Hoạt động Công đoàn

Công đoàn Dệt may: Đẩy mạnh các mô hình chăm lo phúc lợi cho lao động nữ

Bình Nguyên - Minh Anh
Trải qua 27 năm, từ sự đóng góp của tập thể cán bộ, đoàn viên và công nhân, viên chức, lao động, Công đoàn Dệt May Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ trên mọi lĩnh vực. Trong đó hoạt động phúc lợi luôn được Công đoàn Dệt May quan tâm và đẩy mạnh với nhiều mô hình sáng tạo và hiệu quả nhằm chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động (NLĐ) đặc biệt là lao động nữ, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Đầu tư, chăm lo cơ sở vật chất cho NLĐ

Dệt May là ngành có tỷ lệ lao động nữ chiếm trên 70%, trong số đó gần 40% đang trong độ tuổi sinh đẻ và nuôi con nhỏ. Với mong muốn tạo điều kiện tốt nhất cho lao động nữ nuôi con nhỏ bằng nguồn sữa mẹ, Công đoàn Dệt May đã có hướng dẫn các công đoàn cơ sở phối hợp cùng chuyên môn triển khai thực hiện chương trình "Hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ".

Công đoàn Dệt may: Đẩy mạnh các mô hình chăm lo phúc lợi cho lao động nữ
Mô hình phòng vắt trữ sữa mẹ tại nơi làm việc. Ảnh: ĐVCC

Mô hình phòng vắt trữ sữa mẹ tại nơi làm việc để hỗ trợ bảo quản sữa mẹ cho lao động nữ trong thời gian nuôi con nhỏ đang được một số doanh nghiệp trong hệ thống triển khai. Tính đến tháng 12/2022, đã có 12 doanh nghiệp lắp đặt được 20 phòng vắt trữ sữa (Công ty CP Dệt May Phú Hòa An, Công ty CP May Phương Đông, Công ty TNHH Thiệu Đô, Công ty CP Đầu tư - Dệt may Thiên An Phát, Công ty CP May Việt Thịnh, Công ty CP Lạc Thuỷ, Tổng Công ty CP Phong Phú, Công ty CP Dệt May Thiên An Phú, Công ty CP Dệt May Huế, Tổng công ty CP May Việt Tiến, Công ty CP Dệt May - Đầu tư - Thương mại Thành Công, Tổng Công ty Đức Giang – CTCP) và đã mang lại lợi ích thiết thực cho NLĐ.

Công đoàn Dệt may: Đẩy mạnh các mô hình chăm lo phúc lợi cho lao động nữ

Phòng vắt sữa mẹ. Ảnh: ĐVCC

Cùng với mô hình vắt trữ sữa cho lao động nữ, mô hình trường mầm non, nhà trẻ, nhóm trẻ tại một số doanh nghiệp cũng được triển khai. Hiện có 8 đơn vị thành lập được trường mầm non, nhóm trẻ với số trẻ gần 3.000 cháu là con của NLĐ (Tổng Công ty May 10 - CTCP, CTCP - Tổng Công ty May Đáp Cầu, Tổng Công ty CP Phong Phú, Tổng Công ty CP May Hưng Yên, Công ty CP Dệt May Hoàng Thị Loan, Tổng Công ty Đức Giang - CTCP...).

Doanh nghiệp thành lập nhóm trẻ, trường mầm non với mục tiêu chăm sóc, nuôi dạy con NLĐ. NLĐ có con gửi tại đây, ngoài việc được hưởng các chế độ như Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định: Nuôi dạy trong điều kiện cơ sở vật chất tốt, môi trường an toàn, khoa học, tích hợp dạy các bộ môn năng khiếu, tiếng Anh, hoạt động trải nghiệm, được cấp giấy chứng nhận hoàn thành bậc học mầm non. Các cháu còn được hưởng chế độ quan tâm đặc biệt như: nhận trẻ từ 6 tháng tuổi; học phí được miễn hoặc giảm từ 50-70%; đón trẻ từ 6 giờ 30 phút, trả trẻ muộn nhất là 19 giờ hằng ngày từ thứ Hai đến thứ Bảy; ngày hè, ngày lễ, ngày nghỉ nếu doanh nghiệp làm việc nhà trường vẫn nhận trông trẻ.

Bên cạnh việc dành quỹ đất xây dựng trường ngay gần doanh nghiệp (Tổng công ty May Đáp Cầu (3.000 m2), Tổng công ty May 10 (2.800 m2), Tổng công ty May Hưng Yên (1.450 m2)… các doanh nghiệp còn đầu tư kinh phí xây dựng các công trình phụ trợ cho trường mầm non như nhà ăn, khu vui chơi, cây xanh, lắp đặt hệ thống internet, điều hòa, tivi, camera; các thiết bị phục vụ cho dạy và học lên tới hàng chục tỷ đồng, tiêu biểu Trường Mầm non May Đáp Cầu năm 2018 được đầu tư xây mới với tổng kinh phí ban đầu lên tới 25 tỷ đồng.

Công đoàn Dệt may: Đẩy mạnh các mô hình chăm lo phúc lợi cho lao động nữ

Trường Mầm non May Hưng Yên tổ chức Trung thu cho các cháu. Ảnh: ĐVCC

Mô hình này mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho NLĐ, mang đến môi trường chăm sóc và học tập an toàn, bổ ích cho con NLĐ, giúp NLĐ an tâm lao động, sản xuất.

Nhiều mô hình phúc lợi khác cũng được các đơn vị trong hệ thống đầu tư, xây dựng như tổ hợp chung cư, khách sạn, nhà trẻ, trang trại, 03 bếp ăn tập thể do văn phòng, công đoàn, đoàn thanh niên quản lý như tại Tổng Công ty CP Phong Phú; mô hình các câu lạc bộ dạy ngoại ngữ, yoga tại nơi làm việc đáp ứng nhu cầu của NLĐ tại Công ty CP Dệt May Đầu tư Thương mại Thành Công; mô hình Bếp ăn tập thể với thực đơn đa dạng cho các đối tượng NLĐ (bà bầu, người ốm, người ăn chay, suất ăn bồi dưỡng định kỳ) tại Công ty CP Dệt May Đầu tư Thương mại Thành Công, Tổng Công ty Việt Thắng-CTCP.

Đẩy mạnh các hoạt động phúc lợi tinh thần cho NLĐ

Ngoài việc chăm lo những lợi ích vật chất, Công đoàn Dệt May Việt Nam còn quan tâm đến những phúc lợi về tinh thần cho NLĐ, đặc biệt là lao động nữ. Cụ thể, Công đoàn Dệt May Việt Nam là công đoàn ngành duy nhất có giải thưởng tôn vinh lao động nữ mang tên Bà Tổ nghề may Nguyễn Thị Sen nhằm động viên, khích lệ những lao động nữ có nhiều đóng góp cho ngành.

CĐ Dệt may: Đẩy mạnh các mô hình chăm lo phúc lợi cho lao động nữ
Lễ trao giải cuộc thi nữ công gia chánh "Bếp nhà Dệt May". Ảnh: ĐVCC

Bên cạnh đó, Công đoàn ngành cũng đang triển khai hiệu quả "Chương trình đọc truyện cho bé" với mục đích đồng hành cùng đoàn viên, NLĐ trong nuôi dạy con trẻ. Mỗi chương trình là một câu chuyện cổ tích, ngụ ngôn hoặc kĩ năng sống bổ ích cho các em nhỏ được vẽ minh họa và lồng tiếng sinh động phát trên nền tảng mạng xã hội như: Facebook và Youtube.

