![]() |
Công đoàn Công ty xuống tàu lấy ý kiến thuyền viên về thỏa ước lao động tập thể |
Công ty Cổ phần Vận tải biển Việt Nam (Vosco) hiện có 1.000 lao động (phần lớn là lực lượng sỹ quan, thuyền viên). Công ty có tổng số 15 tàu tàu vận tải (11 tàu vận tải hàng khô, 02 tàu chở dầu sản phẩm, 02 tàu vận tải container) và 3 đến 5 tàu thường xuyên thuê ngoài.
Những năm gần đây, hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị khó khăn do thị trường vận tải biển giảm sâu. Đội ngũ sỹ quan, thuyền viên tàu vận tải biển làm việc trong điều kiện lao động vất vả, tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro.. Thường xuyên làm việc trên biển từ 6 đến 10 tháng/năm, thiếu thốn tình cảm. Chế độ chính sách đối với thuyền viên Việt nam hiện không thực sự hấp dẫn, khiến NLĐ không gắn bó với nghề, nhất là các chức danh như thủy thủ, thợ máy.
Ban Thường vụ Công đoàn đã tham khảo TƯLĐTT của các doanh nghiệp cùng ngành nghề, cùng lĩnh vực để làm tài liệu dẫn chứng. Công đoàn chủ động đề xuất với Tổng Giám đốc Công ty duy trì những nội dung có lợi cho NLĐ đã thực hiện. Đồng thời, đưa vào các nội dung có lợi hơn. Ví dụ như NLĐ bị TNLĐ, suy giảm chưa tới 81% sức lao động, có nguyện vọng tiếp tục làm việc, Công ty sẽ căn cứ vào nhu cầu thực tế và khả năng của NLĐ để bố trí việc làm. Thuyền viên bị ốm, bị tai nạn hoặc chết khi đang công tác trên tàu, trên đường tới tàu, rời tàu hồi hương, Công ty có trách nhiệm. Cụ thể, thuyền viên bị ốm, bị tai nạn không thể tiếp tục công tác trên tàu, Công ty chịu mọi chi phí hợp lý liên quan đến việc sơ cấp cứu, khám chữa bệnh, điều trị, phẫu thuật, thuốc men và các chi phí khác liên quan đến thuê phương tiện đưa thuyền viên đi cấp cứu/khám bệnh và đưa trở lại tàu, lưu trú và trong trường hợp phải nằm viện điều trị và chi phí hồi hương về quê nhà…Thuyền viên khi làm việc trên tàu của Công ty được Công ty mua bảo hiểm tai nạn con người mức trách nhiệm cao theo mức phí 40 USD/người/năm, mức bồi thường cao nhất là 25.000 USD/người/vụ.
Theo đồng chí Phạm Gia Hiến - Chủ tịch Công đoàn Công ty, việc ký kết thỏa ước lao động tập thể phải căn cứ vào các văn bản trong nước, quốc tế. Công ước Lao động Hàng hải 2006 (MLC 2006), Hợp đồng Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu (P&I) theo sự phê chuẩn của Chính phủ Việt Nam và các quy định quốc tế liên quan đến NLĐ (nhất là thuyền viên). Trong quá trình thương thảo các phòng, ban chuyên môn đều muốn đưa vào dự thảo những nội dung rộng của Công ước quốc tế, của Bảo hiểm để thuận tiện cho công tác chuyên môn. Nên khi thương thảo, Công đoàn đã gặp gỡ, thảo luận với lãnh đạo Công ty để bảo vệ quan điểm và kiên trì đưa vào dự thảo những điều chung, chủ yếu nhất, nhưng vẫn đầy đủ.
![]() |
Công đoàn Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam trao Cờ thi đua xuất sắc cho Công đoàn Công ty vì thành tích chăm lo người lao động, trong đó có ký kết thỏa ước lao động tập thể đạt chất lượng cao |
![]() Khảo sát ý kiến CĐCS, NLĐ về thiết chế văn hóa, công tác truyền thông, phong trào VHVN-TDTT là một hoạt động trọng tâm của ... |
![]() Đánh giá nhận diện mối nguy tại Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí (PVFCCo) được thực hiện hiệu quả qua chương ... |
![]() Gần 2.000 cán bộ, người lao động, nhân viên y tế Bệnh viện Nhi Trung ương được học tập giải trí trong những “sân chơi” ... |