Nghiên cứu

Covid-19 là một bệnh nghề nghiệp - Quan điểm và đề xuất

TS. Nguyễn Tuấn Anh - Viện Nghiên cứu Thanh niên
Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã phân loại bệnh nghề nghiệp thành 29 nhóm với hàng trăm bệnh khác nhau. Còn ở Việt Nam, danh mục các loại bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế chủ trì phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành sau khi lấy ý kiến của Tổng LĐLĐ Việt Nam và tổ chức đại diện người sử dụng lao động. Hiện ở Việt Nam mới có 34 bệnh nghề nghiệp được đưa vào danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm.
Covid-19 là một bệnh nghề nghiệp - Quan điểm và đề xuất
Thăm khám, hội chẩn cho bệnh nhân Covid-19 nặng tại khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Minh Quyết

1. Về khái niệm bệnh nghề nghiệp

Theo Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động (2015), bệnh nghề nghiệp là “bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động”. Bệnh nghề nghiệp xảy ra cấp tính hoặc từ từ (hay còn gọi là mãn tính). Một số bệnh không chữa khỏi và để lại di chứng. Tuy nhiên, bệnh nghề nghiệp có thể phòng tránh được. Nguyên nhân của bệnh nghề nghiệp là do phải thường xuyên và lâu dài tiếp xúc với điều kiện lao động không tốt. Ngay từ khi có lao động, bệnh nghề nghiệp đã xuất hiện và gây ảnh hưởng tới người lao động.

Bệnh nghề nghiệp đã được Chính phủ quy định trong Nghị định số 37/2016/NĐ-CP về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc. Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng ban hành Danh mục bệnh nghề nghiệp và Hướng dẫn quản lý trong Thông tư số 15/2016/TT-BYT quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội và Thông tư số 28/2016/TT-BYT hướng dẫn quản lý bệnh nghề nghiệp.

2. Quan điểm coi Covid-19 là một bệnh nghề nghiệp

Đại dịch Covid-19 đang tác động mạnh đến những người lao động tiếp xúc với vi rút trong môi trường làm việc của họ. Theo Văn phòng Thống kê châu Âu (Eurostat), hầu hết các nước thành viên đều công nhận Covid-19 là một bệnh nghề nghiệp. Tuy nhiên, vẫn có những quốc gia có quan điểm trái ngược về vấn đề này.

Covid-19 là một bệnh nghề nghiệp - Quan điểm và đề xuất

Lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho công nhân tại Khu công nghiệp Vân Trung (Bắc Giang).

Ở Tây Ban Nha, Covid-19 đáp ứng mọi điều kiện để được coi là một bệnh nghề nghiệp, song ở Italia, Covid-19 được coi là một tai nạn nghề nghiệp. Các quốc gia như Thụy Điển, Phần Lan cũng công nhận Covid-19 là một bệnh nghề nghiệp. Ở Malta, mặc dù Covid-19 không nằm trong danh sách các bệnh nghề nghiệp, song luật pháp vẫn để mở và danh sách bệnh nghề nghiệp có thể được cập nhật với Covid-10. Ở Ireland, bệnh này vẫn chưa được công nhận là bệnh nghề nghiệp, nhưng nó đang trải qua quá trình xem xét sẽ cần sự hỗ trợ của chính phủ trong trường hợp có khuyến nghị tích cực. Tại Vương quốc Anh, bất chấp nỗ lực bổ sung Covid-19 vào danh sách, Bộ trưởng về An sinh Xã hội Vương quốc Anh kết luận rằng, hiện tại, bằng chứng là không đủ.

