Đổi mới công tác thông tin, tuyên truyền trong tình hình mới Nhiều hoạt động hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ 2022 |
| |
Ông Guy Ryder - Tổng giám đốc ILO kêu gọi xóa bỏ mọi hình thức lao động trẻ em vào năm 2025. Ảnh: BNC |
Hội nghị do Chính phủ Nam Phi và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) phối hợp tổ chức từ ngày 15/5 đến ngày 20/5/2022. Đã có hơn 2.000 đại biểu bao gồm các nguyên thủ quốc gia, bộ trưởng, học giả, thành viên các tổ chức xã hội dân sự (dưới hình thức trực tiếp và trực tuyến) của 180 nước tham dự Hội nghị.
Hội nghị chia thành các phiên làm việc: Làm thế nào để đẩy nhanh tiến độ thực hiện Mục tiêu 8.7 của Chương trình nghị sự về Phát triển bền vững đến 2030 của Liên Hợp Quốc, các ưu tiên toàn cầu; Chuỗi cung ứng; Diễn đàn lắng nghe trẻ em nói; Bảo vệ người dễ bị tổn thương; Giáo dục, đào tạo và giải quyết các lỗ hổng về khủng hoảng và biến đổi khí hậu, kinh tế nông thôn, việc làm bền vững góp phần xóa bỏ lao động trẻ em…
Phát biểu tại phiên khai mạc, ông Guy Ryder - Tổng giám đốc Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cho biết, lao động trẻ em có xu hướng gia tăng khi thế giới chỉ còn 3 năm để đạt được mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc (trong đó kêu gọi xóa bỏ mọi hình thức lao động trẻ em vào năm 2025).
Báo cáo của ILO và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) cho thấy: Hơn 160 triệu trẻ em trên toàn cầu đang phải tham gia lao động. Con số này tiếp tục gia tăng. Hơn một nửa số trẻ em đó ở độ tuổi từ 5 đến 11. Lao động trẻ em xuất hiện nhiều nhất trong lĩnh vực Nông nghiệp (chiếm tỷ lệ 70%). Nguyên nhân sâu xa của lao động trẻ em là tình trạng di cư, nghèo đói, hạn chế tiếp cận giáo dục, thiếu bảo trợ xã hội, thiếu thanh tra lao động và quản lý yếu kém.
![]() |
Các đại biểu tham dự Hội nghị. Ảnh: BNC |
Tham gia sự kiện lần này, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà đã phát biểu về kinh nghiệm của Việt Nam trong cải thiện khả năng tiếp cận giáo dục và giải quyết vấn đề lao động trẻ em với 2 nội dung cụ thể. Đó là: Tình trạng lao động trẻ em và trẻ em mất cơ hội tiếp cận giáo dục (do tình trạng hộ gia đình nghèo, nhận thức của cha mẹ, gia đình và trẻ em về giá trị của học tập; tác động của dịch Covid-19…).
Các giải pháp Chính phủ Việt Nam thực hiện nhằm giảm nguy cơ trẻ em bỏ học và lao động trẻ em gồm: Các chính sách tăng cường khả năng tiếp cận giáo dục cho mọi trẻ em; chính sách an sinh xã hội, chính sách giảm nghèo; giảm thiểu tác động của dịch Covid-19 làm gián đoạn việc học tập của trẻ em hộ nghèo, cận nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số…
Hội nghị đã thông qua Kêu gọi hành động Durban về xóa bỏ lao động trẻ em. Kêu gọi hành động Durban nhằm tạo ra một cam kết mới và tăng tốc giữa Chính phủ với các bên liên quan nhằm hướng tới xóa bỏ lao động trẻ em vào năm 2025. Đây cũng là sự kiện chuẩn bị cho Ngày Nhận thức toàn cầu về lao động trẻ em (12/6/2022).
![]() |
Bà Nguyễn Thị Hà - Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Ảnh: BNC |
“Sau Hội nghị, Ban Nữ công (Tổng LĐLĐ Việt Nam) đã đề xuất Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn giải pháp Công đoàn tham gia thực hiện Kêu gọi hành động Durban về xóa bỏ lao động trẻ em.
Đó là, đẩy mạnh chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động (NLĐ); giúp NLĐ có điều kiện sống tốt hơn, vượt qua khó khăn sau dịch Covid-19. Thông qua chương trình “Sổ tiết kiệm Công đoàn Việt Nam”, Công đoàn tiếp tục hỗ trợ con đoàn viên mồ côi cha, mẹ do Covid-19 được tiếp tục đến trường và sống trong tình yêu thương. Thúc đẩy xây dựng thiết chế Công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, giúp NLĐ an cư, chăm lo con cái tốt nhất.
Nâng cao nhận thức của bậc cha, mẹ là công nhân (nhất là công nhân khu công nghiệp, khu chế xuất, đoàn viên Công đoàn Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam) về tầm quan trọng của giáo dục, đào tạo, hướng nghiệp, dạy nghề đối với trẻ em để có việc làm tốt hơn trong tương lai. Tăng cường tuyên truyền để cán bộ Công đoàn, đoàn viên, NLĐ nhận diện nguy cơ, cách phát hiện, tác hại của việc sử dụng lao động trẻ em, biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em. Nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động Công đoàn tham gia quản lý, xây dựng nội quy, quy chế, thương lượng ký kết thỏa ước lao động tập thể, phối hợp với doanh nghiệp phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em. Giám sát thực thi chính sách pháp luật, đặc biệt là Bộ luật Lao động 2019, trong đó lưu ý nội dung liên quan đến quyền trẻ em và phòng ngừa lao động trẻ em. Tăng cường phối hợp với cơ quan liên quan trong công tác phòng ngừa giảm thiểu lao động trẻ em nói riêng và chăm sóc trẻ em nói chung” - đại diện Ban Nữ công (Tổng Liên đoàn), thành viên Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị cho biết.
![]() |
Đại diện Ban Nữ công, Tổng LĐLĐ Việt Nam - thứ hai từ trái sang tham dự Hội nghị. Ảnh: BNC |
![]() Sau những phút giằng co quyết liệt trên sân cỏ với không ít khó khăn và có phần lúng túng của đội tuyển U23 Việt ... |
![]() Hôm nay là một ngày lễ lớn của đất nước. Hôm nay là ngày toàn dân ta kỷ niệm lần thứ 132 ngày sinh Chủ ... |
![]() Đó không phải là một thắc mắc mơ hồ của dư luận, đó không phải là sự hồ nghi của những người quan tâm đến ... |
Tin mới hơn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát
Tin tức khác

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy
