Kinh tế - Xã hội

Để không thiếu hụt lao động sau dịch Covid-19: "Bùng nổ" nhiều chính sách hỗ trợ

Nhật Minh
Tác giả: Nhật Minh
Cục Việc làm (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) nhận định, trong bối cảnh tình hình dịch Covid-19 tiếp tục có những diễn biến phức tạp, thị trường lao động dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn. Việc lao động trở về quê nhiều như thời gian qua sẽ tạo áp lực cho thị trường lao động. Vậy, để giữ chân người lao động (NLĐ) các doanh nghiệp đã triển khai nhiều chính sách.
Khu công nghiệp, khu chế xuất có nguy cơ thiếu hụt lao động
Để không thiếu hụt lao động sau dịch Covid-19:
Người lao động được doanh nghiệp tổ chức tiêm ngừa vaccine Covid-19 ngay tại công ty

Đợt dịch Covid-19 lần thứ tư, nhiều doanh nghiệp cũng như công nhân lao động (CNLĐ) đã bị ảnh hưởng rất lớn. Sản xuất tại doanh nghiệp bị ngưng trệ, doanh thu giảm mạnh, còn người lao động (NLĐ) lâm vào cảnh thất nghiệp, cuộc sống trong khu vực phong toả vô cùng khó khăn.

Với sức ép “cơm áo gạo tiền” và tâm lý lo sợ mắc bệnh nên nhiều lao động đã tự phát “ồ ạt” về quê bằng các phương tiện cá nhân, không có đăng kí với chính quyền địa phương. Còn một số lao động lại do các tỉnh, thành phố lên kế hoạch đưa về quê.

“Việc di chuyển lao động là một tín hiệu cho thấy nguy cơ thiếu hụt lao động với số lượng lớn trong và sau dịch. Đặc biệt là sự thiếu hụt lao động phổ thông làm việc trong các doanh nghiệp gia công ngành da giày, dệt may, lắp ráp linh kiện điện tử...” đại diện Cục Việc làm nhận định.

Để không thiếu hụt lao động sau dịch Covid-19:

Lãnh đạo LĐLĐ Đà Nẵng, Công đoàn Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng tặng quà cho các Đoàn viên của Foster Đà Nẵng sản xuất "3 tại chỗ".

Cũng theo Cục Việc làm, nguy cơ thiếu hụt lao động sau khi dịch bệnh được kiểm soát sẽ xảy ra ở các thành phố, nơi tập trung nhiều nhất là khu công nghiệp, khu chế xuất.

Trước thực trạng kể trên, để kiểm soát dịch bệnh chuẩn bị cho phục hồi kinh tế, Cục Việc làm đã đề xuất các giải pháp hỗ trợ khó khăn cho doanh nghiệp và NLĐ cũng như phục hồi sản xuất kinh doanh...

Theo đó, các doanh nghiệp đã đưa ra nhiều giải pháp chăm lo, đồng thời cũng là cách giữ chân NLĐ, chờ khống chế được dịch bệnh để phục hồi sản xuất.

Cụ thể, các doanh nghiệp ít lao động đã chủ động thực hiện “3 tại chỗ”, cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc với NLĐ để ổn định việc sản xuất. Tại đây, công đoàn cơ sở đưa ra nhiều giải pháp chăm lo tốt nhất để NLĐ yên tâm sản xuất.

Để không thiếu hụt lao động sau dịch Covid-19:

Trao quà cho công nhân đang thực hiện 3 tại chỗ của Công ty TNHH Emico, KCN Long Bình (Đồng Nai).


Tại công ty, Ban lãnh đạo thường xuyên nắm bắt tâm tư, nguyện vọng NLĐ để cải thiện các chế độ chính sách, bữa ăn hằng ngày và môi trường sinh hoạt. Ngoài ra, doanh nghiệp còn tổ chức cho NLĐ các hoạt động giải trí, cắt tóc cho công nhân có nhu cầu nhằm giúp họ thư giãn mà vẫn đảm bảo nguyên tắc 5K trong phòng dịch.

Ông Lương Ngọc Hồi - Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Great Kingdom cho biết: “Công ty đã thực hiện 3 tại chỗ gần một tháng nay. Toàn bộ công nhân thực hiện 3 tại chỗ đã được tiêm vaccine mũi 1 nên NLĐ tại công ty này rất yên tâm lao động sản xuất”.

Đại diện Tổng Công ty Công nghiệp thực phẩm Đồng Nai (KCN Biên Hòa 2) cũng cho biết: “Để giữ chân NLĐ, ngoài tiền lương, công ty phải hỗ trợ hơn 250.000đồng/người/ngày, những người có con nhỏ còn được hỗ trợ thêm. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp cũng đề xuất sớm có thêm nguồn vaccine phòng Covid-19 tiêm cho NLĐ để họ an tâm làm việc”.

Ông Trần Thanh Thắng - Phó chủ tịch Công đoàn KCN Biên Hòa cũng cho rằng: “Tuy tình hình dịch bệnh khó khăn, doanh nghiệp tốn rất nhiều chi phí phòng, chống dịch nhưng cần quan tâm đến đời sống NLĐ bằng cách hỗ trợ thêm cho những ai ở lại thực hiện 3 tại chỗ. Như vậy, NLĐ sẽ yên tâm gắn bó lâu dài với công ty”.

