Người lao động vẫn “khó” mua nhà ở xã hội |
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, Hiến pháp quy định về quyền có nhà ở của người dân, Nhà nước có chính sách phát triển nhà ở tạo điều kiện cho mọi người có chỗ ở.
Vì vậy, Luật nhà ở cần tạo điều kiện thuận lợi để các cá nhân, hộ gia đình sẽ có nhà ở tùy theo mức độ thu nhập, khả năng chi trả khác nhau, nhất là làm rõ thêm chính sách phát triển NƠXH. Cần rà soát, bổ sung các quy định để khắc phục những bất cập, hạn chế, chậm trễ so với thực tiễn quản lý lĩnh vực nhà ở.
![]() |
Công nhân lao động làm việc tại doanh nghiệp ngoài KCN sẽ được hỗ trợ về NƠXH trong Dự thảo Luật nhà ở sửa đổi. Ảnh: TTXVN |
Theo đó, Dự thảo Luật nhà ở cần làm rõ hơn các quy định, điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ về NƠXH, cùng với hình thức phát triển NƠXH, nhà ở cho lực lượng vũ trang; ưu đãi chủ đầu tư dự án NƠXH; xác định giá bán, giá thuê mua, giá thuê NƠXH, nhà ở cho lực lượng vũ trang được đầu tư xây dựng không phải bằng nguồn vốn đầu tư công; quy hoạch, bố trí quỹ đất phát triển nhà lưu trú công nhân, nhà ở cho lực lượng vũ trang…
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu nêu quan điểm, cần làm rõ thêm nội dung Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được tham gia xây dựng NƠXH, nhà lưu trú cho công nhân bao gồm nguồn vốn đầu tư, cơ chế khai thác, quản lý, vận hành, khai thác.
Bổ sung thêm nội dung này, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Chung đề nghị xem xét lại quy định xây dựng nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp do mâu thuẫn với các luật về quy hoạch, đất đai, đầu tư, môi trường…
Phó Thủ tướng chỉ đạo: “Trong quá trình triển khai dự án NƠXH, dự thảo Luật cần đưa ra định hướng chính sách ưu đãi về đất, thuế, lãi suất vay, tỷ lệ khai thác đất thương mại, dịch vụ, trách nhiệm của nhà đầu tư trong quản lý các khu NƠXH… được quy định theo các luật chuyên ngành. Phát huy vai trò chủ đạo của nhà nước, đồng thời tạo điều kiện để các tổ chức chính trị - xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, doanh nghiệp... tham gia phát triển NƠXH”.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cũng gợi mở: "Chúng ta nên mở rộng đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ NƠXH (được thuê, thuê mua, mua) với tiêu chí đơn giản, dễ nhận biết, giảm tối đa các yêu cầu về giấy tờ, thủ tục hành chính như tình trạng chỗ ở, mức thu nhập…".
Thực tế hiện nay cho thấy số lượng công nhân, người lao động đang làm việc cho các cơ sở tư nhân, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp liên doanh, liên kết, doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp (như công nhân may mặc, giày da, công nhân làm việc tại các công trình...) hầu như là chiếm đa số với một số lượng rất lớn công nhân lao động trực tiếp sản xuất, tạo ra sản phẩm với đủ mọi ngành nghề, thành phần. Ví dụ như ở TP. HCM, theo thống kê, trong số khoảng 3 triệu công nhân lao động, chỉ có 330.000 lao động làm việc tại các KCN, số còn lại là làm ngoài KCN.
Ước mơ có một căn nhà phù hợp với thu nhập là ước mơ chính đáng của tất cả người lao động, trong đó có công nhân lao động đang làm việc ở các doanh nghiệp ngoài KCN.
![]() Hôm nay (3/4/2023), Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định 388/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án "Đầu tư xây ... |
![]() Ngày 27/5, Thường trực Thành uỷ Hải Phòng đã có buổi gặp gỡ, đối thoại với công nhân, viên chức, người lao động. Đồng chí ... |
![]() Theo Sở Xây dựng TP. Đà Nẵng, UBND thành phố đang phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam chọn địa điểm ... |
Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay
Tin tức khác
