![]() |
NLĐ cần nhận thức đúng về BHXH. Ảnh: Internet |
Bóc ngắn cắn dài
Chị Kim Xuân, 48 tuổi, một kế toán có 13 năm làm việc tại một trường trung học cơ sở ở tỉnh Bình Phước, chia sẻ, chị Xuân nghỉ việc do Covid–19 và nhận BHXH một lần được 70 triệu đồng. Bây giờ muốn đóng BHXH nhưng tuổi của chị (chị còn 12 năm nữa là tới tuổi nghỉ hưu) không đủ để đóng BHXH từ đầu, chưa kể ở tuổi này xin việc không phải chuyện dễ dàng. Lúc quyết định nhận BHXH một lần chị cũng có lăn tăn nghi ngại. Nhưng lúc đó sau một thời gian giãn cách ngồi nhà chị đã vào một hội nhóm kinh doanh thực phẩm chức năng, và tập làm quen với việc bán hàng qua mạng xã hội. Chị cần tiền để lấy hàng về với giá tốt. Vậy là chị Xuân quyết định thử một lần.
Tương tự như chị Kim Xuân, chị Trúc Nhã, là công nhân chuyền may mất việc sau 19 năm 9 tháng làm việc và đóng BHXH tại Công ty TNHH Tỷ Hùng. Chị Nhã chia sẻ: “Mừng quá, chỉ còn hai tháng hơn nữa là nó khoá sổ, là mình không rút được tiền về. Chỉ cần thiếu mấy ngày nữa chưa được 20 năm thì vẫn rút được”. Trả lời câu hỏi vì sao lại quyết định nhận BHXH một lần chị Nhã cho hay: “Do tháng 6 rồi xây nhà dưới quê còn thiếu đứa em gần trăm triệu. Nó chưa hỏi đâu nhưng chị muốn trả. Và trước mắt chị chỉ xin đi làm tạm thời thôi, vì nếu muốn nhận trợ cấp thất nghiệp thì phải vậy, vào công ty là có hợp đồng, lại đóng BHXH”.
Cũng có cùng lí do với chị Nhã cần tiền trả nợ món vay xây nhà, chị Lượm, sinh năm 1982, lại cần tiền để mua một chiếc xe máy để đi lại. Nhận sổ BHXH sau khi xin nghỉ ở công ty thực phẩm xuất khẩu tại Bình Phước, chị Lượm được người ta tính dùm giá trị của cuốn sổ tầm 30 triệu (cho hơn 4 năm đóng phí). Vậy là chị quyết định. Tính từ khi chị nhận tiền đến lúc hết bay cái sổ BHXH chỉ chưa đầy một tuần với các khoản chi: mua xe, trả nợ em gái và đổi một chiếc điện thoại mới cho mình.
Theo ông Đoàn Hữu Minh, cán bộ của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) thì “Thiệt hại với người rút BHXH một lần là với số tiền nhận được họ có thể giải quyết được vấn đề trước mắt, một khoản tiền nhỏ để xử lý những nhu cầu ban đầu có thể do đại dịch hoặc do một nhu cầu trước mắt. Nhưng về lâu dài họ không có nguồn thu nhập để bảo đảm duy trì cuộc sống khi đã về già, không còn sức lao động, trở nên ốm yếu. Lúc đó NLĐ sẽ phải phụ thuộc hoàn toàn vào con cái hoặc cộng đồng. Và thứ đến, NLĐ không được hưởng chế độ bảo hiểm y tế. Như vậy NLĐ rút BHXH một lần sẽ còn phải đối mặt với một rủi ro cao khác về sức khoẻ. Đặc biệt sau này khi những bệnh tật kép phổ biến ở người già xuất hiện, họ sẽ trở thành gánh nặng phụ thuộc cho con cái, thậm chí ảnh hưởng tới nền kinh tế xã hội”.
Cũng theo ông Minh, hiện nay tỷ lệ người dân tham gia BHXH chưa cao, trong đó có nguyên nhân khách quan và chủ quan. Khách quan là do nhận thức của người dân về bảo hiểm còn rất yếu, người sử dụng lao động thì trốn tránh nghĩa vụ: nợ đọng BHXH, chọn kẽ hở pháp luật …(sa thải, luân chuyển trước 3 tháng để không phải đóng BHXH cho NLĐ).
Cần phải xem xét lại ý nghĩa của bảo hiểm thất nghiệp
Bà Võ Thị Hiền, Trưởng phòng Nhân sự Công ty May mặc Quảng Việt cho biết, Công ty mở nhà máy tại Củ Chi (TP.HCM), có khoảng 14.000 lao động, rải đều tại 3 địa phương là Củ Chi, Tiền Giang và Long An. “Sau Covid-19 doanh nghiệp chúng tôi đã trở lại hoạt động bình thường, ổn định - chị Hiền nói, sau dịch Covid–19 tư tưởng của NLĐ đã thay đổi hoàn toàn. Họ tin vào lý thuyết không biết ngày mai, đánh giá thấp việc ổn định chỗ làm, không muốn gắn bó với một công ty, nhà máy cố định và không muốn tham gia BHXH. Một lượng lớn NLĐ muốn chuyển sang làm tự do, đồng thời nhận trợ cấp thất nghiệp