Hoạt động Công đoàn

Công đoàn Dệt May Việt Nam: 26 năm đồng hành, chăm lo người lao động

Ý YÊN
Tác giả: Ý YÊN
Hôm nay (14/9/2022) tròn ngày kỷ niệm 26 năm Công đoàn Dệt May Việt Nam, tổ chức được thành lập với mục đích tập hợp và phát huy sức mạnh của người lao động trong sản xuất, thực hiện các chức năng nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn, các nhiệm vụ do Đảng và Nhà nước giao phó.

Công đoàn Dệt May Việt Nam tiền thân là Công đoàn Tổng Công ty Dệt May Việt Nam, được thành lập ngày 14/9/1996, ban đầu chỉ có 58 công đoàn cơ sở (CĐCS) với 87 nghìn đoàn viên, đến nay đã có 118 CĐCS với gần 125 nghìn đoàn viên, người lao động.

Trong 8 năm đầu tiên, 100% các CĐCS hoạt động trong doanh nghiệp, đơn vị nhà nước; từ 2004 trở đi, các doanh nghiệp cổ phần hóa, đến nay hầu hết là công ty cổ phần. Quan hệ lao động theo mỗi mô hình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp từng thời kỳ có những thuận lợi và khó khăn riêng. Tuy nhiên, luôn được các cấp công đoàn trong hệ thống phối hợp với chuyên môn xây dựng, củng cố, đảm bảo cho sự phát triển chung của doanh nghiệp, tổ chức Công đoàn và người lao động.

Công đoàn Dệt May Việt Nam: 26 năm đồng hành, chăm lo cho người lao động
Đồng chí Lê Nho Thướng, Chủ tịch Công đoàn Dệt May Việt Nam (bên trái) đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì, năm 2021 - Ảnh: CĐDMVN

Công đoàn các cấp của ngành Dệt May Việt Nam đã phối hợp với chuyên môn phát động nhiều phong trào, cuộc thi tay nghề, hội thi thợ giỏi, ngày hội lao động sáng tạo... nhằm tạo khí thế thi đua sôi nổi, rộng khắp trong hệ thống, khơi dậy tình yêu nghề, hăng say lao động trong cán bộ, đoàn viên, người lao động.

Nhớ lại những ngày đầu thành lập với “bộ máy nhỏ bé mà khối lượng công việc khổng lồ”, đồng chí Nguyễn Xuân Côn, nguyên Chủ tịch Công đoàn Dệt May Việt Nam chia sẻ: “Để khơi dậy khả năng sáng tạo và sự cố gắng nỗ lực của toàn thể người lao động, BCH Công đoàn cùng với chuyên môn phát động nhiều phong trào thi đua lao động, sản xuất, trong đó Hội thi “Rèn luyện tay nghề thành thợ giỏi, chuyền giỏi” lần thứ nhất, đã có hàng trăm thợ giỏi xuất sắc được công nhận”. Bên cạnh đó, Công đoàn quan tậm tới mọi mặt đời sống sinh hoạt, học tập của người lao động.

Công đoàn Dệt May Việt Nam: 26 năm đồng hành, chăm lo cho người lao động
Đồng chí Trần Thanh Hải, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam và đồng chí Lê Nho Thướng, Chủ tịch Công đoàn Dệt May Việt Nam trao 10 giải Tập thể Lao động sáng tạo tiêu biểu tại Ngày hội Lao động sáng tạo năm 2022 - Ảnh: CĐDMVN

Công đoàn Dệt May Việt Nam còn tích cực tham gia xây dựng, hoàn thiện, kiểm tra, giám sát thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động thông qua Thỏa ước lao động tập thể ngành, doanh nghiệp; tăng cường giám sát thực hiện các biện pháp an toàn trong sản xuất, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động...

Đến nay đã có 86 đơn vị đăng ký tham gia, trong đó có 51 đơn vị sửa đổi, bổ sung, ký lại Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp với nhiều nội dung có lợi hơn cho người lao động, nâng tổng số doanh nghiệp ký kết Thỏa ước lao động tập thể đạt 99%.

