![]() |
Cứ 7 người mua đồ uống dùng ngay lại có 1 người sử dụng dịch vụ giao hàng nhờ sự tiện lợi và các chương trình ưu đãi hấp dẫn. Ảnh: Lê Trọng. |
Euromonitor cùng nhiều đơn vị bên thứ ba khác định giá thị trường giao đồ ăn trực tuyến Việt Nam sẽ có giá trị khoảng 38 triệu USD vào năm 2020, tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 11%/năm. Thị trường Việt Nam trong những năm gần đây đã có những cái tên quen thuộc như Now.vn, GrabFood, Go-Food hay những nhân vật mới như Baemin.
Những chiến dịch quảng cáo với thông điệp cụ thể nhắm vào giới trẻ như “Đừng bỏ bữa” của GrabFood hay “Trà sữa là chân ái” của Baemin... hay cách Go-Food chi mạnh tay mời Sơn Tùng M-TP làm đại diện thương hiệu giúp các ứng dụng thu hút thêm nhiều người mua mới và gia tăng tần suất sử dụng.
Cùng chung mục tiêu phát triển thành một siêu ứng dụng như Grab, nhưng Go Viet hiện mới chỉ cung cấp dịch vụ giao hàng Go Send. Doanh nghiệp này cũng đặt kế hoạch ra mắt dịch vụ giao đồ ăn tại Việt Nam trong thời gian sớm nhất, dự kiến vào cuối năm nay. Tại thị trường Indonesia, Go Jek đã hợp tác với hơn 250.000 tiệm ăn. Năm ngoái, dịch vụ Go Send của hãng công nghệ này đã phân phối hơn 800.000 sản phẩm thời trang và 2,3 triệu mặt hàng đồ ăn cho 203.000 cửa hàng trực tuyến quy mô nhỏ.
![]() |
Hình ảnh một cửa hàng đồ ăn truyền thống. |
Bùng nổ giao hàng trực tuyến giúp các thương hiệu tiếp cận khách dễ dàng hơn. Tuy nhiên, theo chuyên gia, khi chỉ còn là cuộc đua về giá, các giá trị được gây dựng sẽ mờ đi.
Cái nắng nóng ngày hè Hà Nội là lý do khiến Anh Thư, 23 tuổi, nhân viên của một công ty ngành giải trí dịch vụ, ngần ngại hơn với việc ra ngoài ăn trưa mỗi ngày.
"Nắng nóng, tắc đường như thế này bước ra đường thôi cũng đã là một cực hình rồi nữa là đi ăn, nhanh nhất vẫn là gọi đồ ăn về. Trên ấy (các ứng dụng giao đồ ăn trực tuyến) món gì cũng có, giá cũng chẳng chênh lệch là bao", Anh Thư nói.
Sự tiện lợi của đặt đồ ăn qua các ứng dụng cũng như áp lực về thời tiết, giao thông ở các thành phố lớn đang khiến giới văn phòng, sinh viên tìm đến nhiều hơn với các ứng dụng giao đồ ăn thay vì đến các cửa hàng ăn uống thông thường.
Các ứng dụng này thường xuyên có các chương trình khuyến mãi từ 20%-30% giá, có nơi lại miễn phí giao hàng. Chính vì vậy giá gọi đồ ăn về cũng không đắt hơn là bao, thậm chí đôi lúc còn rẻ hơn so với ra ngoài quán.
Nếu không có sự cân đối đầu tư và quản lý hợp lý, doanh thu tăng thêm nhờ giao đồ ăn trực tuyến khó có thể bù lại tất cả chi phí đã đầu tư vận hành các chuỗi cửa hàng. Tác động rất nhiều đến vấn đề kinh doanh của các của hàng truyền thống hiện nay.
![]() “Việc nhẹ, lương cao, được đi đây đi đó” là cách nói hóm hỉnh của “cánh” shipper về công việc của mình. Thế nhưng, người ... |
![]() Hiệp hội Taxi Hà Nội vừa có đề nghị các cơ quan nhà nước cho xe taxi được chuyển đổi sang hình thức kinh doanh ... |
Tin mới hơn

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam
Tin tức khác