và rút BHXH một lần. Sau đại dịch công ty thiếu NLĐ. Từ tháng hai năm nay cho đến hiện tại, xu hướng NLĐ nghỉ việc rất nhiều. Sau khi nghe thông tin báo đài về kế hoạch giảm lộ trình đóng BHXH từ 20 năm xuống 15 năm, rất nhiều NLĐ muốn nhận BHXH một lần. Ở công ty chúng tôi cứ một chuyền may khoảng 27, 28 công nhân thì có 7 đến 8 người nghỉ việc. Từ 2021, NLĐ nhận trợ cấp BHXH một lần rất nhiều. Công đoàn cơ sở tư vấn rất nhiều, chúng tôi cũng đề nghị chính sách hỗ trợ và thu hút NLĐ mua và giữ lại thời gian đóng BHXH để về già họ được hưởng hưu. Chúng tôi cũng đã đề nghị cách tính lương hưu trên toàn quá trình tham gia để thuyết phục. Tuy vậy thì hiện nay, NLĐ nghỉ hưu chỉ nhận 2,5 - 2,8 triệu/tháng. Như vậy, có đủ sống không. Thêm vào đó, xu hướng NLĐ chuyển về quê thì họ sẽ không tham gia BHXH nữa để có thể làm hai ca liên tục, họ tự tích luỹ và không quan tâm đến BHXH. Thứ hai, cần cân nhắc lại ý nghĩa của bảo hiểm thất nghiệp xem đã đúng hay chưa khi hiện nay rất nhiều NLĐ nghỉ việc để làm hai đầu việc, nhận trợ cấp thất nghiệp. Khó khăn thứ hai, với doanh nghiệp chúng tôi thì có khoảng 5000 lao động với 6% lao động mang thai nuôi con nhỏ. Theo Luật Lao động, những lao động này được giảm 2 giờ làm việc/ngày, lao động có tay nghề nghỉ việc, doanh nghiệp thực sự không có đủ thời gian và nhân sự để sản xuất đơn hàng. Sau đó hầu như đơn hàng dịch chuyển sang các thị trường khác rất nhiều".
Ông Vũ Trọng Hiên – Giám đốc Nhân sự Công ty TNHH May thêu Thuận Phương cho biết, hiện tại doanh nghiệp đã có đơn hàng đến tháng 6 năm sau. Và không giống với những hình dung chung về bối cảnh hiện nay của thị trường lao động, Công ty Thuận Phương hiện đang gặp khó khăn trong tuyển dụng lao động.
Không những khó khăn vì không tuyển được người, Công ty còn mất người vì NLĐ muốn nghỉ việc để nhận trợ cấp thất nghiệp. “Khi nghe Công ty Tỷ Hùng cắt giảm lao động, chúng tôi rải tờ rơi tìm kiếm lao động. Chúng tôi cũng đăng tuyển dụng trên mạng xã hội, và kết quả đáng ngạc nhiên với 30% NLĐ vào hỏi có tuyển lao động thời vụ không, vì họ không muốn vào làm việc chính thức”.
Để phát triển BHXH cần: - Mở rộng diện bao phủ BHXH hướng tới mục tiêu là BHXH toàn dân, giống như BHYT. Thời gian đóng và được hưởng BHXH cần có những điều chỉnh để phù hợp với công thức tính lương hưu, mở rộng lao động tham gia bắt buộc, chủ hộ kinh doanh cá thể, người quản lý điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương, người lao động làm việc tự do. - Đồng thời, cần tăng cường sự hỗ trợ cải cách trong thiết kế chính sách và tổ chức thực hiện để củng cố niềm tin của BHXH và người dân, vào vai trò vị trí giá trị của BHXH. |
![]() Đó là chỉ đạo của Sở LĐ - TB&XH TP.HCM trong việc nắm bắt, rà soát lại các doanh nghiệp còn nợ đọng BHXH, hạn ... |
![]() Từ ngày 1/7/2023, khi lương cơ sở tăng lên 1.800.000 đồng/tháng, 10 khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) cũng thay đổi theo. |
![]() Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh vừa chỉ đạo BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tăng cường thực ... |
Tin mới hơn

Người lao động điêu đứng vì vay tín chấp cho bệnh viện

Trung tâm chờ chỉ đạo từ Sở Y tế, Sở thì chờ báo cáo của Trung tâm

Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc chưa xử lý đơn xin đi làm trở lại của bác sĩ Lê Khắc Thu
Tin tức khác

Vụ Phòng khám Timec nợ lương: Người lao động kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi

Vụ tranh chấp lao động tại Công ty Outcubator Việt Nam: Thỏa thuận bất thành vì sao?

Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn

Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?
