Việc ban hành Quy định này không chỉ thể hiện sự tôn nghiêm trong sử dụng cờ Đảng mà còn có tác dụng giáo dục nhận thức sâu sắc.
Biểu tượng của lý tưởng cộng sản
Lá cờ của Đảng gồm một chiếc búa và một chiếc liềm màu vàng tươi đặt vuông góc với nhau trên nền đỏ thắm, tượng trưng cho công nhân công nghiệp, đô thị và nông dân nông nghiệp, nông thôn (có quy định tỷ lệ, kích cỡ, màu sắc cụ thể), đồng thời tượng trưng cho sự thống nhất của hai giai cấp lao động, biểu thị mối liên hệ bền chặt của khối liên minh công - nông.
![]() |
Lá cờ Đảng. Ảnh: hoanghoa.gov.vn |
Cờ đỏ búa liềm xuất hiện từ Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, sau đó được sử dụng làm Quốc kỳ Liên Xô. Tuy nhiên, ở Quốc kỳ Liên Xô, biểu tượng búa liềm được đặt ở góc trên, bên trái cùng một ngôi sao; còn cờ Đảng Cộng sản Việt Nam biểu tượng búa liềm được đặt chính giữa nền đỏ lá cờ hình chữ nhật, có kích thước chiều rộng bằng 2/3 chiều dài.
Lá cờ đỏ búa liềm được ghi nhận lần đầu tiên xuất hiện ở nước ta tại phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh đầu năm 1930. Tiếp theo, lá cờ liên tục có mặt trong các phong trào đấu tranh của công nhân lao động suốt từ Bắc chí Nam, khẳng định tính Đảng của các phong trào đấu tranh đó và trở thành niềm tự hào, tin tưởng, cổ vũ mạnh mẽ những người lao động trên con đường tranh đấu vì lý tưởng cộng sản.
“93 năm qua, lá cờ Đảng đã được lớp lớp những cán bộ ưu tú, công nhân lao động, trí thức, các tầng lớp nhân dân ngưỡng mộ, một lòng một dạ noi theo, hướng về, làm nên sức mạnh thời đại”. |
93 năm qua, lá cờ Đảng đã được lớp lớp những cán bộ ưu tú, công nhân lao động, trí thức, các tầng lớp nhân dân ngưỡng mộ, một lòng một dạ noi theo, hướng về, làm nên sức mạnh thời đại, đánh thắng những kẻ thù hung hãn nhất, giành độc lập dân tộc, đấu tranh thống nhất đất nước và đi lên chủ nghĩa xã hội. Hàng triệu quần chúng ưu tú, trong đó đông đảo nhất là những người công nhân, đã được giác ngộ, tuyên thệ dưới cờ Đảng trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, với chủ nghĩa Mác - Lênin, sẵn sàng xả thân vì một thế giới không còn áp bức, bóc lột, vì công bằng và tiến bộ xã hội, vì phẩm giá con người.
Lãnh tụ công đoàn tiền bối và lá cờ Đảng
Một điều ngẫu nhiên thú vị, Tạp chí Công hội đỏ số 01 và số 02 (phát hành ngày 01/10 và 01/11 năm 1929) - do lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh, người chiến sĩ cộng sản trung kiên, người sáng lập tổ chức Công đoàn Việt Nam trực tiếp làm chủ bút - ngay tại trang bìa, ở vị trí trung tâm dưới tên gọi đều vẽ biểu tượng búa liềm và ngôi sao vàng ở chính giữa. Đó chưa phải là lá cờ Đảng, song đã toát lên những điểm chính, hồn cốt của lá cờ Đảng sẽ xuất hiện sau đó không lâu. Điều này thêm một lần khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với tổ chức Công đoàn Việt Nam ngay từ những ngày đầu, thể hiện mối liên hệ khăng khít, bền chặt của Đảng Cộng sản và Công đoàn Việt Nam, thông qua trí tuệ, tài năng và tầm nhìn của người cộng sản kiệt xuất Nguyễn Đức Cảnh.
Trong cuốn hôi ký nổi tiếng “Bất Khuất”, đồng chí Nguyễn Đức Thuận, nguyên Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam đã dành nhiều trang viết chân thực, xúc động về cuộc đấu tranh quyết liệt giữa những người chiến sĩ cách mạng và những tên cai ngục tại chốn “địa ngục trần gian” Côn Đảo; trong đó có việc những người tù chính trị chống chào cờ “ba que”.
Trước sự gan góc, trung thành vô hạn của những người tù cộng sản, bọn cai ngục biết khó lòng lấy được ở họ những lời khai, chúng dùng thủ đoạn bắt họ phải chào lá cờ ba sọc của chính quyền ngụy Sài Gòn; nếu ai chào thì coi như chúng giành thắng lợi bước đầu, thêm niềm tin để tra khảo họ các bước tiếp theo. Những chiến sĩ cộng sản phải bước vào cuộc đấu trí dai dẳng, triền miên và tàn khốc.
Để kiên quyết không chào lá cờ phản cách mạng và thêm nhuệ khí cho mình, đồng chí Nguyễn Đức Thuận, các đồng chí của mình đã nghĩ ra nhiều cách, trong đó có cả cách chào lá cờ Tổ quốc, cờ Đảng bằng tưởng tượng. Lá cờ Đảng lúc ấy không chỉ biểu tượng cho liên minh công - nông, lý tưởng cộng sản, mà còn thực sự tiếp thêm động lực giúp những người cộng sản kiên cường đấu tranh chiến thắng chính mình, chiến thắng kẻ thù để bảo vệ trọn vẹn khí tiết của người cộng sản. Một khẩu hiệu đồng chí nhắc nhiều lần, gây ấn tượng mạnh với người đọc là: “Khí tiết người đảng viên như bông hoa trước ngực, hương thơm muôn thuở”.
![]() |
Lễ kết nạp đảng viên mới của Công ty TNHH Quốc tế Best Base (Tây Ninh). Ảnh: Q.T |
Đi vào nghệ thuật
Vẫn có người cho rằng, các chủ đề chính trị thường khô khan, khó sáng tác nghệ thuật. Tuy nhiên, nhiều chủ đề ca ngợi Đảng, Bác Hồ, sự nghiệp cách mạng vẫn được các nghệ sĩ thể hiện rất thành công. Một trong số đó là chủ đề về lá cờ Đảng.
Lịch sử mỹ thuật đương đại Việt Nam trân trọng ghi tên tuổi họa sĩ Nguyễn Sáng ở một trong những vị trí hàng đầu. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông và được xếp hạng bảo vật quốc gia là bức tranh sơn mài “Kết nạp Đảng ở Điện Bien Phủ”. Ở đó, trong hoàn cảnh cam go của cuộc công kiên chiến, người lính bị thương đầu quấn băng vinh dự được kết nạp vào Đảng. Anh đứng nghiêm nhìn thẳng vào lá cờ Đảng trên vách chiến hào. Bức tranh được đánh giá như lát cắt chiến trận hùng tráng, thể hiện quyết tâm, ý chí sắt đá tạo nên thành công vang dội của những người lính Bộ đội Cụ Hồ dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng.
Bài hát “Tôi là người thợ lò” của nhạc sĩ Hoàng Vân qua giọng hát đẹp, sang trọng của nghệ sĩ Quang Thọ không chỉ hết sức quen thộc với công nhân mỏ mà còn găm vào trí nhớ của đông đảo người yêu âm nhạc cả nước. Đặc biệt là những câu: “Tôi là người thợ lò/Sinh ra trên đất mỏ/Trong những ngày cờ đỏ/Bay trên núi Bài Thơ”... “Cờ đỏ” ở đây chính là lá cờ Đảng được những người công nhân đã giác ngộ qua phong trào “vô sản hóa” (do lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh khởi xướng và trực tiếp lãnh đạo, tham gia) bí mật may, cắm trên đỉnh núi Bài Thơ vào đúng ngày 01/5/1930.
Lá cờ Đảng ấy, cùng với những tin tức hừng hực của phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh lúc đó dội về đất mỏ đã là sự kiện gây chấn động, trở thành điểm thu hút đông đảo công nhân; những ai đã giác ngộ được bồi đắp thêm lòng tin; những người còn phân vân do dự được tiếp thêm động lực đi đến quyết định cuối cùng; những người mơ hồ cũng cảm thấy có điều gì đẹp đẽ, ý nghĩa, lớn lao đang được định hình...
Nhưng thành công nhất có lẽ là bài hát “Màu cờ tôi yêu” của nhạc sĩ Phạm Tuyên. Từng lời ca thấm đẫm cảm xúc của tác giả, thông qua giai điệu trữ tình, nhuần nhị, đi thẳng vào lòng người nghe: “Hồng như màu của bình minh/Đỏ như màu máu của mình tim ơi/Búa liềm vàng rực giữa trời/Là niềm hy vọng chói ngời tim ta...”. Cảm xúc của nhạc sĩ chắc chắn cũng là cảm xúc của đông đảo công nhân lao động.
“Hồng như màu của bình minh/Đỏ như màu máu của mình tim ơi/Búa liềm vàng rực giữa trời/Là niềm hy vọng chói ngời tim ta...”. Cảm xúc của nhạc sĩ chắc chắn cũng là cảm xúc của đông đảo công nhân lao động”. |
![]() Ngay từ đầu thế kỷ XX, các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác, đặc biệt là Lênin đã đặc biệt chú trọng đến công ... |
![]() Đại tướng Đoàn Khuê, bí danh là Võ Tiến Trình, sinh ngày 29/10/1923 ở làng Gia Đẳng, xã Triệu Tân (nay là xã Triệu Lăng), ... |
![]() Cán bộ công đoàn, đoàn viên, người lao động cả nước kiến nghị, đề xuất Đảng, Nhà nước 08 vấn đề lớn. |
Tin mới hơn

Giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam: Trụ cột trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Người đảng viên bước ra từ những con đường sạch

20 năm giữ nguồn nước sạch: Chuyện về một đảng viên tận tâm
Tin tức khác

Hết mình với nghề, tận tâm với Đảng

Người đảng viên gần hai thập kỷ gắn bó với ngành in
Nữ đảng viên 9x và những sáng tạo không ngừng
Gương sáng người Đảng viên kỹ sư Dầu khí nơi đầu sóng Đại Hùng
Khát vọng vươn lên từ sự dìu dắt của Đảng
