Phát động cuộc thi sáng tác ca khúc “Giai điệu nơi tuyến đầu” Hành trình 30 ngày từ TP Hồ Chí Minh về huyện đảo Phú Quý tránh dịch của cô gái 9x "Đồng bào là để yêu thương" |
![]() |
Ông Ngọ Duy Hiểu - Phó chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam |
1.222,689 tỷ đồng hỗ trợ hơn 1 triệu lượt đoàn viên, người lao động
Theo Tổng LĐLĐ Việt Nam, tính đến ngày 16/8, tại 50 tỉnh, thành phố có 29.910 công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nhiễm Covid-19 (chiếm 11,44% tổng số ca nhiễm); 99.884 CNVCLĐ là F1; 390.328 CNVCLĐ nằm trong các khu vực phong tỏa/cách ly y tế.
Hơn 1,3 triệu lao động phải ngừng việc, nghỉ việc, mất việc hoặc tạm hoãn hợp đồng lao động. Có 10.335 doanh nghiệp thực hiện phương án “3 tại chỗ” với 930.306 công nhân lao động tham gia.
Trước khó khăn của người lao động, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã sử dụng tài chính công đoàn tích lũy để hỗ trợ đoàn viên, người lao động. Tổng LĐLĐ Việt Nam quyết định miễn đóng đoàn phí công đoàn đối với đoàn viên có mức lương thấp, lùi đóng kinh phí với các doanh nghiệp gặp khó khăn. Khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, hàng vạn cán bộ công đoàn các cấp đã chấp nhận nguy hiểm, chuyển hàng triệu phần quà, hàng trăm nghìn suất ăn, đồ dùng, nhu yếu phẩm đến đoàn viên, công nhân, lao động ở các tâm dịch.
Hàng vạn suất ăn, các loại thực phẩm do cán bộ công đoàn tự tay chế biến được gửi trao tới đoàn viên, người lao động. Xuất hiện nhiều mô hình giúp đỡ đoàn viên, người lao động hiệu quả, như: Tổ an toàn Covid-19, Tổ cứu trợ khẩn cấp, Siêu thị 0 đồng, Xe buýt siêu thị 0 đồng, Bếp ăn yêu thương, Túi an sinh…vận động chủ nhà trọ miễn, giảm tiền thuê trọ cho người lao động... Mỗi cán bộ công đoàn chuyên trách đã đóng góp ba ngày lương để ủng hộ cho đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng Covid-19.
![]() |
Công đoàn hỗ trợ công nhân gặp khó khăn do dịch Covid-19 |
Công đoàn các cấp đã chi hỗ trợ tuyến đầu chống dịch và đoàn viên, NLĐ từ nguồn tài chính công đoàn và nguồn xã hội hóa với tổng số tiền 1.222,689 tỷ đồng cho trên 1 triệu lượt đoàn viên, người lao động thụ hưởng. Trong đó chi ủng hộ và vận động ủng hộ công tác phòng chống dịch: 494,984 tỷ đồng, trong đó nộp về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: 237,519 tỷ đồng; ủng hộ Quỹ vắc-xin phòng, chống dịch Covid-19: 257,464 tỷ đồng.
Chi từ nguồn xã hội hóa và người sử dụng lao động hỗ trợ qua tổ chức công đoàn tại cơ sở là 227,966 tỷ đồng.
Tổng LĐLĐ Việt Nam đã ban hành quyết định chi hỗ trợ khẩn cấp cho đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 trong đợt bùng phát dịch lần thứ 4 từ ngày 27/4/2021 cho người lao động là F0 ở các doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn, không vi phạm các quy định của pháp luật về phòng, chống dịch với mức tối đa 3 triệu đồng/người.
Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đồng ý để các LĐLĐ: TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Long An chi tổng cộng 61,5 tỷ đồng từ nguồn tài chính Công đoàn tích luỹ mua và cung cấp 410 nghìn suất hàng hoá, nhu yếu phẩm hỗ trợ cho đoàn viên, công nhân lao động khó khăn tại các khu cách ly, phong toả…
![]() |
LĐLĐ tỉnh Bắc Giang hỗ trợ công nhân là F0 ngay khi xuất viện |
Công đoàn Việt Nam đã kiến nghị với Chính phủ về chính sách hỗ trợ người lao động gặp khó khăn do dịch Covid-19 tại Nghị quyết 68/NQ-CP. Theo số liệu của 16 tỉnh, đến nay có 472.790 người lao động được hỗ trợ 650,9 tỷ đồng.
Từ năm 2020, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã chỉ đạo các cấp công đoàn vận động chủ nhà trọ miễn, giảm tiền thuê nhà trọ cho công nhân, lao động. Nhiều tỉnh đã vận động với tỷ lệ cao như Bình Dương có 60 - 70% chủ nhà trọ đồng ý giảm tiền nhà. Có gia đình còn hỗ trợ thêm cho công nhân bằng gạo, rau miễn phí.
Khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, Tổng LĐLĐ Việt Nam luôn khuyến cáo người lao động “ở yên một chỗ”. Dẫu biết việc trở về quê là bất đắc dĩ nhưng người lao động phải cân nhắc, suy tính kỹ vì về quê tự phát tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho bản thân người lao động, gia đình và địa phương. Thay vào đó, công nhân, lao động hãy chờ đợi những chuyến xe đưa đón do các địa phương bố trí để chung tay phòng, chống dịch và đảm bảo an toàn cho bản thân và cộng đồng.
![]() |
Người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19 viết thư tay cảm ơn cán bộ công đoàn |
“Dự báo trong những tháng cuối năm 2021, số lao động mất việc làm tiếp tục gia tăng. Đời sống của một bộ phận người lao động sẽ rất khó khăn. Tổng LĐLĐ Việt Nam đang nỗ lực cũng Chính phủ, bộ, ngành, địa phương tích cực duy trì sản xuất tại “vùng xanh”, vùng an toàn nhằm tránh việc làm đứt gãy chuỗi sản xuất, giữ việc làm cho người lao động. Đồng thời phối hợp với NSDLĐ điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh và nguồn nhân lực theo hướng cố gắng để có nhiều hơn số người lao động có việc làm, thu nhập” - ông Ngọ Duy Hiểu khẳng định.
Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng kêu gọi công nhân, lao động không nghe theo những thông tin sai lệch, lợi dụng hoàn cảnh của người lao động để kích động gây rối tình hình, gây khó khăn thêm cho công tác phòng, chống dịch Covid-19. Đặc biệt là sự phủ nhận chủ trương chăm lo, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước và những nỗ lực của Tổng LĐLĐ Việt Nam đối với người dân, công nhân, lao động.
![]() |
Người lao động "ai ở đâu yên đấy" sẽ được quan tâm, tháo gỡ khó khăn |
![]() Những hình ảnh bà con “chạy dịch” vật vạ trên đường về quê nhưng buộc phải quay lại vẫn ám ảnh và làm nhiều người ... |
![]() Từ TP Hồ Chí Minh về huyện đảo Phú Quý vốn chỉ mất chưa đầy 1 ngày. Nhưng dịch Covid-19 khiến hành trình của cô ... |
![]() Gần 10 ngày qua, CLB tình nguyện gồm nhiều anh chị em công nhân tự tay làm hàng trăm suất cơm nghĩa tình để |
Tin mới hơn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát
Tin tức khác

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy
