Nghiên cứu

Công đoàn Việt Nam đã thể hiện rõ hơn vai trò đại diện cho người lao động

TS. PHẠM THỊ THU LAN, Viện Công nhân và Công đoàn
Hai năm vừa qua, đại dịch Covid-19 đã làm cho cuộc sống của công nhân lao động (CNLĐ) trên cả nước vốn khó khăn lại càng khó khăn hơn. Vì vậy, trong Tháng Công nhân năm 2022 với chủ đề “Công nhân Việt Nam: Tiên phong, sáng tạo, trách nhiệm, an toàn, thích ứng", rất nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên và người lao động (NLĐ) được tổ chức rộng khắp tùy theo điều kiện cụ thể ở mỗi địa phương, ngành và đơn vị, để bù đắp cho NLĐ.
Công đoàn Việt Nam đã thể hiện rõ hơn vai trò đại diện cho người lao động
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trao quà cho CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Bắc Giang vào ngày 12/6/2022. Nguồn: bacgiang.gov.vn.

Từ những hoạt động thiết thực cho CNLĐ...

Các hoạt động thiết thực như: trao tặng quà cho đoàn viên và NLĐ; trao nhà “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; tổ chức các hoạt động nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho CNLĐ như: đá bóng, kéo co, văn nghệ, thể dục, thể thao..., tổ chức các phiên chợ 0 đồng, phiên chợ bán hàng giá gốc, giá ưu đãi cho CNLĐ; khám và tư vấn sức khỏe miễn phí cho công nhân và con CNLĐ, tặng sổ tiết kiệm "Công đoàn Việt Nam" cho trẻ mồ côi là con đoàn viên công đoàn tử vong do dịch Covid-19...

Đặc biệt, Tháng Công nhân năm nay, Tổng LĐLĐ Việt Nam phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam khởi động chương trình giải trí trên truyền hình phục vụ CNLĐ cả nước với tên gọi "Giờ thứ 9+”. Chương trình giới thiệu hình ảnh người công nhân Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, tạo sân chơi cho CNLĐ thể hiện tài năng cá nhân, kỹ năng nghề nghiệp, hiểu biết pháp luật,… giúp CNLĐ nâng cao đời sống tinh thần sau giờ làm việc vất vả, đồng thời tuyên truyền, giáo dục góp phần nâng cao bản lĩnh chính trị, tinh thần yêu nước, yêu lao động của công nhân, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững của đất nước.

Tháng Công nhân năm 2022 không chỉ có các hoạt động chăm lo cho NLĐ mà còn là Tháng Hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) nhằm hạn chế tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và xây dựng văn hóa an toàn tại nơi làm việc. Công đoàn các cấp phối hợp với cơ quan chính quyền đồng cấp thực hiện kiểm tra về ATVSLĐ, rà soát phát hiện các nguy cơ rủi ro, bổ sung các nội quy, quy trình làm việc an toàn tại nơi làm việc, đảm bảo các xưởng thực hành, phòng thí nghiệm, các nơi làm việc đều có nội quy lao động và hướng dẫn sử dụng các phương tiện lao động an toàn.

Công đoàn tổ chức tuyên truyền cho đoàn viên, NLĐ nắm vững kiến thức pháp luật, nâng cao ý thức tuân thủ các quy định khi tham gia giao thông, lái xe an toàn, không uống rượu bia khi tham gia giao thông, đội mũ bảo hiểm và chú ý quan sát khi qua đường, hướng dẫn các kỹ năng làm việc, giảm thiểu rủi ro và tai nạn lao động tại nơi làm việc, thực hiện môi trường làm việc “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch Covid-19”. Bên cạnh đó, các hoạt động truyền thông về chăm sóc sức khỏe sinh sản nữ CNLĐ cũng được tổ chức ở nhiều nơi làm việc để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho lao động nữ.

Công đoàn Việt Nam đã thể hiện rõ hơn vai trò đại diện cho người lao động

Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Khánh Hòa Bùi Thanh Bình trao quà cho đoàn viên, người lao động Công ty TNHH Komega - X khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Ảnh: LĐLĐ Khánh Hòa.

Nổi bật trong các hoạt động của Tháng Công nhân năm nay ở tất cả các địa phương là các hoạt động bảo vệ việc làm và cải thiện điều kiện làm việc của NLĐ, bao gồm: kết nối, giới thiệu việc làm, học nghề, thương lượng, đối thoại với người sử dụng lao động về lương, thưởng, phúc lợi, điều kiện làm việc... Công đoàn các cấp đã chủ động nắm bắt tình hình nợ lương, nợ đóng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế... của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, ngành và tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng để thanh tra, kiểm tra, giám sát người sử dụng lao động, đảm bảo chấp hành pháp luật lao động liên quan.

Đồng thời, công đoàn các cấp cũng tăng cường tuyên truyền, phổ biến chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà đến NLĐ; tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ NLĐ thực hiện thủ tục nhận gói hỗ trợ của Chính phủ, đẩy mạnh giám sát thực hiện Nghị quyết số 17/2022/UBTVQH15 ngày 23/3/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Số giờ làm thêm trong 1 năm, trong 1 tháng của NLĐ trong bối cảnh phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội”.

... đến gặp gỡ, đối thoại với Thủ tướng Chính phủ

Hoạt động đáng chú ý của Tháng Công nhân năm 2022 là “Đối thoại tháng 5”. Bên cạnh các cuộc đối thoại cấp tỉnh giữa lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương với CNLĐ trên địa bàn tỉnh, Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức chương trình đối thoại quốc gia của CNLĐ cả nước với Thủ tướng Chính phủ về chủ đề “Công nhân Việt Nam với khát vọng phát triển đất nước”, tổ chức tại tỉnh Bắc Giang vào sáng 12/6/2022.

Chương trình có sự tham gia của 4.500 CNLĐ tại điểm cầu chính tỉnh Bắc Giang và đông đảo CNLĐ trong cả nước tại 63 điểm cầu các tỉnh, thành phố. Tham dự buổi đối thoại của Thủ tướng Chính phủ với công nhân có Trưởng Ban Dân vận Trung ương, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam, đại diện lãnh đạo các bộ, ban ngành và lãnh đạo một số tập đoàn kinh tế, hiệp hội ngành nghề…

Công đoàn Việt Nam đã thể hiện rõ hơn vai trò đại diện cho người lao động
Công nhân đề nghị quan tâm hơn đến chính sách nhà ở, trợ cấp cho trẻ mầm non là con công nhân. Ảnh: VGP

Gần 10.000 câu hỏi, kiến nghị của CNLĐ được nêu tại buổi đối thoại liên quan tới: lương tối thiểu, chính sách hỗ trợ NLĐ khi bị ảnh hưởng bởi Covid-19, nhu cầu bức thiết về nhà ở và chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho CNLĐ, hỗ trợ tín dụng cho công nhân, học nghề, đào tạo nghề, xử lý doanh nghiệp vi phạm pháp luật lao động như không ký hợp đồng lao động, nợ lương, nợ Bảo hiểm xã hội,… nhu cầu khám chữa bệnh, bảo đảm về an toàn thực phẩm, bảo đảm an ninh, an toàn tại nơi ở và nơi làm việc…

Các ý kiến đối thoại của công nhân cho thấy bên cạnh các mối quan tâm về tiền lương, thu nhập, đời sống, việc làm hằng ngày, CNLĐ còn quan tâm tới việc cải thiện địa vị người công nhân trong xã hội, yêu cầu phát triển kỹ năng nghề nghiệp thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, yêu cầu các cơ quan Chính phủ giải quyết các vấn đề xã hội làm ảnh hưởng không chỉ tới CNLĐ mà còn tới tình hình an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội như tín dụng đen, đe dọa, khủng bố tinh thần, chiếm đoạt tài sản tiền lương trả qua tài khoản ATM, chiếm đoạt thời gian đóng Bảo hiểm xã hội… vấn đề quy hoạch phát triển thành phố, bệnh viện, yêu cầu giải quyết những kẽ hở của hệ thống y tế đặt ra do sự xuất hiện của đại dịch Covid-19…

Trước những mong muốn và nguyện vọng chính đáng của CNLĐ cả nước, Thủ tướng Chính phủ đã đề nghị các bộ, ban ngành khẩn trương kiểm tra và đưa ra giải pháp cụ thể để giải quyết các vấn đề công nhân nêu.

Đối thoại giữa Thủ tướng Chính phủ với CNLĐ cả nước do Công đoàn Việt Nam tổ chức thành công không chỉ ở việc các vấn đề CNLĐ nêu sẽ từng bước được giải quyết mà còn thể hiện ở sự thay đổi trong vai trò và phương thức hoạt động của tổ chức Công đoàn Việt Nam. Công đoàn Việt Nam đã thể hiện rõ hơn vai trò đại diện cho NLĐ và làm cầu nối để CNLĐ được trực tiếp gặp gỡ và tham gia ý kiến với người đứng đầu Chính phủ về việc làm, đời sống và thu nhập của họ.

Những giải đáp của Thủ tướng và lãnh đạo các bộ, ban ngành đối với các câu hỏi CNLĐ nêu ra cũng như những lời hứa giải quyết các vấn đề nảy sinh trong xã hội cho thấy sự đổi mới trong phương thức lãnh đạo, quản lý và điều hành của Đảng và Nhà nước Việt Nam, từ đó góp phần thực thi các cam kết về lao động, công đoàn trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, giúp Việt Nam xây dựng hệ thống quan hệ lao động hiện đại và ngày càng đáp ứng hơn với yêu cầu của hội nhập quốc tế.

Những kết quả thiết thực từ các cuộc đối thoại đặc thù của Thủ tướng Chính phủ Những kết quả thiết thực từ các cuộc đối thoại đặc thù của Thủ tướng Chính phủ

Hôm nay, ngày 12/6/2022, cuộc đối thoại lần thứ sáu với công nhân lao động của Thủ tướng được Tổng Liên đoàn Lao động tổ ...

Hà Nội: Hơn 1.400 cuộc đối thoại trong Tháng Công nhân 2022 Hà Nội: Hơn 1.400 cuộc đối thoại trong Tháng Công nhân 2022

Tháng Công nhân 2022, các cấp Công đoàn Thủ đô đã phối hợp với chính quyền, chuyên môn đồng cấp kiểm tra, giám sát thực ...

Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Điện Biên: Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Điện Biên: "Hoạt động Tháng Công nhân lan tỏa rộng trong xã hội"

Tháng Công nhân năm 2022 khép lại với nhiều hoạt động ý nghĩa và sôi nổi tại nhiều địa phương trên cả nước. Phóng viên ...

Tin mới hơn

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân đang ngày càng thể hiện được vai trò “một động lực quan trọng của nền kinh tế” như tinh thần Đại hội Đảng lần thứ XII xác định. Tầm quan trọng và hiệu quả của kinh tế tư nhân từ thực tế 40 năm đổi mới của đất nước một lần nữa cho thấy thành phần kinh tế này đang được định vị lại, có một vị trí xứng đáng.
Kinh tế tư nhân và bứt phá thể chế

Kinh tế tư nhân và bứt phá thể chế

Muốn có doanh nghiệp lớn, thì phải có tư duy lớn và thể chế lớn. Một quốc gia muốn phát triển bền vững không thể thiếu khu vực kinh tế tư nhân năng động, sáng tạo và vững mạnh. Khi thể chế mở đường, doanh nhân sẽ tự tin bước tới.
Công đoàn đồng hành cùng kinh tế tư nhân phát triển bền vững

Công đoàn đồng hành cùng kinh tế tư nhân phát triển bền vững

Trước yêu cầu phát triển nhanh và bền vững, khu vực kinh tế tư nhân cần có sự đồng hành, hỗ trợ thiết thực từ các tổ chức chính trị - xã hội, trong đó tổ chức Công đoàn giữ vai trò không thể thiếu trong việc chăm lo, bảo vệ quyền lợi người lao động và thúc đẩy mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ.

Tin tức khác

Phát triển kinh tế tư nhân: Cơ hội và thách thức với tổ chức Công đoàn Việt Nam

Phát triển kinh tế tư nhân: Cơ hội và thách thức với tổ chức Công đoàn Việt Nam

Trong những năm gần đây, khu vực kinh tế tư nhân tại Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ và trở thành một trong những động lực quan trọng nhất thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia. Nhờ vào sự hỗ trợ của các chính sách cải cách và môi trường đầu tư ngày càng thuận lợi, khu vực này không ngừng mở rộng quy mô, đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động và gia tăng đáng kể về số lượng doanh nghiệp.
Học tập suốt đời – Động lực phát triển của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam

Học tập suốt đời – Động lực phát triển của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam

Bài viết “Học tập suốt đời” của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đã khẳng định sâu sắc vai trò của việc học tập không ngừng trong sự phát triển của đất nước, của mỗi cá nhân, đặc biệt là đối với cán bộ, đảng viên, công nhân và người lao động. Học tập không chỉ giúp nâng cao tri thức, mà còn là điều kiện tiên quyết để dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới và cống hiến hết mình vì lợi ích chung.

Nêu bật vai trò của công đoàn trong thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Việc sắp xếp, tinh giản bộ máy hành chính ở địa phương nhằm khắc phục tình trạng cồng kềnh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý.

Gợi mở văn hóa Công đoàn Việt Nam hướng đến 100 năm hình thành và phát triển

95 năm hình thành và phát triển trong những môi trường khác nhau, trong đó có môi trường rất khốc liệt đã tạo nên một công đoàn Việt Nam bản lĩnh, mạnh mẽ, độc đáo. Vì vậy, đúc kết văn hóa tổ chức công đoàn Việt Nam đã đến lúc là việc cần làm. Để cày vỡ vấn đề này, tôi xin nêu một số vấn đề như là hành trang trên con đường phát triển mới, tô thắm bản sắc công đoàn Việt Nam hướng đến kỷ nguyên mới sẽ có nhiều thay đổi nhanh chóng, lớn lao.

Nhiệm vụ trọng tâm đưa Luật Công đoàn (sửa đổi) vào cuộc sống

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi) - còn gọi là Luật Công đoàn 2024. Từ Luật Công đoàn đầu tiên được ban hành năm 1957, đây là lần thứ tư Quốc hội xem xét sửa đổi Luật Công đoàn. Luật Công đoàn 2024 được ban hành là kết quả của sự nỗ lực toàn hệ thống Công đoàn Việt Nam, đánh dấu bước trưởng thành của tổ chức Công đoàn trong hoạt động xây dựng và tham gia xây dựng chính sách, pháp luật. Nhiệm vụ trọng tâm trước mắt của tổ chức Công đoàn là cần sớm đưa Luật vào cuộc sống, đáp ứng vọng, sự mong mỏi của đoàn công đoàn, người lao động.
Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng

Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng

Công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên công đoàn, người lao động có vai trò quan trọng đối với việc góp phần tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội. Ý nghĩa của hoạt động tuyên truyền, vận động này còn góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ, tích cực lao động, học tập và công tác, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Xem thêm