![]() |
Đội ngũ shipper cũng tranh thủ dịp này để tăng thu nhập nhờ những đơn hàng liên tục trong thành phố - Ảnh: N.T |
Dịch Covid-19 đang có diễn biến ngày càng phức tạp. Nhằm tránh việc lây lan bệnh dịch, Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo UBND TP yêu cầu tất cả cơ sở kinh doanh dịch vụ phải tạm thời đóng cửa, trừ các cửa hàng thiết yếu như xăng dầu, thuốc, cửa hàng bán thức ăn. Thực hiện nghiêm túc chỉ đạo trên, từ 3 ngày nay nhiều hộ kinh doanh dịch vụ ở Hà Nội đã đồng loạt đóng cửa đến hết ngày 15/4.
Tuy nhiên, nhiều cửa hàng đã đẩy mạnh việc bán hàng online hoặc dịch vụ "take away" (bán cho khách mang đi). Hoạt động này diễn ra khá nhộn nhịp, đặc biệt đối với các cửa hàng kinh doanh đồ ăn, đồ uống tại nhiều tuyến phố.
Theo quan sát của phóng viên Cuộc sống an toàn, tại Công ty CP Kem Tràng Tiền (Hoàn Kiếm, Hà Nội) đưa ra dòng thông báo "Chung tay bảo vệ cộng đồng, mua kem tại cửa về nhà hãy ăn". Địa điểm bán kem nổi tiếng này đã ngừng phục vụ khách ăn tại chỗ, chỉ bán cho khách mang đi, hoặc bán qua fanpage facebook và ứng dụng grabfood.
Trên fanpage facebook của cà phê Cộng gần đây cũng đăng tải thông báo về việc tạm thời ngừng phục vụ tại các chuỗi cửa hàng để đảm bảo sức khoẻ của cộng đồng, nhưng vẫn giao hàng tận nhà cho khách hàng có nhu cầu.
![]() |
Công ty Kem Tràng Tiền vẫn bán kem cho khách mang về - Ảnh: N.T |
Nhiều tiểu thương kinh doanh mặt hàng thực phẩm cũng nhanh chóng chuyển hướng sang bán online để phù hợp với tình hình hiện nay. Chị Nguyễn Thị Hiền (Cầu Giấy, Hà Nội), chủ một cửa hàng kinh doanh hải sản cho biết: "Trước tình hình dịch bệnh thế này, người dân ít đi lại, cho nên xu hướng đặt hàng online nhiều hơn. Vì thế tôi thường xuyên đăng tải các mặt hàng trên nhiều hội nhóm facebook, ghi rõ giá cả để mọi người tiện theo dõi. Khi có đơn gần thì tôi tự đi ship, còn xa quá thì liên hệ grab chuyển tới cho khách, cũng rất tiện. Nếu khách đặt nhiều thì tôi miễn tiền ship". Chị Hiền cho biết, mỗi ngày chị nhận khoảng 20 đơn hàng của khách đặt online.
Tận dụng dịp này, nhiều tài xế xe ôm đã chuyển hướng sang làm giao hàng online. Các đơn hàng liên tục trong ngày đã khiến họ có được nguồn thu nhập đáng kể. Có mặt trên phố Nhà Thờ (Hoàn Kiếm, Hà Nội), PV Cuộc sống an toàn ghi nhận thấy một nhóm nhân viên giao hàng của Now, Grab đang chờ lấy đồ uống giao cho khách. Anh Tú, một nhân viên giao hàng cho biết: "Trong lúc dịch bệnh như thế này, lượng khách đi xe giảm đến 80%, chúng tôi lại phải xoay xở sang làm giao hàng. Cũng may là khách đặt khá nhiều nên công việc cũng chạy. Nếu chịu khó thì mỗi ngày cũng ra được vài chục đơn hàng, còn không có thời gian nghỉ ngơi".
Một người đồng nghiệp của anh Tú nói: "Lượng khách đặt nhiều trong khi tập trung tại một số cửa hàng có tiếng như thế này khiến anh em chờ đợi, chen lấn khá mệt, xếp chỗ mãi mới lấy được đồ cho khách... Nhà nước thì khuyên người dân ở nhà cho an toàn nhưng chúng tôi vẫn phải tranh thủ dịp này để ra đường để kiếm cơm, nghỉ thì chết đói à".
Với đặc thù công việc phải di chuyển liên tục ở nhiều địa điểm trong thành phố, các shipper đều có ý thức đeo khẩu trang, gang tay... để phòng chống Covid-19.
![]() |
![]() |
![]() |
![]() Tới 6h30 sáng nay 28/3, Việt Nam đã ghi nhận thêm 6 trường hợp mắc mới, nâng tổng số người mắc Covid-19 của Việt Nam ... |
Tin mới hơn

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam
Tin tức khác
