|
Em Đoàn Văn Tài đang được điều trị tại Viện Bỏng Quốc gia |
Như thông tin trong bài viết “Mờ mịt tương lai sau tai nạn lao động” chúng tôi đã đăng trên Cuocsongantoan.vn, trong thời gian ra Hà Nội chờ nhập học tiếng Nhật để phục vụ cho việc nộp hồ sơ đi xuất khẩu lao động, em Đoàn Văn Tài có xuống địa bàn huyện Thạch Thất xin đi làm việc, công việc là thi công sửa chữa mái tôn. Tuy nhiên, ngay trong ngày làm việc thứ hai thì xảy ra tai nạn lao động, hậu quả em Tài phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch. Mặc dù giữ được tính mạng nhưng em phải cắt bỏ hai tay, phải điều trị dài ngày tại Viện Bỏng Quốc gia.
Theo chú Đoàn Văn Nghĩa, bố của Tài: “Trong quá trình em Tài cấp cứu tại bệnh viện, có một cá nhân đến hỏi thăm 2 lần và hỗ trợ gia đình 10 triệu đồng. Vì đang trong thời gian tập trung lo chữa trị cho con nên gia đình cũng chưa kịp tìm hiểu cá nhân đó là chủ thuê em Tài làm việc hay là ai. Ai sẽ là người có trách nhiệm trong việc cùng với gia đình hỗ trợ chi phí cấp cứu, chữa trị cho em Tài theo quy định của pháp luật?”.
Chú Nghĩa cho biết, gia đình chú làm nghề nông, tất cả sống nhờ vào vài sào ruộng. Vì thế, việc chi trả viện phí, thuốc men dài ngày cho em Tài là quá sức, rất cần sự chung tay, hỗ trợ từ phía người thuê khoán em Tài. Tuy nhiên, hiện tại gia đình cũng không biết em Tài làm cho ai, trước khi làm hai bên có ký kết hợp đồng hay không…
Trao đổi với phóng viên Cuocsongantoan.vn, em Đoàn Văn Tài cho biết: “Người trực tiếp thuê và trả lương cho em tên là Hùng. Bạn này cùng quê với em. Em nghe nói Hùng nhận “mối” từ một người tên Dũng ở Thạch Thất. Sau khi bị tai nạn lao động, nghe mọi người bảo em hôn mê hơn 20 ngày nên em cũng không biết ai đưa em vào đây cấp cứu. Vụ tai nạn lao động này có được cơ quan điều tra hay không?”.
Theo quy định tại Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, khi người lao động bị tai nạn lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm: Sơ cứu, cấp cứu kịp thời; Tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động; Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định… Ngoài ra, người sử dụng lao động còn phải bồi thường, trợ cấp cho người lao động tùy theo lỗi; mức suy giảm khả năng lao động của người lao động.
Tuy nhiên, trên thực tế không phải trường hợp người lao động nào cũng nhận được đầy đủ các quyền lợi chính đáng theo quy định của pháp luật hiện hành. Nhất là các trường hợp không có quan hệ lao động. Và trong trường hợp này, gia đình các nạn nhân phải chịu cả gánh nặng tinh thần lẫn vật chất.
Với vụ tai nạn lao động tại Thạch Thất mà em Đoàn Văn Tài là nạn nhân, việc điều tra để làm rõ vai trò chủ sử dụng lao động, nguyên nhân xảy ra vụ tai nạn lao động là vô cùng quan trọng, bởi nó xác định được cá nhân phải chịu trách nhiệm giải quyết hậu quả vụ tai nạn lao động, thực hiện nghĩa vụ với người lao động để hỗ trợ, chia sẻ vấn đề kinh tế với nạn nhân và gia đình nạn nhân.
![]() Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 1/7, tổng số người nhiễm trên toàn cầu đã lên tới hơn 10,5 triệu, hơn 513 ... |
![]() Những người công nhân có việc và mất việc hiện đều rất khó khăn. Sự đùm bọc, giúp đỡ, động viên nhau là rất cần ... |
![]() Người lao động nộp thuế sẽ có thêm nhiều quyền lợi từ ngày 1/7/2020 khi Luật Quản lý thuế 2019 chính thức có hiệu lực. |
Tin mới hơn

Chinh phục nhà tuyển dụng: Bí kíp săn việc tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội
Hơn 14.000 vị trí việc làm đầu Xuân cho người lao động ở Huế
Cẩn trọng “sàng lọc” thông tin tuyển dụng lao động sau Tết
Tin tức khác
Lương tổng công trình sư về vũ khí tối đa có thể lên đến 220 triệu/tháng
Hà Nội: Hàng ngàn cơ hội việc làm mở ra cho chiến sĩ nghĩa vụ công an

Công ty CP Đầu tư BVN Quảng Bình tuyển 82 lao động với nhiều vị trí việc làm

NVIDIA tuyển dụng nhiều vị trí tại Việt Nam - cơ hội lớn cho nhân tài công nghệ

Công ty Cổ phần Kim Long Motor Huế tuyển dụng 1.000 lao động
