Chi nhánh Taxi Mai Linh Nha Trang nợ BHXH của NLĐ trong nhiều năm “Chưa có ai đi rút BHXH một lần hỏi tôi mà tiếp tục rút” Rút BHXH một lần, người lao động nhận thức kém về bảo hiểm! |
![]() |
Doanh nghiệp thưởng Tết: "Cố gắng Tết không để ai phải buồn". Ảnh: Internet |
Thưởng Tết, nỗ lực lớn của doanh nghiệp (DN)
Đầu tuần này, Tập đoàn quốc tế Pouchen Đài Loan, một trong những tập đoàn có lượng công nhân, lao động lớn nhất Việt Nam (trên 130.000 lao động) vừa thông báo dành gần 1.500 tỷ đồng để thưởng Tết cho công nhân. Theo đó, chính sách thưởng Tết của Pouchen nêu rõ: người lao động (NLĐ) làm việc tại các DN từ 1 - 2 năm sẽ được thưởng Tết tương đương 1 tháng lương; từ 2 - 3 năm được thưởng Tết tương đương 1,2 tháng lương; từ 3 - 5 năm thưởng Tết tương đương 1,4 tháng lương. NLĐ làm tại các DN từ 5 - 7 năm được thưởng Tết tương đương 1,6 tháng lương; từ 7 - 10 năm được thưởng Tết tương đương 1,9 tháng lương; từ 10 - 12 năm được thưởng Tết tương đương 2,1 tháng lương và từ 12 năm trở lên được thưởng Tết tương đương 2,2 tháng lương.
Một DN sử dụng nhiều lao động giản đơn khác trên địa bàn TP.HCM, Công ty May mặc Quảng Việt cũng đã có kế hoạch thưởng Tết cho NLĐ từ sớm. Bà Võ Thị Hiền, Trưởng phòng nhân sự Công ty May mặc Quảng Việt cho biết, Công ty có 14.000 lao động dàn trải ở ba nhà máy: Củ Chi (TP.HCM), Long An và Tiền Giang. Từ tháng 11, Công ty đã có kế hoạch thưởng Tết cho công nhân, NLĐ. Cụ thể, Tết 2023, mỗi công nhân nhận thưởng 1 tháng lương từ Công ty và một phần quà của Công đoàn trị giá 500.000 đồng. Nhờ chú trọng xây dựng kế hoạch lương thưởng, đặc biệt là dịp cuối năm, khi NLĐ rất quan tâm đến các khoản thưởng, giữa Công ty và NLĐ luôn tìm được tiếng nói chung. Cụ thể, từ năm 2018, chưa có bất cứ cuộc đình công hay lãn công nào diễn ra ở Quảng Việt.
Thực hiện chính sách chăm lo NLĐ là xây dựng niềm tin của NLĐ đối với Nhà nước
Ông Nguyễn Phi Hổ, Phó Trưởng ban Chính sách pháp luật - Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP.HCM cho biết, TP đã chuẩn bị 7 kế hoạch chương trình chăm lo Tết 2023. Đồng thời, LĐLĐ TP tiếp tục chỉ đạo LĐLĐ TP Thủ Đức và 21 quận huyện rà soát về những khó khăn của DN: cắt giảm đơn hàng, nợ lương, BHXH. Nắm bắt thông tin các DN trên địa bàn thực sự khó khăn, tập hợp và có đề xuất gửi về LĐLĐ TP để có chính sách hỗ trợ DN trong giải quyết chính sách, xây dựng chế độ trợ cấp, kể cả trong vấn đề kết nối tìm việc cho người lao động. Chủ trương của TP là đào tạo lại cho người lao động, DN có nhu cầu đào tạo cho người lao động thì tập hợp về gửi LĐLĐ TP kết nối để dáp ứng theo kỳ vọng của DN.
Đồng chí Lê Đình Quảng, Phó trưởng Ban Chính sách pháp luật, Tổng LĐLĐ Việt Nam nhìn nhận, Tết đến, lương thưởng là vấn đề NLĐ quan tâm nhất. Mặc dù pháp luật không quy định thưởng Tết là bắt buộc, nhưng hầu hết các DN đều có sự chuẩn bị thưởng Tết như một nghĩa vụ chăm lo cho đời sống của NLĐ. Đây cũng là chính sách xây dựng tình cảm tốt đẹp của NLĐ với công ty, nơi làm việc. Góp phần giữ chân NLĐ và tăng hiệu suất lao động một cách lâu dài.
Đồng chí Lê Đình Quảng nhận định, phần lớn các DN vẫn sẽ duy trì mức thưởng ít nhất tháng lương thứ 13. Tuy nhiên, do những chuyển biến bất ngờ của tình hình sản xuất và thương mại thế giới, một số DN gặp khó khăn. Vì vậy, việc thưởng Tết chắc chắn sẽ là nỗ lực lớn của DN.
Ý kiến của đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cho rằng, khó khăn của NLĐ hiện nay là vấn đề đáng quan tâm của toàn xã hội, nhất là khi Tết gần đến. "Cả năm có thể có những lúc không vui, nhưng cố gắng Tết không để ai phải buồn. Vì lẽ đó chính sách không chỉ mang lại lợi ích chung cho DN, mà còn là niềm tin của NLĐ đối với Nhà nước".
![]() |
![]() |
![]() |
Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay
Tin tức khác
