Đại hội Công đoàn Viên chức Việt Nam: quyết định nhiều vấn đề quan trọng |
Dấu ấn nổi bật của nhiệm kỳ 2018 - 2023
Theo đồng chí Đỗ Đức Hùng - Chủ tịch Công đoàn Điện lực Việt Nam, trong giai đoạn 2018 - 2023, sản lượng điện và doanh thu của Tập đoàn luôn tăng trưởng. Đây là điều kiện quan trọng để đảm bảo việc làm và thu nhập cho NLĐ, quan hệ lao động hài hoà, ổn định.
![]() |
Đại hội Công đoàn Điện lực Việt Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2023 - 2028 diễn ra trong hai ngày 3 và 4/10/2023. Ảnh: CĐ |
Năm 2020, Tập đoàn Điện lực Việt Nam vinh dự được Đảng, Nhà nước tặng thưởng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới. Sự đánh giá, ghi nhận, biểu dương của Đảng, Nhà nước đối với Tập đoàn đã tạo thêm động lực cho NLĐ hăng say thi đua lao động, sản xuất.
Bên cạnh yếu tố thuận lợi, NLĐ ngành Điện cũng gặp rất nhiều khó khăn. Trong đó phải kể tới khó khăn do dịch bệnh Covid-19, ảnh hưởng của xung đột chính trị trên thế giới, lạm phát khiến giá nguyên, nhiên liệu, vật tư thiết bị tăng cao; biến đổi khí hậu, thời tiết nắng nóng dẫn đến tình hình cung ứng điện, tình trạng thiếu điện một số điểm ở khu vực miền Bắc…
Trước tình hình trên, các cấp Công đoàn Điện lực Việt Nam đã tuyên truyền, vận động, phát động các phong trào thi đua, chăm lo kịp thời cho NLĐ. Qua đó đã khích lệ cán bộ, công nhân viên nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch mà Chính phủ giao cho Tập đoàn.
Hoạt động công đoàn giai đoạn 2018 - 2023 đã đạt nhiều dấu ấn nổi bật.
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Xác định rõ những khó khăn để chăm lo tốt cho NLĐ
Đại hội Công đoàn Điện lực Việt Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2023 - 2028 diễn ra trong bối cảnh toàn thể cán bộ, công nhân viên toàn Tập đoàn nỗ lực để thực hiện nhiệm vụ rất khó khăn ở hai khía cạnh đảm bảo cung ứng điện và cân đối tài chính.
Đại hội xác định, giai đoạn 2023 - 2028, cả nước bước vào thời kỳ đổi mới mạnh mẽ về khoa học công nghệ và chuyển đổi số; hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng; Tập đoàn Điện lực Việt Nam tiếp tục đóng vai trò chủ đạo trong đảm bảo cung cấp điện cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam sẽ phát triển trong sự chuyển đổi năng lượng theo Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng Quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Giai đoạn 2023 - 2025 được xác định là thời kỳ rất khó khăn trong việc đảm bảo cung ứng điện, nhất là điện cho khu vực miền Bắc. Tập đoàn đang nỗ lực xây dựng nhanh, kịp thời đường dây 500kV Quảng Trạch - Phố Nối...
Hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển của Tập đoàn trong các năm tới sẽ chịu nhiều tác động, ảnh hưởng của yếu tố thị trường khi nền kinh tế Việt Nam tiếp tục hội nhập, tham gia sâu rộng hơn vào thị trường toàn cầu.
Trong quá trình tái cơ cấu để đáp ứng yêu cầu thị trường điện, công tác tổ chức lại bộ máy điều hành, sắp xếp các đơn vị, bố trí lại lực lượng lao động... sẽ diễn ra ở nhiều đơn vị và trong tất cả các khâu sản xuất, truyền tải, phân phối điện.
Việc chuyển giao Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (A0) về Bộ Công Thương, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, chuyển giao các dự án Nhiệt điện Ô Môn 3, 4... cũng ảnh hưởng đến việc làm của NLĐ.
Các hiện tượng biến đổi môi trường và khí hậu cực đoan có thể tác động xấu, thường xuyên hơn tới sản xuất, kinh doanh điện của Tập đoàn. Chính phủ chủ trương hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh sau đại dịch Covid-19, do vậy giá điện chưa được điều chỉnh kịp thời theo chi phí nguyên nhiên liệu đầu vào. Dự báo điều này sẽ tiếp tục tác động mạnh tới tình hình tài chính của Tập đoàn và ảnh hưởng đến thu nhập, phúc lợi của NLĐ.
Các tổ chức đại diện cho người lao động được phép thành lập và hoạt động, đòi hỏi tổ chức Công đoàn phải có nhìn nhận đánh giá đúng, đầy đủ về thuận lợi, khó khăn. Từ đó có phương thức hoạt động phù hợp, nhằm đảm bảo vai trò là đại diện duy nhất bảo vệ và chăm lo cho NLĐ trong Tập đoàn.
"Các cấp công đoàn đang tập trung triển khai Nghị quyết số 02 của Bộ Chính trị về “Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới” là cơ sở để Công đoàn Điện lực Việt Nam đổi mới nội dung và phương pháp hoạt động công đoàn trong nhiệm kỳ 2023 - 2028, tập trung động viên NLĐ nỗ lực cùng Tập đoàn Điện lực Việt Nam vượt qua khó khăn và phát triển.
Và cũng là cơ sở để các cấp Công đoàn Điện lực Việt Nam đảm bảo việc làm, thu nhập, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho NLĐ đảm bảo nguyên tắc chuyển dịch công bằng trong chuyển đổi năng lượng" - đồng chí Đỗ Đức Hùng nhấn mạnh.
![]() Sau kỳ Đại hội thành công tốt đẹp, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Cần Thơ đã bắt tay ngay vào việc đưa Nghị quyết ... |
![]() Ngày 3/10, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Quản Trị tổ chức Đại hội Công đoàn tỉnh lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2023 - 2028. |
![]() Đồng chí Trần Văn Trạch, Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng đoàn LĐLĐ tỉnh Vĩnh Long, được Đại hội Công đoàn tỉnh Vĩnh Long tín ... |
Tin mới hơn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát
Tin tức khác

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy
