... Nhưng chúng tôi vẫn hướng tới điều may mắn và duy trì thông khí liên tục", Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp bày tỏ hy vọng.
Khi báo chí đặt vấn đề trách nhiệm của đơn vị thi công như thế nào? Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cũng cho biết: "Hiện chúng tôi vẫn đang nỗ lực công tác cứu nạn cứu hộ, động viên, thăm, hỗ trợ cho gia đình nạn nhân. Còn trách nhiệm của đơn vị thi công sẽ được thông tin sau, đảm bảo đúng các quy định của pháp luật".
Hình ảnh từ camera giám sát công trình ghi lại, khoảng 11h30 ngày 31/12/2022, em Thái Lý Hạo Nam cùng ba bạn chung xóm vào công trình đang thi công cầu Rọc Sen trên đường tỉnh 857, xã Phú Lợi, huyện Thanh Bình để nhặt sắt. Không may sau đó, Nam lọt xuống trụ bê tông rỗng bên trong, đường kính 25 cm, đã đóng sâu xuống đất khoảng 35 m. Khi đó, nhóm bạn đi cùng hô hoán để người dân ứng cứu nhưng bất thành. Nạn nhân ban đầu kêu cứu khoảng 10 phút nhưng sau đó mất hút. Hiện tại, hàng trăm người, trong đó có lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp, lãnh đạo huyện Thanh Bình, đại diện các sở, ban ngành cùng lực lượng cứu hộ, cứu nạn của Công an tỉnh Đồng Tháp, Công an huyện Thanh Bình và lực lượng công binh của Quân khu 9 vẫn đang túc trực tại hiện trường để chỉ đạo và thực hiện công tác cứu hộ. |
![]() Thủ tướng Chính phủ vừa ký Công điện số 01/CĐ-TTg ngày 2/1/2023 chỉ đạo các cơ quan liên quan tập trung cứu nạn, khắc phục ... |
![]() Cho đến nay đã có hơn 350 người bao gồm các lực lượng tham gia giải cứu bé trai bị rơi xuống trụ bê tông ... |
![]() Vụ việc cháu Thái Lý Hạo Nam gặp nạn tại công trình cầu Rọc Sen gây bàng hoàng dư luận. Nhưng đó chỉ là một ... |
Tin mới hơn

Nhà xưởng cháy lớn, công nhân phải nghỉ việc được hỗ trợ thế nào?

Những hình ảnh ấn tượng tại Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí

Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi - hình thức tuyên truyền thiết thực của Công đoàn
Tin tức khác

"Cuộc thi trực tuyến giúp tôi nhận ra nơi làm việc là ngôi nhà thứ hai"

Đánh giá cao cuộc thi tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động
Siết chặt quản lý quan trắc môi trường tại cơ sở lao động

Công nhân Công ty CP Phân lân Ninh Bình tử vong khi sửa máy: Cần nâng cao ý thức an toàn lao động

Cán bộ công đoàn phải nắm vững quy định về an toàn vệ sinh lao động