Tặng tiền mặt, lo chế độ cao nhất cho NLĐ

Để không thiếu hụt lao động sau dịch Covid-19:
Doanh nghiệp lớn thực hiện 3 tại chỗ, nâng cao chế độ tiền lương để NLĐ yên tâm "ai ở đâu ở yên ở đó" chờ dịch qua đi sẽ tiến hành phục hồi sản xuất

Đối với nhiều doanh nghiệp có số lượng lao động lớn lên tới hàng chục nghìn người, không thể thực hiện 3 tại chỗ. Các doanh nghiệp này sẽ chủ động đưa ra các giải pháp để chăm lo cho NLĐ tại khu nhà trọ, tặng tiền và cả giải pháp về nâng cao chế độ tiền lương khi NLĐ ngừng việc để họ yên tâm, “ai ở đâu ở yên đó”, chờ dịch qua đi sẽ tiến hành phục hồi lao động sản xuất ngay.

Theo các cán bộ Công đoàn, hầu hết doanh nghiệp đều cho rằng, chính sách đầu tư cho NLĐ chính là khoản đầu tư sinh lời. Vì khi được quan tâm, chăm sóc chu đáo, NLĐ sẽ tận lực cống hiến cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp.

Trao đổi với báo chí, ông Đinh Sỹ Phúc, Chủ tịch Công đoàn cơ sở (CĐCS) Công ty CP Taekwang Vina (KCN Biên Hoà 2) cho biết: “Ban giám đốc đã có sẵn chính sách để chăm lo cho NLĐ ngay sau khi được đi làm trở lại. Tuy nhiên, trước mắt để giữ chân NLĐ ở lại địa phương và cũng là cách để NLĐ được an toàn “ai ở đâu ở yên đấy”. Trong thời gian công ty tạm ngừng hoạt động để phòng dịch Covid-19, toàn bộ gần 40.000 công nhân đều được trả đủ lương cơ bản và hỗ trợ khoảng 800.000 đồng/người trong 2 tuần. Còn lương, thưởng trong tháng 8 đang được ban giám đốc công ty cân nhắc nhưng luôn đảm bảo thu nhập tối thiểu cho công nhân lao động. Hiện tại, công ty đang tập trung tặng nhu yếu phẩm và tổ chức tiêm ngừa vaccine cho NLĐ tại công ty”.

Để không thiếu hụt lao động sau dịch Covid-19:

Công nhân công ty CP Taekwang Vina trong khu vực phong toả nhận hỗ trợ

Theo đó, CĐCS Công ty CP Taekwang Vina đã thực hiện các chương trình cứu trợ khẩn cấp cho hơn 2.000 NLĐ đang ở các khu nhà trọ bị phong toả. Mỗi phần quà gồm: Một bịch gạo 5kg, một thùng mì, ba lốc sữa, một vỉ trứng kèm rau củ. Trước đó, công ty này cũng đã hỗ trợ cho các trường hợp F0 và F1 trong khu cách ly với số lượng 200 người. “Sắp tới, Công đoàn công ty cũng sẽ trao hỗ trợ cho gần 2.000 lao động nữ mang thai và nuôi con nhỏ, mỗi người 500.000 đồng tiền mặt”, ông Phúc cho biết.

Cũng theo Công ty CP Taekwang Vina, trước những khó khăn của công nhân lao động đang gặp phải, Ban giám đốc và Ban chấp hành CĐCS đã lên kế hoạch hỗ trợ đồng loạt NLĐ ngay sau khi đi làm lại. “Với thông điệp “Gửi trọn yêu thương” chúng tôi mong muốn, trong hoàn cảnh khó khăn này, các đoàn viên NLĐ luôn dành tình cảm yêu thương nhau để vượt qua đại dịch. Sau khi hết dịch, công nhân và công ty sẽ cùng nhau lao động sản xuất để phát triển kinh tế mạnh mẽ hơn”, ông Phúc chia sẻ.

Những “Túi An sinh Công đoàn” an lòng mùa dịch Những “Túi An sinh Công đoàn” an lòng mùa dịch

Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Nguyễn Phi Thường trao 1.200 “Túi An sinh Công đoàn” cho người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch ...

Quyết tâm dập dịch, Hà Nội siết chặt quản lý trong dịp nghỉ lễ 2-9 Quyết tâm dập dịch, Hà Nội siết chặt quản lý trong dịp nghỉ lễ 2-9

Nhằm đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố và thực hiện nghiêm giãn cách xã ...

Sống chung với dịch Sống chung với dịch

Tại cuộc họp với Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 với 1.060 xã, phường, thị trấn của 20 địa phương đang bị dịch hoành hành ...

Tin mới hơn

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Vừa qua, Tạp chí uy tín The Asian Banker đã trao tặng giải thưởng Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam cho nền tảng VietinBank iConnect DX.
Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

Là một chuyên gia dày dặn kinh nghiệm trong ngành F&B, CEO Patricia Marques đã để lại dấu ấn qua việc xây dựng thành công một thương hiệu đồ uống lớn tại Việt Nam. Với tầm nhìn chiến lược và sự am hiểu sâu sắc thị trường, bà đã đồng hành cùng Phúc Long trong giai đoạn mới, viết nên hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt một cách đầy cảm hứng.
VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank tự hào được vinh danh “Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam” trong 5 năm liên tiếp, khẳng định vị thế tiên phong trong việc hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Việt Nam. VietinBank không ngừng đổi mới và cung cấp các giải pháp tài chính tối ưu, đáp ứng nhu cầu đa dạng của Khách hàng doanh nghiệp.

Tin tức khác

BMW 750Li 2010 "hóa thân" thành 7-Series 2025, giá hơn 800 triệu đồng

BMW 750Li 2010 "hóa thân" thành 7-Series 2025, giá hơn 800 triệu đồng

Một chiếc BMW 750Li 2010 được độ bodykit theo phong cách 7-Series 2025 (G70) đang được rao bán tại Hà Nội với giá hơn 800 triệu đồng, thấp hơn đáng kể so với giá gốc 4,5-6 tỷ đồng của phiên bản mới. Xe giữ ngoại thất sáng bóng, nội thất bọc da đỏ hiện đại.
Xem thêm