Danh mục bệnh nghề nghiệp ở hầu hết các nước châu Âu được phân loại theo danh sách phù hợp với danh sách bệnh nghề nghiệp của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) hoặc Liên minh châu Âu (EU). Theo luật của Pháp, chỉ những người lao động từ khu vực tư nhân mới có thể được công nhận là mắc bệnh nghề nghiệp khi nhiễm Covid-19. Để được coi là bệnh nghề nghiệp, cần phải thiết lập mối liên hệ rõ ràng giữa bệnh và những tiếp xúc tại nơi làm việc. Mối liên hệ này có vẻ rõ ràng liên quan đến những nhân viên y tế và những người làm trong lĩnh vực dịch vụ xã hội trong bối cảnh của đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, nó phải đáp ứng các yêu cầu về y tế và hành chính của từng quốc gia. Thậm chí, người lao động tại nhiều nước châu Âu mất nhiều thời gian để chứng minh mình mắc Covid-19 trong quá trình làm việc tại doanh nghiệp. Ở Bulgaria, Covid-19 có thể được coi là bệnh nghề nghiệp nếu mối liên hệ với phơi nhiễm tại nơi làm việc chắc chắn được thiết lập.

Ở Cộng hòa Séc, việc cung cấp các bằng chứng chứng minh Covid-19 thực sự liên quan trực tiếp đến kết quả công việc là không cần thiết. Ở Bồ Đào Nha, chỉ có nhân viên y tế và nhân viên an ninh mới có quyền yêu cầu các nhà chức trách công nhận việc mình bị nhiễm Covid-19 đồng nghĩa với việc mắc bệnh nghề nghiệp. Ở Pháp, vì một loạt các lĩnh vực lao động đã bị loại trừ, do đó, các thủ tục pháp lý đã trở thành con đường duy nhất cho người lao động đòi quyền lợi của họ. Đất nước Hà Lan có sự khác biệt với các nước khác ở châu Âu vì bản thân luật của họ không có quy định bồi thường cho một bệnh nghề nghiệp, do đó, Covid-19 không được công nhận là bệnh nghề nghiệp có thể bồi thường.

Covid-19 là một bệnh nghề nghiệp - Quan điểm và đề xuất

Xét nghiệm mẫu bệnh phẩm Covid-19 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh

Một khi Covid-19 được coi là bệnh nghề nghiệp, người lao động sẽ được hưởng lợi từ khoản bồi thường bao gồm toàn bộ hoặc một phần thiệt hại thu nhập của họ. Tổ chức UNICARE đã thực hiện một dự án nghiên cứu về ảnh hưởng của Covid-19 đến đội ngũ nhân viên y tế. Nghiên cứu này thấy rằng các hỗ trợ xã hội mà các quốc gia châu Âu dành cho đội ngũ nhân viên y tế thực hiện công tác điều trị Covid-19 là tốt; song, sự đa dạng về chính sách và sự khác nhau trong quan điểm của nhiều quốc gia khiến cho nhu cầu cấp thiết cần có một quy tắc chung để công nhận Covid-19 là một bệnh nghề nghiệp.

Mặc dù nhân viên y tế và chăm sóc xã hội thuộc nhóm nghề nghiệp có nguy cơ rủi ro cao mắc Covid-19 nhưng tất cả các ngành nghề trong xã hội đều quan tâm vấn đề này bởi Covid-19 đang không loại trừ một ai. Đặc biệt, cần có dữ liệu chính xác để xem xét mức độ ảnh hưởng của Covid-19 đến người lao động và các lĩnh vực liên quan. Vì một bệnh nghề nghiệp phải liên quan đến mức độ phơi nhiễm nhất định tại nơi làm việc, trong khi việc đánh giá này là khá khó khăn. Bên cạnh đó, việc xác định các triệu chứng lâm sàng cũng như các biện pháp cần thực hiện khi một người lao động có kết quả xét nghiệm dương tính cũng có thể dẫn đến các phương pháp tiếp cận khác nhau. Từ đó dẫn đến sự khó thống nhất trong đề xuất các chính sách chung.

Covid-19 là một bệnh nghề nghiệp - Quan điểm và đề xuất
Học viên tham gia thực hành kỹ năng chăm sóc, điều trị bệnh nhân nhiễm Covid-19 tại Lớp tập huấn hướng dẫn tiếp nhận điều trị, chăm sóc, lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 do Sở Y tế Lai Châu tổ chức

3. Đề xuất

Bộ Lao động - Thương binh, Xã hội dự báo, với tình hình dịch bệnh bùng phát hiện nay, sẽ có trên 30 triệu lao động bị ảnh hưởng tiêu cực, khoảng 4 triệu lao động làm việc tại các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp, Khu chế xuất bị tác động trực diện, lao động làm việc trong tất cả các ngành, lĩnh vực đều bị tác động mạnh. Theo Tổng cục Thống kê, trong quý I/2021, dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực đến 9,1 triệu người từ 15 tuổi trở lên, trong đó 540 nghìn người bị mất việc và hàng triệu lao động phải tạm nghỉ, nghỉ giãn việc, giảm thu nhập (2,8 triệu người phải tạm nghỉ/tạm ngừng sản xuất kinh doanh; 3,1 triệu người cho biết họ bị cắt giảm giờ làm hoặc buộc phải nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên và 6,5 triệu lao động bị giảm thu nhập). Trước tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 đã và đang tác động, ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 68/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Nghị quyết được ban hành nhằm mục đích góp phần phục hồi sản xuất, kinh doanh, giảm thiểu những tác động tiêu cực của đại dịch, ổn định sản xuất, kinh doanh, đảm bảo đời sống và an toàn cho người lao động.

Thời gian qua, chúng ta thấy, Đảng, Nhà nước, các ban, bộ, ngành từ Trung ương tới địa phương đang nỗ lực hết sức mình cùng với toàn dân tích cực phòng, chống đại dịch Covid-19. Để tăng cường hiệu quả hỗ trợ và đảm bảo quyền lợi cho người lao động, thiết nghĩ, thời gian tới, ngành Lao động, Thương binh, Xã hội và ngành Y tế cần có những đánh giá chi tiết hơn về hệ quả của Covid-19 đến người lao động; xây dựng dữ liệu thống kê, theo dõi về mức độ ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến người lao động tại nơi làm việc. Ngoài ra, đồng thời kiến nghị xem xét việc cân nhắc đưa Covid-19 vào trong danh mục bệnh nghề nghiệp đối với một số ngành nghề có môi trường làm việc nguy hiểm và rủi ro cao như ngành Y tế, An ninh, Môi trường, An toàn, vệ sinh lao động với những chế độ chính sách phù hợp để giúp lao động những ngành này yên tâm làm việc và cống hiến.

Covid-19 là một bệnh nghề nghiệp - Quan điểm và đề xuất

Người lao động Công ty TNHH xuất nhập khẩu Sung IL Vina tại Hòa Bình luôn đeo khẩu trang trong suốt quá trình làm việc

Cán bộ công đoàn vừa là nguồn tin chính xác, vừa kể câu chuyện xúc động trong đại dịch Cán bộ công đoàn vừa là nguồn tin chính xác, vừa kể câu chuyện xúc động trong đại dịch

Theo bà Vũ Thị Giáng Hương, Quyền Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng LĐLĐ Việt Nam, để công tác thông tin, tuyên truyền trong bối cảnh ...

Nhiệm vụ cấp bách phòng chống Covid-19 trong các cấp công đoàn Nhiệm vụ cấp bách phòng chống Covid-19 trong các cấp công đoàn

Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn vừa ban hành công văn yêu cầu LĐLĐ các tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và tương ...

Khơi dậy tinh thần đoàn kết phòng, chống dịch Covid-19 trong điều kiện mới Khơi dậy tinh thần đoàn kết phòng, chống dịch Covid-19 trong điều kiện mới

Dịch bệnh Covid-19 tiếp tục lan rộng như cú đánh bồi vào cơ thể vốn đã ốm yếu của nhiều nền kinh tế. Trong lúc ...

