Cán bộ công đoàn vừa là nguồn tin chính xác, vừa kể câu chuyện xúc động trong đại dịch Biến thể Delta và khả năng bảo vệ của các loại vắc xin phòng COVID-19 |
![]() |
Xe đưa thuyền viên về quê |
Tuy chịu ảnh hưởng nhất định từ đại dịch Covid-19 nhưng Công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam (Vinaship) đã vượt qua khó khăn và đạt kết quả tích cực. Cụ thể, trong quý 2/2021 doanh thu thuần của công ty đạt 240 tỷ đồng, tăng gấp hơn 2 lần cùng kỳ năm trước. Kết quả sau khi trừ các khoản chi phí, Vinaship lãi sau thuế gần 66 tỷ đồng, cao gấp 3,7 lần quý 2/2020. Đây cũng là mức lợi nhuận cao kỷ lục trong lịch sử hoạt động của Vinaship.
Trước đó, Công ty đặt mục tiêu doanh thu năm 2021 là 550,46 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế là 15 tỷ đồng. Với kết quả trên, 6 tháng đầu năm, Vinaship đã hoàn thành 70% mục tiêu về doanh thu và 460% mục tiêu về lợi nhuận trước thuế.
Tuy nhiên, điều công ty lo lắng đó là khó khăn trong việc thay thế thuyền viên hết hạn hợp đồng. Việc thay thế thuyền viên ở nước ngoài gặp nhiều khó khăn do không có chuyến bay thương mại. Ngay cả việc đưa thuyền viên kết thúc cách ly trong nước trở về nhà cũng không dễ dàng khi các tỉnh phía Nam đang trở thành vùng dịch.
Ông Nguyễn Công Khánh - Chủ tịch Công đoàn Vinaship, Trưởng phòng Thuyền viên Công ty cổ phần Vận tải biển Vinaship phấn khởi, thở phào nhẹ nhõm nói: “Vừa rồi, công ty thực hiện thành công 2 đợt đưa sĩ quan, thuyền viên đã hoàn thành cách ly trở về nhà an toàn sau khi phải đi qua nhiều địa phương với những quy định khác nhau trong công tác phòng, chống dịch. Đây là một niềm vui rất lớn không chỉ với người lao động mà còn với công ty, công đoàn”.
![]() |
Tàu của công ty Vinaship |
Thông qua kênh thông tin liên lạc từ Công ty cổ phần Vận tải và thuê tàu biển Việt Nam (Vintranschart), Công đoàn Công ty Vinaship có được số điện thoại đường dây nóng của một số nhà xe tại TP Hồ Chí Minh. Những nhà xe này được cơ quan chức năng cấp giấy phép vận chuyển người từ TP Hồ Chí Minh đi các địa phương trong cả nước.
"Chúng tôi làm công văn đề nghị các cơ quan chức năng xem xét, phê duyệt, tổ chức xét nghiệm Covid-19 cho thuyền viên bằng phương pháp PCR. Khi thuyền viên hết hạn cách ly, có đủ giấy tờ của các cơ quan chức năng, công đoàn chuẩn bị đồ ăn dọc đường cùng các vật dụng phòng, chống dịch để thuyền viên trang bị khi về quê. Đồng thời hướng dẫn thuyền viên tuân thủ quy định phòng, chống dịch trong suốt quá trình di chuyển. Tại các chốt kiểm dịch của địa phương nơi thuyền viên cư trú, người lao động được bố trí xe cứu thương 115 chở về tận nhà, tiếp tục cách ly 14 ngày".
![]() |
Thuyền viên tuân thủ quy định phòng, chống dịch |
Đợt 1 có 9 thuyền viên tàu Mỹ Hưng hết thời hạn làm việc trên tàu, được thay thế tại Cảng Sài Gòn. Thuyền viên chấp hành đủ 14 ngày cách ly và xét nghiệm định kỳ đúng quy định. Sau đó, công ty liên hệ thuê 01 xe giường nằm chở 9 thuyền viên về tận nhà gồm có các địa phương Nghệ An, Nam Định, Hải Phòng. Trải qua 60 giờ di chuyển liên tục qua nhiều địa phương, với việc tuân thủ nghiêm túc các quy định phòng, chống dịch, tất cả các thuyền viên đều đã về nhà an toàn và tiếp tục thực hiện cách ly theo dõi tại gia đình theo đúng quy định. Với 24 thuyền viên tiếp tục hải trình trên tàu Mỹ Hưng, Công ty cũng đã cung cấp đầy đủ đồ dùng thiết yếu trong công việc, sinh hoạt đáp ứng yêu cầu công tác phòng, chống dịch và hỗ trợ thêm 12 triệu đồng cho anh em sĩ quan, thuyền viên trên tàu.
Trong đợt 2, xe chuyên chở đã hoàn thành đưa 8 thuyền viên hết thời hạn cách ly tập trung tại Hải Phòng về các tỉnh Nam Định, Nghệ An, Hà Tĩnh và tiếp tục thực hiện cách ly y tế tại nhà.
|
Thuyền viên được đảm bảo an toàn, yên tâm trở về với gia đình, nghỉ ngơi sau những ngày dài trên biển.
Anh Bùi Đình Tiến – Máy trưởng tàu Mỹ Hưng chia sẻ: “Tàu chạy từ Indonesia về Cảng Sài Gòn giữa tâm dịch. Lần này, tàu có 9 anh em hết hạn hợp đồng được công ty bố trí “rút” lên nghỉ dự trữ. Bản thân tôi cũng như anh em được trở về nhà nên tâm lý yên tâm hơn rất nhiều. Giữa bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, Đông Nam Á trở thành tâm dịch mới của thế giới, Ban chỉ huy tàu rất lo lắng. Nhất là khi tàu cập cảng làm hàng, công nhân lên tàu rất nhiều, nguy cơ lây nhiễm cao. Do đó, Ban chỉ huy tàu luôn yêu cầu thuyền viên thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống dịch, hạn chế tiếp xúc. Trong suốt hơn 12 tháng trên tàu, anh em không khỏi căng thẳng, lo lắng, lại không được đi bờ. Được về nhà, ai nấy đều vui mừng. Gia đình chúng tôi cũng phấn khởi lắm”.
Ông Nguyễn Công Khánh cho biết, cũng trong dịp này, nhằm chia sẻ với người lao động trong vùng dịch, công ty hỗ trợ mỗi cán bộ, đoàn viên, người lao động tại Chi nhánh Vinaship TP. Hồ Chí Minh 1 triệu đồng, sĩ quan, thuyền viên tại các khu vực cách ly mỗi người 500 nghìn đồng.
![]() Gần một tuần qua, những mớ rau, quả bí, quả bầu được người dân huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam cẩn thận lựa chọn để ... |
![]() Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội yêu cầu các cấp Công đoàn Thủ đô tăng cường các biện pháp hỗ trợ khẩn cấp bằng kinh ... |
![]() Rời Đắk Lắk lên TP HCM để làm công nhân ngót nghét đã gần 6 năm, chị Mó Nga (26 tuổi, người dân tộc Vân ... |
Tin mới hơn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát
Tin tức khác

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy
