Hoạt động Công đoàn

“Công đoàn ngành phải chuyển trục sang doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước”

Duy Minh
Tác giả: Duy Minh
Đây là đề nghị của Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam tại buổi làm việc trực tuyến với Công đoàn Giao thông Vận tải Việt Nam (CĐGTVTVN).
“Covid đã kích hoạt Y tế Việt Nam lên một tầm cao mới” Bắc Giang: Công nhân được trả lương như thế nào khi ngừng việc do dịch bệnh? Thêm công nhân nhiễm Covid-19, nhiều công ty phối hợp khoanh vùng truy vết
“Công đoàn ngành phải chuyển trục sang doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước”
Buổi làm việc trực tuyến có sự tham dự của Thường trực Tổng liên đoàn cùng lãnh đạo các Ban

Trong giai đoạn 2018 - 2020, các doanh nghiệp ngành Giao thông Vận tải gặp rất nhiều khó khăn. Số lượng đoàn viên công đoàn giảm nhanh, giảm sâu. Theo thống kê, số đoàn viên của năm 2020 so với năm 2018 giảm hơn 5.000 người. Số công đoàn cơ sở giảm 26 đơn vị. Giao thông Vận tải là ngành đi trước mở đường, huyết mạch của nền kinh tế nhưng tình hình thực hiện chế độ chính sách cho người lao động của các đơn vị trong ngành gặp nhiều khó khăn. Nợ đọng bảo hiểm xã hội, nợ lương người lao động lên tới hàng trăm tỷ đồng và kéo dài. Những điều kiện đó đã tác động không nhỏ đến hoạt động công đoàn.

Trong nửa nhiệm kỳ qua, từ 9 nhóm chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội XII Công đoàn Việt Nam, Công đoàn Giao thông Vận tải Việt Nam (CĐGTVTVN) đã xây dựng 8 chỉ tiêu gắn với thực tế của ngành. Tính đến tháng 1/2021, trong 8 chỉ tiêu cơ bản đã có 12/14 nội dung đạt. Còn 2 nội dung chưa đạt là: Trên 85% doanh nghiệp ngoài nhà nước tham gia ký kết thoả ước lao động tập thể; tỷ lệ người lao động thiếu việc làm thường xuyên <1,5%.

“Công đoàn ngành phải chuyển trục sang doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước”
Ông Đỗ Nga Việt - Chủ tịch CĐGTVTVN tại báo cáo Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam

Từ đầu năm 2020 đến nay, dịch Covid-19 và bão lũ khu vực miền Trung đã ảnh hưởng đến việc làm, đời sống của người lao động. Có thời điểm trên 3.000 lao động không có việc làm. Do đó, tại hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ, CĐGTVTVN đã điều chỉnh 2 chỉ tiêu: Trên 70% doanh nghiệp ngoài nhà nước tham gia ký kết thỏa ước lao động tập thể. Tỷ lệ công nhân lao động thiếu việc làm thường xuyên thấp hơn 2,0%.

Cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XII Công đoàn Việt Nam, CĐGTVTVN đã ban hành các chương trình, kế hoạch nhằm cụ thể hoá các khâu đột phá thông qua 5 chương trình hành động. Trong đó có Chương trình số 57/CTr-CĐN ngày 22/01/2019 về nâng cao hiệu quả việc thực hiện các nhiệm vụ cho người lao động, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, giai đoạn 2018 - 2023. Tuy nhiên, kết quả hoạt động chưa được như mong muốn.

Lý giải về những khó khăn, tồn tại liên quan trong hoạt động, ông Đỗ Nga Việt - Chủ tịch Công đoàn ngành chia sẻ: ”Xu hướng hiện nay, số lao động trong các đơn vị ngày càng giảm. Đơn cử khối cảng vụ, dù phải điều hành khối lượng công việc rất lớn nhưng chỉ có 25 – 30 lao động. Các doanh nghiệp áp dụng khoa học công nghệ, chỉ xây dựng cơ cấu cứng, còn lại sử dụng lao động thời vụ. Do vậy, có thời điểm số lao động trên công trường rất lớn, nhưng số lượng đoàn viên để kết nạp đúng, đủ là rất khó.

Về công tác nữ công, theo quy định có trên 10 nữ mới thành lập Ban Nữ công. Nhưng đại bộ phận doanh nghiệp sử dụng số lượng nhỏ lao động nữ, không đủ số thành viên để thành lập. Về nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội, có doanh nghiệp bị Nhà nước nợ tiền đầu tư xây dựng hơn 10 năm như tại các công trình Đại lộ Thăng Long, cầu Đông Trù... đã sử dụng đến đại tu chưa được thanh toán, ảnh hưởng đến việc làm, thu nhập của người lao động. Tuy nhiên, dù khó khăn, CĐGTVTVN với vai trò quản lý Quỹ từ thiện ngành Giao thông Vận tải đã chăm lo cho người lao động, chưa từ chối người lao động khó khăn nào từ năm 2014 đến nay.”.

“Công đoàn ngành phải chuyển trục sang doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước”
Lãnh đạo Công đoàn ngành trao đổi về những khó khăn trong triển khai nhiệm vụ

Phát biểu kết luận tại buổi làm việc, ông Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam nhận định: “Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam ghi nhận nỗ lực của CĐGTVTVN trong việc triển khai thực hiện các mục tiêu của Nghị quyết Đại hội X CĐGTVTVN và Nghị quyết Đại hội XII Công đoàn Việt Nam.

Trong quá trình cổ phần hóa, sắp xếp các doanh nghiệp nhà nước, ảnh hưởng của khủng hoảng, kế hoạch cắt giảm đầu tư công đã tác động trực tiếp đến doanh nghiệp, người lao động và hoạt động công đoàn. Nổi lên là tình hình nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội kéo dài với số lượng lớn. Cùng với ảnh hưởng của dịch bệnh khiến việc thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ của CĐGTVTVN gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với các giải pháp vượt khó, CĐGTVTVN hoàn toàn có khả năng đạt được các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra trong nửa cuối nhiệm kỳ".

“Công đoàn ngành phải chuyển trục sang doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước”
Ông Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam kết luận tại buổi làm việc

Ông Nguyễn Đình Khang cũng đề nghị các cấp CĐGTVTVN nghiêm túc nhìn nhận hạn chế, nhất là về hiệu quả hoạt động công đoàn đã đáp ứng nhu cầu phát triển của tổ chức chưa. Trong đó, tập trung vào nhiệm vụ phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở ở khối doanh nghiệp ngoài nhà nước.

“Công đoàn trước áp lực đổi mới cần phải chuyển trục sang khu vực ngoài nhà nước, có đánh giá cụ thể về phát triển đoàn viên và thành lập công đoàn cơ sở, hiệu quả hoạt động ở khu vực này. Đây là nhiệm vụ chủ đạo và sống còn của tổ chức Công đoàn trong thời gian tới. Tổ chức muốn lớn mạnh phải có đông đảo đoàn viên. Hoạt động của tổ chức phải thực chất, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của đoàn viên. Làm tốt điều này chính là góp phần đưa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng vào cuộc sống và thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW, ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới” – ông Nguyễn Đình Khang chỉ đạo.

“Công đoàn ngành phải chuyển trục sang doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước”
Lãnh đạo các Ban của Tổng LĐLĐ Việt Nam đóng góp ý kiến đối với hoạt động của CĐGTVTVN trong nửa nhiệm kỳ qua.

Chia sẻ với khó khăn của CĐGTVTVN, ông Nguyễn Đình Khang đề nghị, Công đoàn ngành sớm lập báo cáo chi tiết, cụ thể về tình hình nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp để Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam kiến nghị Chính phủ xem xét, quan tâm tháo gỡ. Đồng thời cần tiếp tục thực hiện công khai, minh bạch tài sản, tài chính công đoàn, tạo niềm tin cho doanh nghiệp và đoàn viên, người lao động, nhất là ở cấp cơ sở.

“Covid đã kích hoạt Y tế Việt Nam lên một tầm cao mới” “Covid đã kích hoạt Y tế Việt Nam lên một tầm cao mới”

Đó là lời bình luận rất thú vị và bất ngờ của một bạn Facebooker trên mạng, khi nói về một sự kiện vừa diễn ...

Bắc Giang: Công nhân được trả lương như thế nào khi ngừng việc do dịch bệnh? Bắc Giang: Công nhân được trả lương như thế nào khi ngừng việc do dịch bệnh?

Ngừng việc do công ty chưa trở lại hoạt động hay thực hiện cách ly vì dịch bệnh có được trả lương không? Đây là ...

Thêm công nhân nhiễm Covid-19, nhiều công ty phối hợp khoanh vùng truy vết Thêm công nhân nhiễm Covid-19, nhiều công ty phối hợp khoanh vùng truy vết

Tại TP. HCM, dịch bệnh Covid-19 đã “xâm nhập” vào các khu công nghiệp, khu chế xuất… ảnh hưởng đến sức khỏe, điều kiện việc ...

Tin mới hơn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.

Tin tức khác

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Trong bối cảnh tổ chức lại bộ máy công đoàn theo hướng tinh gọn, hiệu quả, việc giữ nguyên mô hình ba cấp của Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn đang trở thành một đề xuất nhận được nhiều sự quan tâm. Đại diện Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Hải Phòng nêu quan điểm tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 06b/NQ-TLĐ về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của UBKT công đoàn.
Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân năm 2025, ngoài công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên và người lao động, các cấp công đoàn thành phố Huế sẽ tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, tạo bước đệm giúp công nhân thích ứng với xu hướng lao động hiện đại, phát huy vai trò tiên phong trong phát triển kinh tế, xã hội.
Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Tối 28/3 tại Đà Nẵng đã diễn ra Liên hoan tiếng hát công nhân viên chức lao động Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) năm 2025 khu vực miền Trung. Sự kiện không chỉ là một hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc mà còn là nơi thể hiện tinh thần đoàn kết, niềm tự hào và khát vọng vươn xa của những người lao động mang trên mình màu áo VIMC.
Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Liên đoàn Lao động TP Hà Nội vừa phát động cuộc thi viết “Công nhân lao động Thủ đô suy nghĩ hay, hành động đẹp” – một sân chơi ý nghĩa, nhân văn và đầy cảm hứng cho hàng triệu lao động trên địa bàn Thủ đô.
Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Ngày 1/3/2025, ông Nguyễn Văn Đông - nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, chính thức nghỉ hưu trước tuổi theo chủ trương tinh giản bộ máy.
Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Đồng chí Đỗ Đức Thiệm - Trưởng Ban Chính sách – Tuyên giáo – Nữ công, Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng cho rằng: Đây là lúc tổ chức Công đoàn phải đổi mới mạnh mẽ, để giai cấp công nhân thực sự trở thành lực lượng dẫn dắt kỷ nguyên mới.
Xem thêm