Tin mới hơn

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân đang ngày càng thể hiện được vai trò “một động lực quan trọng của nền kinh tế” như tinh thần Đại hội Đảng lần thứ XII xác định. Tầm quan trọng và hiệu quả của kinh tế tư nhân từ thực tế 40 năm đổi mới của đất nước một lần nữa cho thấy thành phần kinh tế này đang được định vị lại, có một vị trí xứng đáng.
Kinh tế tư nhân và bứt phá thể chế

Kinh tế tư nhân và bứt phá thể chế

Muốn có doanh nghiệp lớn, thì phải có tư duy lớn và thể chế lớn. Một quốc gia muốn phát triển bền vững không thể thiếu khu vực kinh tế tư nhân năng động, sáng tạo và vững mạnh. Khi thể chế mở đường, doanh nhân sẽ tự tin bước tới.
Công đoàn đồng hành cùng kinh tế tư nhân phát triển bền vững

Công đoàn đồng hành cùng kinh tế tư nhân phát triển bền vững

Trước yêu cầu phát triển nhanh và bền vững, khu vực kinh tế tư nhân cần có sự đồng hành, hỗ trợ thiết thực từ các tổ chức chính trị - xã hội, trong đó tổ chức Công đoàn giữ vai trò không thể thiếu trong việc chăm lo, bảo vệ quyền lợi người lao động và thúc đẩy mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ.

Tin tức khác

Phát triển kinh tế tư nhân: Cơ hội và thách thức với tổ chức Công đoàn Việt Nam

Phát triển kinh tế tư nhân: Cơ hội và thách thức với tổ chức Công đoàn Việt Nam

Trong những năm gần đây, khu vực kinh tế tư nhân tại Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ và trở thành một trong những động lực quan trọng nhất thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia. Nhờ vào sự hỗ trợ của các chính sách cải cách và môi trường đầu tư ngày càng thuận lợi, khu vực này không ngừng mở rộng quy mô, đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động và gia tăng đáng kể về số lượng doanh nghiệp.
Học tập suốt đời – Động lực phát triển của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam

Học tập suốt đời – Động lực phát triển của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam

Bài viết “Học tập suốt đời” của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đã khẳng định sâu sắc vai trò của việc học tập không ngừng trong sự phát triển của đất nước, của mỗi cá nhân, đặc biệt là đối với cán bộ, đảng viên, công nhân và người lao động. Học tập không chỉ giúp nâng cao tri thức, mà còn là điều kiện tiên quyết để dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới và cống hiến hết mình vì lợi ích chung.

Nêu bật vai trò của công đoàn trong thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Việc sắp xếp, tinh giản bộ máy hành chính ở địa phương nhằm khắc phục tình trạng cồng kềnh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý.

Gợi mở văn hóa Công đoàn Việt Nam hướng đến 100 năm hình thành và phát triển

95 năm hình thành và phát triển trong những môi trường khác nhau, trong đó có môi trường rất khốc liệt đã tạo nên một công đoàn Việt Nam bản lĩnh, mạnh mẽ, độc đáo. Vì vậy, đúc kết văn hóa tổ chức công đoàn Việt Nam đã đến lúc là việc cần làm. Để cày vỡ vấn đề này, tôi xin nêu một số vấn đề như là hành trang trên con đường phát triển mới, tô thắm bản sắc công đoàn Việt Nam hướng đến kỷ nguyên mới sẽ có nhiều thay đổi nhanh chóng, lớn lao.

Nhiệm vụ trọng tâm đưa Luật Công đoàn (sửa đổi) vào cuộc sống

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi) - còn gọi là Luật Công đoàn 2024. Từ Luật Công đoàn đầu tiên được ban hành năm 1957, đây là lần thứ tư Quốc hội xem xét sửa đổi Luật Công đoàn. Luật Công đoàn 2024 được ban hành là kết quả của sự nỗ lực toàn hệ thống Công đoàn Việt Nam, đánh dấu bước trưởng thành của tổ chức Công đoàn trong hoạt động xây dựng và tham gia xây dựng chính sách, pháp luật. Nhiệm vụ trọng tâm trước mắt của tổ chức Công đoàn là cần sớm đưa Luật vào cuộc sống, đáp ứng vọng, sự mong mỏi của đoàn công đoàn, người lao động.
Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng

Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng

Công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên công đoàn, người lao động có vai trò quan trọng đối với việc góp phần tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội. Ý nghĩa của hoạt động tuyên truyền, vận động này còn góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ, tích cực lao động, học tập và công tác, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Xem thêm