Khóa đào tạo nằm trong khuôn khổ dự án “Cải thiện tuân thủ và đối thoại trong chuỗi cung ứng toàn cầu tại Việt Nam", do Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) phối hợp với Tổng LĐLĐ Việt Nam thực hiện. Chương trình bao gồm các lớp đào tạo giảng viên nguồn và hoạt động thí điểm các lớp đào tạo về QRTD do chính cán bộ công đoàn cấp tỉnh thực hiện cho cán bộ công đoàn cơ sở.
30 cán bộ công đoàn tham gia khóa đào tạo thuộc Ban Quan hệ lao động, Ban Nữ công, Ban Chính sách pháp luật của Tổng LĐLĐ Việt Nam và Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thuộc 8 LĐLĐ tỉnh có doanh nghiệp tham gia Dự án.
![]() |
Học viên đang chăm chú lắng nghe phần giảng dạy của chuyên gia - bác sĩ về giới Đỗ Việt Dũng. Ảnh: HỒNG NHUNG |
Phát biểu khai mạc, đồng chí Trần Thị Thanh Hà – Trưởng ban Quan hệ lao động, Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết: "Các nghiên cứu cho thấy, nhóm phụ nữ dễ bị QRTD nhất là những người trẻ tuổi, phụ thuộc tài chính, độc thân, và là người nhập cư. Đây là những nhóm đối tượng phổ biến trong lực lượng lao động của ngành Dệt may, Da giầy và Điện tử. QRTD gây ra tổn thương lâu dài cả về mặt tâm lý lẫn thể chất cho nạn nhân, kéo theo đó sẽ làm giảm sút năng suất công việc của họ. Điều này cũng khiến cho phụ nữ ít tham gia hoặc ở lại thị trường lao động hơn và phụ nữ được trả lương thấp hơn nam giới. Chương trình đào tạo được thiết kế với sự hướng dẫn, góp ý trực tiếp từ các chuyên gia đào tạo của ILO, góp phần tạo điều kiện để các cán bộ công đoàn thực hành những kỹ năng và kiến thức đã có được từ các hoạt động nâng cao năng lực về QRTD trước đây và áp dụng hiệu quả các kiến thức, kỹ năng này vào công việc thực tế".
![]() |
Đồng chí Trần Thị Thanh Hà – Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Trưởng ban Quan hệ Lao động Tổng LĐLĐ Việt Nam phát biểu tại Khóa đào tạo. Ảnh: TLĐLĐVN |
Từ kinh nghiệm làm việc với gần 500 nhà máy may, da giầy và điện tử tại Việt Nam, ILO đánh giá, một trong những thách thức lớn nhất của việc phòng, chống QRTD là các vấn đề QRTD thường không được nạn nhân báo cáo đầy đủ. Nguyên nhân chính của thực trạng này là tâm lý e ngại, lo sợ và thiếu những kiến thức cần thiết về QRTD của người lao động để nhận biết và đấu tranh bảo vệ quyền lợi chính đáng cũng như việc nhà máy không có quy trình khiếu nại hiệu quả.
![]() |
Học viên tham gia một bài tập thực hành. Ảnh: HỒNG NHUNG |
Bà Nguyễn Hồng Hà - Giám đốc Chương trình Better Work kiêm quản lý các Dự án điện tử của ILO chia sẻ: ILO mong muốn thông qua chương trình đào tạo, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn có khả năng tuyên truyền và đào tạo hiệu quả giúp người lao động nâng cao nhận thực về vấn đề QRTD. Công đoàn sẽ trở thành một mắt xích quan trọng trong hệ thống khiếu nại của doanh nghiệp và là một điểm tựa tinh thần quan trọng, giúp người lao động cảm thấy yên tâm để nêu lên các vấn đề về QRTD mà họ gặp phải.
![]() |
Các học viên và chuyên gia về giới tham gia Khoá đào tạo giảng viên nguồn về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc. Ảnh: HỒNG NHUNG |
Chương trình đào tạo diễn ra trong 3 ngày (từ 21 – 23/3/2023). Học viên được các bác sĩ, chuyên gia về giới tập huấn các nội dung như: Khái niệm QRTD tại nơi làm việc; Làm sao nhận biết được QRTD tại nơi làm việc; Ai có thể là nạn nhân, ai có thể là thủ phạm của QRTD tại nơi làm việc; Tại sao nạn nhân bị QRTD đa phần là nữ; Hậu quả của QRTD tại nơi làm việc với từng nhóm đối tượng khác nhau; Cách xử lý và phòng ngừa QRTD tại nơi làm việc; Khung pháp lý về phòng chống QRTD nơi làm việc… và các kỹ năng, phương pháp khi giảng dạy, tuyên truyền về QRTD cho các học viên.
Tháng 6/2019, ILO thông qua Công ước về Quấy rối và Bạo lực (Số 190) và Khuyến nghị kèm theo (Số 206), thể hiện tuyên bố rõ ràng của ILO rằng bạo lực và quấy rối nói chung, QRTD nói riêng trong thế giới việc làm sẽ không được dung thứ và phải kết thúc. Những công cụ mang tính bước ngoặt này đặt ra một khuôn khổ chung để ngăn chặn và giải quyết bạo lực và quấy rối, dựa trên cách tiếp cận toàn diện, tích hợp và có trách nhiệm giới. Cùng với những nỗ lực toàn cầu, tại Việt Nam, ILO đã và đang thực hiện nhiều hoạt động hỗ trợ đối tác ba bên thực hiện hiệu quả các hành động phòng, chống QRTD tại nơi làm việc, ví dụ như hỗ trợ xây dựng các quy định chi tiết về QRTD trong Bộ Luật lao động năm 2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành, Bộ quy tắc ứng xử, xây dựng cẩm nang, hướng dẫn dành cho cả người lao động và người sử dụng lao động, thực hiện các hoạt động đào tạo nâng cao năng lực. |
![]() Trong bối cảnh Việt Nam gia nhập Hiệp định CPTPP, phê chuẩn Công ước 87, Công ước 98 của Tổ chức lao động quốc tế ... |
![]() Tại gian trưng bày Tạp chí Lao động và Công đoàn tại Hội báo toàn quốc năm 2023, nhiều thế hệ bạn đọc dành tình ... |
![]() UBND TP. Hà Nội ban hành Kế hoạch số 83/KH-UBND về đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng trên địa bàn ... |
Tin mới hơn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát
Tin tức khác

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy
