![]() |
Vấn nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết xảy ra phổ biến ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trong ảnh: Em Mùa Thị Thảo, thôn Đầu Cầu II, xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ, Hà Giang, lấy chồng khi mới học lớp 9. Ảnh dantocmiennui.vn |
Kết hôn trẻ em - tảo hôn hiện vẫn là một vấn đề nan giải ở nước ta. Số liệu tại Hội thảo với chủ đề “Phòng ngừa, chấm dứt tảo hôn và kết hôn trẻ em: Bài học kinh nghiệm và thực tiễn” tổ chức tháng 6/2017 trong khuôn khổ hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và một số tổ chức của Liên Hợp Quốc (UNFPA, UNICEF, UNPA) cho biết, đến năm 2014, cứ 10 phụ nữ ở độ tuổi 20 đến 24 ở Việt Nam lại có một người kết hôn hoặc sống chung như vợ chồng trước tuổi 18; và cứ 100 phụ nữ lại có một người kết hôn hoặc sống chung như vợ chồng trước 15 tuổi.
Tảo hôn - kết hôn trẻ em là hiện tượng phổ biến ở tất cả các địa phương ở nước ta nhưng có sự chênh lệch rõ rệt giữa các vùng miền. Trung du và miền núi Bắc bộ, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long là những khu vực có tỷ lệ tảo hôn cao nhất. Một số dân tộc thiểu số có tỷ lệ tảo hôn rất cao. Kết hôn do gia đình sắp đặt; do yêu đương; do mang thai sớm phải cưới; do bị bắt cóc, buôn bán và buộc phải kết hôn là những dạng kết hôn trẻ em chiếm hầu hết các vụ tảo hôn.
![]() |
Vấn nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết xảy ra khá phổ biến ở vùng A Lưới, Thừa Thiên Huế, nơi có đông đồng bào dân tộc Tà Ôi, Pa Cô, Cơ Tu... sinh sống. Ảnh cema.gov.vn |
Về bản chất, kết hôn trẻ em xuất phát từ tình trạng bất bình đẳng giới và liên quan chặt chẽ tới các tập tục, tập quán văn hóa. Kinh tế, sự nghèo đói cũng đóng vai trò quan trọng của việc kết hôn trẻ em - tảo hôn; đồng thời phản ánh trẻ em có quá ít lựa chọn hướng đi cho cuộc đời mình.
Ảnh hưởng của lối sống phương Tây, sự buông thả khiến trẻ em gái mang thai sớm, buộc phải kết hôn để “giải quyết hậu quả”, như một sự hợp pháp hóa cho thai nhi; sự thiếu hiểu biết pháp luật của các bậc phụ huynh và khung pháp lý chưa được thực thi đầy đủ khiến tình trạng này ít được xử lý, răn đe nên tiếp tục lan truyền dai dẳng.
Xóa bỏ tình trạng kết hôn trẻ em - tảo hôn cần rất nhiều nỗ lực, cố gắng của cả Chính phủ lẫn người dân, với các giải pháp đồng bộ và mạnh mẽ. Song nó chỉ thành công và thành công bền vững trong điều kiện kinh tế - xã hội được cải thiện, phát triển; luật pháp được thực thi nghiêm túc; đời sống vật chất tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao và trẻ em gái có điều kiện lựa chọn, định hướng phát triển nghề nghiệp của mình.
![]() |
Ban Dân tộc tỉnh Quảng Bình, huyện Bố Trạch, Đồn Biên phòng Cồn Roàng, Cà Roòng tập huấn về giảm thiểu vấn nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết cho cán bộ, nhân dân xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch. Ảnh bdt.quangbinh.gov.vn |
Cùng với tảo hôn, hôn nhân cận huyết cũng là một vấn đề đáng lo ngại ở nước ta và chủ yếu xảy ra ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Theo kết quả điều tra, tình trạng hôn nhân cận huyết trong đồng bào dân tộc thiểu số phổ biến diễn ra giữa con cô với con cậu; con dì, con chú với con bác. Một số dân tộc như Lô Lô, Hà Nhì, Phù Lá, Chứt, Ê Đê, Pu Péo, Mông, Rơ Măm, Brâu… có tỷ lệ hôn nhân cận huyết lên tới 10%.
Hậu quả của hôn nhân cận huyết làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng dân số, làm suy giảm giống nòi, chất lượng nguồn nhân lực; trong đó phụ nữ, trẻ em gái là những người chịu thiệt thòi nhất.
Trước thực trạng này, Ủy ban Dân tộc đã đề nghị Chính phủ, Quốc hội bố trí đủ ngân sách để thực hiện các cơ chế chính sách, chương trình, dự án về phát triển kinh tế - xã hội, giáo dục - đào tạo, giải quyết việc làm; chăm sóc, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần nhân dân vùng dân tộc thiểu số, những khu vực có tỷ lệ hôn nhân cận huyết, hôn nhân trẻ em - tảo hôn cao, nhằm hạn chế, tiến tới đẩy lùi và chấm dứt tình trạng này. Đó cũng là con đường để giải phóng, bảo vệ người phụ nữ, trẻ em gái ở đây.
![]() Mặc dù đạt 107/107 chỉ tiêu đạt chuẩn QCVN, nhưng nước sạch sông Đà vẫn chưa thể dùng để ăn và uống được. |
![]() Chia nhau từng chai nước sạch ít ỏi, nhường nước cho bà già, trẻ nhỏ... đó là những hình ảnh thật đẹp về tình người ... |
![]() Nước của Công ty CP nước sạch Sông Đà đang bị ô nhiễm rất nghiêm trọng. Hiện có rất nhiều người lớn và trẻ con ... |
Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay
Tin tức khác
