Trong Tờ trình “Đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội và nhà lưu trú công nhân khu công nghiệp”, Bộ Xây dựng đề xuất người mua, thuê mua nhà ở xã hội phải đảm bảo hai điều kiện về nhà ở và thu nhập.
Theo đó, người muốn mua nhà ở xã hội phải chưa sở hữu nhà, đất ở; chưa được mua hoặc thuê mua nhà ở xã hội; chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống, làm việc hoặc có nhà của mình nhưng diện tích bình quân đầu người thấp hơn mức tối thiểu do Chính phủ quy định.
Họ cũng phải thuộc diện thu nhập thấp, công nhân, người lao động, chuyên gia làm việc tại các khu công nghiệp; cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập; hộ nghèo, cận nghèo; người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ thuộc diện được hỗ trợ cải thiện nhà ở; người đã trả lại nhà công vụ.
![]() |
Một dự án nhà ở xã hội tại huyện Bình Chánh, TP HCM - Ảnh: Đình Sơn |
Đối với hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở thì không cần đáp ứng điều kiện về thu nhập.
Đối với người thuê nhà ở xã hội thì không bắt buộc đáp ứng điều kiện về nhà ở và thu nhập.
Theo quy định tại Điều 51 Luật Nhà ở năm 2014, các đối tượng để được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội phải đảm bảo đủ 03 điều kiện gồm nhà ở, cư trú, thu nhập. Điều này gây bất cập là những người thu nhập thấp, để thuê nhà ở xã hội cũng phải thực hiện đầy đủ các thủ tục, giấy tờ chứng minh 03 điều kiện trên.
Ngoài ra, Bộ Xây dựng cho rằng việc quy định điều kiện về cư trú “Phải có đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội; trường hợp không có đăng ký thường trú thì phải có đăng ký tạm trú từ một năm trở lên tại tỉnh, thành phố này” đã không còn phù hợp trong tình hình mới, đồng thời phát sinh thủ tục hành chính không cần thiết.
Bộ Xây dựng nhận định doanh nghiệp tại khu công nghiệp có nhu cầu rất lớn về nhà ở xã hội cho công nhân nhưng luật hiện hành chưa quy định nhóm này được hưởng chính sách thuê nhà ở xã hội. Chính vì thế, đề xuất tại Tờ trình được kỳ vọng thúc đẩy nguồn cung, cầu nhà ở xã hội, nhất là nhà cho thuê, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, cải cách thủ tục hành chính.
Theo Luật Nhà ở năm 2014, người muốn mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội phải đáp ứng ba điều kiện về nhà ở, cư trú, thu nhập. Trong đó, những người này bắt buộc có đăng ký thường trú tại địa phương nơi có nhà ở xã hội; nếu không thì phải có tạm trú từ một năm trở lên.
Bộ Xây dựng cho rằng quy định về điều kiện cư trú như luật hiện hành "đã không còn phù hợp trong tình hình mới, phát sinh thủ tục không cần thiết". Quy định về ba điều kiện nhà ở, cư trú, thu nhập dẫn đến bất cập là người thu nhập thấp muốn thuê nhà xã hội (không mua bán, chuyển quyền sở hữu) cũng phải thực hiện đầy đủ thủ tục, giấy tờ chứng minh.
Theo cơ quan soạn thảo, doanh nghiệp tại khu công nghiệp có nhu cầu rất lớn về nhà ở xã hội để lo cho công nhân. Tuy nhiên luật hiện hành chưa quy định nhóm này được hưởng chính sách thuê nhà ở xã hội.
Vì vậy, đề xuất nói trên sẽ thúc đẩy nguồn cung và cầu nhà ở xã hội, nhất là nhà cho thuê, góp phần giảm gánh nặng ngân sách cho Nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Nhóm chính sách này cũng góp phần đảm bảo an sinh xã hội, cải cách thủ tục hành chính.
![]() Dự án gồm xây dựng khu nhà ở xã hội có diện tích khoảng 53.913m2 với 10 block nhà chung cư cao 15 tầng, tổng ... |
![]() Đó là yêu cầu của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà khi nghe Bộ Xây dựng báo cáo về Đề án Đầu tư ... |
![]() Được đánh giá là tỉnh đứng đầu cả nước về xây dựng nhà ở xã hội (NƠXH), nhưng Bình Dương vẫn đang thiếu nhà ở, ... |
Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay
Tin tức khác