Công đoàn các cấp ngành Dệt May Việt Nam luôn chú trọng đổi mới các hoạt động chăm lo cho người lao động như nâng cao chất lượng bữa ăn ca, tổ chức khám sức khỏe cho người lao động, tham quan, nghỉ mát... Đồng thời lắng nghe, chia sẻ và hỗ trợ các hoàn cảnh khó khăn, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, lao động khuyết tật... Nhiều “Mái ấm Công đoàn” được xây dựng, đem lại niềm vui cho nhiều gia đình công nhân lao động khó khăn về nhà ở.

Công đoàn Dệt May Việt Nam: 26 năm đồng hành, chăm lo cho người lao động
Vui Tết Trung thu cùng con công nhân lao động ngành Dệt May - Ảnh: CĐDMVN

Một trong những hoạt động đem lại lợi ích thiết thực, được người lao động đánh giá cao là việc quản lý, duy trì hiệu quả các thiết chế phục vụ đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động và con em của họ: Trường mầm non, điểm sinh hoạt văn hóa, ký túc xá công nhân, sân tập thể thao... Điều này khiến người lao động yên tâm công tác, gắn bó với doanh nghiệp.

26 năm qua, Công đoàn Dệt May Việt Nam trải qua các giai đoạn lịch sử khác nhau nhưng mỗi giai đoạn đều thể hiện ý chí, tinh thần năng động, sáng tạo của công nhân, viên chức, người lao động (CNVCLĐ) nhằm nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức, đổi mới tổ chức, nội dung và phương pháp hoạt động, xây dựng Công đoàn Dệt May Việt Nam vững mạnh, xứng đáng là chỗ dựa tin cậy, người đại diện của CNVCLĐ, góp phần vào sự phát triển của ngành và đất nước.

Mùa hè khó quên Mùa hè khó quên

Mùa hè năm 2022 đã đi qua, cuộc sống bình yên trở lại, giáo viên, học sinh lại vui vẻ bước vào năm học mới. ...

Công nhân rất cần vay vốn để trang trải cuộc sống Công nhân rất cần vay vốn để trang trải cuộc sống

Thu nhập của công nhân hiện còn thấp, nhiều công nhân mức thu nhập chưa tiệm cận được mức sống tối thiểu. Để trang trải ...

Viết tiếp những khát vọng dang dở cho người khuyết tật Viết tiếp những khát vọng dang dở cho người khuyết tật

Tại xưởng sản xuất chân tay giả của anh Nguyên, tôi bắt gặp những người khuyết tật, người bị tai nạn lao động, tai nạn ...

Tin mới hơn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.

Tin tức khác

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Trong bối cảnh tổ chức lại bộ máy công đoàn theo hướng tinh gọn, hiệu quả, việc giữ nguyên mô hình ba cấp của Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn đang trở thành một đề xuất nhận được nhiều sự quan tâm. Đại diện Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Hải Phòng nêu quan điểm tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 06b/NQ-TLĐ về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của UBKT công đoàn.
Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân năm 2025, ngoài công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên và người lao động, các cấp công đoàn thành phố Huế sẽ tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, tạo bước đệm giúp công nhân thích ứng với xu hướng lao động hiện đại, phát huy vai trò tiên phong trong phát triển kinh tế, xã hội.
Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Tối 28/3 tại Đà Nẵng đã diễn ra Liên hoan tiếng hát công nhân viên chức lao động Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) năm 2025 khu vực miền Trung. Sự kiện không chỉ là một hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc mà còn là nơi thể hiện tinh thần đoàn kết, niềm tự hào và khát vọng vươn xa của những người lao động mang trên mình màu áo VIMC.
Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Liên đoàn Lao động TP Hà Nội vừa phát động cuộc thi viết “Công nhân lao động Thủ đô suy nghĩ hay, hành động đẹp” – một sân chơi ý nghĩa, nhân văn và đầy cảm hứng cho hàng triệu lao động trên địa bàn Thủ đô.
Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Ngày 1/3/2025, ông Nguyễn Văn Đông - nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, chính thức nghỉ hưu trước tuổi theo chủ trương tinh giản bộ máy.
Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Đồng chí Đỗ Đức Thiệm - Trưởng Ban Chính sách – Tuyên giáo – Nữ công, Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng cho rằng: Đây là lúc tổ chức Công đoàn phải đổi mới mạnh mẽ, để giai cấp công nhân thực sự trở thành lực lượng dẫn dắt kỷ nguyên mới.
Xem thêm