5 tháng đầu năm 2023 đã có 20 số được phát hành, rất nhiều con em NLĐ thích thú theo dõi. Cùng với đó cuộc thi về nữ công gia chánh, hát ru như "Bếp nhà Dệt May", "Lời ru bên cánh võng" được Công đoàn ngành tổ chức trên mạng xã hội Tiktok, nhận được sự quan tâm, yêu thích của đông đảo NLĐ, trong đó đa phần là lao động nữ.

Hằng năm, các cấp trong hệ thống đều tổ chức Hội nghị khen thưởng con CBCNVCLĐ có thành tích xuất sắc trong học tập và rèn luyện. Chương trình “Bay cao ước mơ” có nhiều hoạt động ngoại khóa ý nghĩa, thiết thực. Đây được coi là nguồn động viên tinh thần rất lớn cho NLĐ trong nuôi dạy con nhỏ.

Có thể nói, các hoạt động phúc lợi mà Công đoàn ngành tổ chức đã góp phần vào việc thu hút và giữ chân NLĐ yên tâm tham gia tích cực vào việc phát triển sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp và của ngành.

Công đoàn Dệt May Việt Nam tiền thân là Công đoàn Tổng Công ty Dệt May Việt Nam, được thành lập ngày 14/9/1996. Sau tái cơ cấu, Tổng Công ty Dệt May Việt Nam trở thành Tập đoàn Dệt May Việt Nam, là tập đoàn kinh tế nhà nước giữ vai trò nòng cốt trong toàn ngành; khi đó, Công đoàn Tổng Công ty được chuyển đổi thành Công đoàn Dệt May Việt Nam, hoạt động theo mô hình công đoàn ngành Trung ương và trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam từ tháng 11 năm 2007.

Kết quả thực hiện chăm lo phúc lợi cho đoàn viên, người lao động Hoạt động xã hội, từ thiện, chăm lo phúc lợi cho đoàn viên giai đoạn 2018-2023 Chiến lược chăm sóc cán bộ, công nhân viên thông qua mô hình “Vì người lao động”

Tin mới hơn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.

Tin tức khác

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Trong bối cảnh tổ chức lại bộ máy công đoàn theo hướng tinh gọn, hiệu quả, việc giữ nguyên mô hình ba cấp của Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn đang trở thành một đề xuất nhận được nhiều sự quan tâm. Đại diện Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Hải Phòng nêu quan điểm tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 06b/NQ-TLĐ về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của UBKT công đoàn.
Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân năm 2025, ngoài công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên và người lao động, các cấp công đoàn thành phố Huế sẽ tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, tạo bước đệm giúp công nhân thích ứng với xu hướng lao động hiện đại, phát huy vai trò tiên phong trong phát triển kinh tế, xã hội.
Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Tối 28/3 tại Đà Nẵng đã diễn ra Liên hoan tiếng hát công nhân viên chức lao động Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) năm 2025 khu vực miền Trung. Sự kiện không chỉ là một hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc mà còn là nơi thể hiện tinh thần đoàn kết, niềm tự hào và khát vọng vươn xa của những người lao động mang trên mình màu áo VIMC.
Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Liên đoàn Lao động TP Hà Nội vừa phát động cuộc thi viết “Công nhân lao động Thủ đô suy nghĩ hay, hành động đẹp” – một sân chơi ý nghĩa, nhân văn và đầy cảm hứng cho hàng triệu lao động trên địa bàn Thủ đô.
Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Ngày 1/3/2025, ông Nguyễn Văn Đông - nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, chính thức nghỉ hưu trước tuổi theo chủ trương tinh giản bộ máy.
Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Đồng chí Đỗ Đức Thiệm - Trưởng Ban Chính sách – Tuyên giáo – Nữ công, Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng cho rằng: Đây là lúc tổ chức Công đoàn phải đổi mới mạnh mẽ, để giai cấp công nhân thực sự trở thành lực lượng dẫn dắt kỷ nguyên mới.
Xem thêm