Hoạt động Công đoàn

Công đoàn đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ

HÀ VY
Tác giả: HÀ VY
Ngày 12/11, Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Công đoàn đại diện cho NLĐ, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ trong tình hình mới”. Đồng chí Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam chủ trì Hội thảo.

Làm rõ các khái niệm

Hội thảo khoa học "Công đoàn đại diện cho người lao động (NLĐ), chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ trong tình hình mới" có sự tham dự của đồng chí Trần Văn Thuật - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam; đại diện các Ban của Tổng LĐLĐ Việt Nam, LĐLĐ tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương và các chuyên gia. Hội thảo nhằm đóng góp ý kiến cho Văn kiện Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam.

Công đoàn đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ
Đồng chí Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam chủ trì Hội thảo khoa học "Công đoàn đại diện cho NLĐ, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ trong tình hình mới". Ảnh: PV

Các ý kiến tham luận tập trung làm rõ các khái niệm “chức năng, nhiệm vụ, vai trò”; về sử dụng các cụm từ “đại diện, chăm lo, bảo vệ”. Đồng thời đánh giá và nêu giải pháp, kiến nghị liên quan đến công đoàn đại diện cho NLĐ, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ.

Các ý kiến cũng gợi mở dịch vụ công đoàn (hiểu theo nghĩa rộng là toàn bộ các “sản phẩm”, “đầu ra” của các cấp công đoàn nhằm cung cấp cho đoàn viên lựa chọn, sử dụng). Ngoài các dịch vụ cốt lõi gắn với chức năng/vai trò của tổ chức đại diện thì công đoàn có thể trực tiếp cung cấp hoặc phối hợp hoặc thông qua các “nhà thầu”, “đơn vị tư nhân độc lập” để cung cấp dịch vụ cho đoàn viên và các cấp công đoàn quan tâm, sử dụng. Gồm các dịch vụ miễn phí, trả phí toàn bộ hoặc một phần: Tư vấn pháp lý, luật sư, chuyên gia kinh tế, đàm phán; thông tin, giới thiệu việc làm, vay tiền, nhà ở, y tế, đào tạo nghề…

Đây là dịch vụ cho đoàn viên, NLĐ, cơ sở để quá trình hoạt động thay đổi phương pháp làm việc của công đoàn. Đã là dịch vụ thì phải gọi lực lượng chuyên nghiệp đảm nhận. Làm dịch vụ thì hưởng thù lao trên kết quả đó. NLĐ cần gì thì cần phải có lực lượng chuyên nghiệp để phục vụ.

Vấn đề “Quyền, trách nhiệm của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đối với NLĐ ở cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở” thì các ý kiến đều đánh giá là cần thiết về mặt thực tiễn, phù hợp với Điều 17 Luật Công đoàn và không trái Điều 10 Hiến pháp. Tuy nhiên, còn có những băn khoăn (về cơ sở pháp lý: Bộ luật Lao động 2012 quy định cụ thể về nội dung này nhưng Bộ luật Lao động 2019 đã bỏ quy định này. Ngoài quyền, trách nhiệm chung của công đoàn cấp trên vẫn thực hiện được, nhưng thực tiễn một số nơi NSDLĐ không đồng ý đối thoại, thương lượng với công đoàn cấp trên…).

Kiến nghị từ thực tiễn của một số LĐLĐ tỉnh, thành phố về “đại diện cho NLĐ, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ”. Công đoàn “đại diện cho NLĐ, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ thông qua công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; tham gia công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát lao động…".

Công đoàn đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ
TS. Vũ Minh Tiến - Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn tóm tắt ý kiến tham luận tại Hội thảo. Ảnh: PV

Về thực hiện quy định công đoàn “tổ chức và lãnh đạo đình công” theo quy định của Bộ luật Lao động: Không thực hiện được trên thực tế vì vướng mắc quy định pháp luật, cơ chế và phương thức thực tế giải quyết tranh chấp lao động, rủi ro về chính trị - hậu quả pháp lý với cán bộ công đoàn và NLĐ tham gia đình công…

“Giữ quyền đại diện mới bảo vệ, chăm lo được”

Nhiều ý kiến tại Hội thảo tập trung làm rõ chức năng “đại diện”, "bảo vệ" của công đoàn.

Nêu cơ sở pháp lý, GS. Trần Ngọc Đường - Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết, nhờ vào việc đảm đương chức năng đại diện cho NLĐ mà tổ chức Công đoàn được giao nhiệm vụ, quyền hạn mà Hiến pháp quy định. Vì vậy, đại diện cho NLĐ với tư cách là tổ chức chính trị - xã hội của NLĐ (tổ chức phi nhà nước) thì duy nhất được Hiến pháp (tức là Nhân dân) giao cho tổ chức Công đoàn. Đại diện là chức năng riêng có hay hoạt động chủ yếu riêng có của tổ chức Công đoàn. Làm sao để lao động nam và lao động nữ; công chức và viên chức bình đẳng cả về tinh thần và vật chất.

Theo đồng chí Lê Đình Quảng - Phó Trưởng Ban Chính sách - Pháp luật (Tổng LĐLĐ Việt Nam), nói đến chức năng của tổ chức Công đoàn thì cần xem xét Điều 9, Điều 10 Hiến pháp. Đặc biệt là Điều 10 quy định vị trí pháp lý Nhân dân giao cho công đoàn. Chính vị trí pháp lý, chính trị của công đoàn khiến công đoàn được sáng kiến luật, phối hợp với Chính phủ... do vậy nên hiểu sâu "đại diện" trong Điều 10 Hiến pháp để làm rõ chức năng của tổ chức Công đoàn.

Công đoàn đại diện cho NLĐ, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng
Đại diện cơ quan của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: PV

Lực lượng lao động ngày một tăng nhanh, không tránh khỏi những bất cập về thực hiện các chế độ, chính sách cho NLĐ. Những năm qua dịch bệnh và thiên tai, đặc biệt là đại dịch Covid-19 đã gây thiệt hại lớn, khó khăn cho hầu hết các cơ quan, doanh nghiệp, gây nhiều hệ lụy cho xã hội, ảnh hưởng rất lớn đến việc làm, đời sống, thu nhập và các mâu thuẫn, tranh chấp, đơn thư của NLĐ.

Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII Công đoàn Việt Nam đến nay, Ủy ban Kiểm tra Công đoàn các cấp đã tiếp nhận 39.827 lượt người đến khiếu nại, tố cáo và nhận 17.866 đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của đoàn viên và NLĐ. Trong đó, 16.677 đơn khiếu nại, 1.189 đơn tố cáo (gồm 3.857 đơn khiếu nại và 331 đơn tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của công đoàn). Nội dung đơn thư khiếu nại, tố cáo mà tổ chức Công đoàn nhận được tập trung chủ yếu vào tiền lương, hợp đồng lao động, giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, chế độ Bảo hiểm xã hội…

Đồng chí Nguyễn Thị Như Ý - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Đồng Nai nêu thực tế: "Các vụ việc Trung tâm Tư vấn pháp luật tỉnh Đồng Nai đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ tập trung vào các nội dung vi phạm, nhất là về Bảo hiểm xã hội. Do đó, cần nghiên cứu về nội dung này để bảo vệ NLĐ một cách thiết thực, hiệu quả nhất.

Đồng chí Trần Văn Thuật - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cho rằng, công đoàn đang làm không xuể, không hết, không xác định được nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm nên chưa thể hiện hết vai trò, vị trí. Để khắc phục được điều này, các cấp ủy đảng, công đoàn cần nhận thức rõ tinh thần chỉ đạo của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; tập trung triển khai Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; đổi mới công đoàn ngành hướng tới tập hợp NLĐ ở cả khu vực nhà nước và tư nhân; nghiên cứu sắp xếp lại hệ thống các nhiệm vụ, nội dung hoạt động để tập trung nhiệm vụ xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ thì mới "làm tốt vai trò đại diện" được.

Kết luận tại Hội thảo, đồng chí Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam cho rằng, trong tương lai cần tiếp tục xem xét, nghiên cứu về hoạt động chăm lo của công đoàn. Hoạt động thương lượng có được coi là "phúc lợi" hay không. Từ đó đưa đến bản chất hoạt động của công đoàn thời gian tới như thế nào.

Đồng chí cho biết, làm Văn kiện Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam cần cố gắng bước đầu tìm ra việc các cấp công đoàn, công đoàn ngành, công đoàn địa phương phải có sắc thái riêng. Vì các đối tượng NLĐ khác nhau, làm việc ở các môi trường, điều kiện khác nhau thì hoạt động công đoàn phải khác nhau...

Áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật hành chính đồng bộ với kỷ luật đảng Áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật hành chính đồng bộ với kỷ luật đảng

Sau khi xin ý kiến và được sự thống nhất của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ đề nghị Quốc hội ban hành ...

Người lao động Công ty khóa Minh Khai: Quyền lợi bị bỏ ngỏ, trách nhiệm thuộc về ai? Người lao động Công ty khóa Minh Khai: Quyền lợi bị bỏ ngỏ, trách nhiệm thuộc về ai?

Trong khi người lao động (NLĐ) Công ty khóa Minh Khai chờ đợi mòn mỏi khoản tiền vay 2 tỷ từ Tổng công ty Cơ ...

Đơn hàng sụt giảm, công nhân lo lắng thiếu việc làm Đơn hàng sụt giảm, công nhân lo lắng thiếu việc làm

Đã khoảng hơn hai tháng nay, công nhân làm việc tại một số khu công nghiệp ở Long An, Hải Phòng hay tại các doanh ...

Tin mới hơn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.

Tin tức khác

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Trong bối cảnh tổ chức lại bộ máy công đoàn theo hướng tinh gọn, hiệu quả, việc giữ nguyên mô hình ba cấp của Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn đang trở thành một đề xuất nhận được nhiều sự quan tâm. Đại diện Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Hải Phòng nêu quan điểm tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 06b/NQ-TLĐ về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của UBKT công đoàn.
Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân năm 2025, ngoài công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên và người lao động, các cấp công đoàn thành phố Huế sẽ tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, tạo bước đệm giúp công nhân thích ứng với xu hướng lao động hiện đại, phát huy vai trò tiên phong trong phát triển kinh tế, xã hội.
Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Tối 28/3 tại Đà Nẵng đã diễn ra Liên hoan tiếng hát công nhân viên chức lao động Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) năm 2025 khu vực miền Trung. Sự kiện không chỉ là một hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc mà còn là nơi thể hiện tinh thần đoàn kết, niềm tự hào và khát vọng vươn xa của những người lao động mang trên mình màu áo VIMC.
Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Liên đoàn Lao động TP Hà Nội vừa phát động cuộc thi viết “Công nhân lao động Thủ đô suy nghĩ hay, hành động đẹp” – một sân chơi ý nghĩa, nhân văn và đầy cảm hứng cho hàng triệu lao động trên địa bàn Thủ đô.
Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Ngày 1/3/2025, ông Nguyễn Văn Đông - nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, chính thức nghỉ hưu trước tuổi theo chủ trương tinh giản bộ máy.
Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Đồng chí Đỗ Đức Thiệm - Trưởng Ban Chính sách – Tuyên giáo – Nữ công, Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng cho rằng: Đây là lúc tổ chức Công đoàn phải đổi mới mạnh mẽ, để giai cấp công nhân thực sự trở thành lực lượng dẫn dắt kỷ nguyên mới.
Xem thêm