"Hết lòng vì học sinh, nhiệt huyết với công việc, không ngại đổi mới, chăm lo đời sống cho nhà giáo và nhân viên, là người giàu tình thương và trách nhiệm…", đó là những "miêu tả" về người thầy Nguyễn Phước – Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường THPT Cẩm Lệ.
Có một người thầy như thế
Thầy Nguyễn Phước – Hiệu trưởng Trường THPT Cẩm Lệ và học sinh. Ảnh: NVCC

Từ khi được phân công về công tác tại trường THPT Cẩm Lệ (năm 2018), thầy đã để lại rất nhiều ấn tượng sâu sắc. Đầu tiên đó là sự gần gũi trong công việc và giao tiếp hằng ngày. Dường như không có khoảng cách giữa một lãnh đạo và một giáo viên, mà thay vào đó là sự niềm nở, những câu chào hỏi, những mẩu chuyện vui được chúng tôi chia sẻ cùng thầy. Thầy luôn quan tâm đến đời sống của các giáo viên và nhân viên trong trường, để họ có thể ổn định đời sống, an tâm công tác.

Còn trong công việc, thầy sắp xếp và triển khai rất khoa học. Các kế hoạch tháng, kế hoạch tuần đều rất tỉ mỉ và rõ ràng, giúp giáo viên, nhân viên thuận lợi trong việc thực hiện các nhiệm vụ của mình. Chính vì nhận được sự quan tâm, động viên khích lệ kịp thời của thầy, mà hằng năm phong trào thi đua của nhà trường luôn ngập tràn thành tích, từ các cuộc thi thiết kế bài giảng điện tử E–learning, thi khoa học kỹ thuật cấp thành phố đến bồi dưỡng học sinh giỏi, viết sáng kiến kinh nghiệm, các giáo viên của nhà trường luôn đạt thành tích cao và luôn giữ vững ngọn lửa đam mê giảng dạy của mình.

Thầy không chỉ quan tâm đến từng bộ phận, từng cá nhân giáo viên, nhân viên trong nhà trường mà đặc biệt hơn hết thầy luôn dành sự yêu thương của mình cho các em học sinh, nhất là các em có hoàn cảnh khó khăn.

Trong những năm đầu khi mới thành lập trường, tình hình tài chính còn hạn hẹp, thầy đã cùng với Ban Giám hiệu thành lập Hội khuyến học, kêu gọi, vận động tấm lòng hảo tâm của các giáo viên, các mạnh thường quân để xây dựng quỹ khuyến học giúp đỡ, tiếp sức cho các em học sinh khó khăn tiếp tục đến trường.

Nhiều phụ huynh và học sinh của Trường THPT Cẩm Lệ còn rất khó khăn, nhiều em là học sinh khuyết tật, nhiều em mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo nhưng các em vẫn kiên trì đến lớp, vượt qua mọi khó khăn, đau đớn của bệnh tật với mong muốn được đi học, được thực hiện ước mơ của các mình.

Bằng tình yêu thương và lòng nhân ái với mong muốn được hỗ trợ, san sẻ những khó khăn đối với các em, thầy đã kêu gọi đóng góp từ các mạnh thường quân, các tổ chức trong và ngoài nhà trường và cứ thế quỹ khuyến học nhỏ bé đã dần lớn mạnh và đã chắp cánh ước mơ cho biết bao thế hệ học sinh. Trong quá trình điều hành Hội khuyến học, thầy luôn kịp thời sát sao chỉ đạo các hoạt động cụ thể, đưa ra các kế hoạch thiết thực nhất để kịp thời động viên, giúp đỡ đến những hoàn cảnh khó khăn.

Cứ mỗi khi Tết đến Xuân về, Chương trình "Xuân yêu thương" đã trao các phần quà có giá trị gửi đến gia đình những em có hoàn cảnh khó khăn. Trong năm học 2021-2022, Chương trình đã trao 65 suất quà với tổng trị giá gần 13 triệu đồng đến các gia đình, 35 suất học bổng cho các em vượt khó học giỏi, đạt thành tích cao trong học tập và các cuộc thi để động viên cổ vũ các em.

Mới đây, quỹ khuyến học đã kết hợp với các nhà hảo tâm trao tặng đến 5 em học sinh không có phương tiện đi học với mỗi phần quà là 1 chiếc xe đạp mới (trị giá 2.500.000/chiếc) và 20 máy tính cầm tay phục vụ cho việc học tập với tổng số tiền gần 30 triệu đồng.

Có một người thầy như thế
Chương trình “Xuân yêu thương”, thắm tình thầy trò của Trường THPT Cẩm Lệ. Ảnh: NVCC

Đối mặt với dịch bệnh Covid, trong giai đoạn cả nước học trực tuyến, thầy đã nắm bắt hoàn cảnh của các học sinh khó khăn, không có thiết bị học tập, đề xuất quỹ khuyến học trao 5 phần quà là những điện thoại mới để giúp các em tham gia học tập đầy đủ. Đặc biệt với những em mang bệnh hiểm nghèo, thầy đã rất quan tâm, hỏi han sức khỏe và trao số tiền hỗ trợ để gia đình có thêm kinh phí lo thuốc thang và chữa trị bệnh.

Trong năm học vừa qua, quỹ khuyến học đã trao 14 suất học bổng với tổng trị giá 33 triệu đồng đến các em bị bệnh hiểm nghèo và gia đình khó khăn. Trong số các hoàn cảnh khó khăn đó, có trường hợp của em Lê Thị Thu Hiền học lớp 12/10, thường trú tại K57/07 Trần Ngọc Sương, quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng.

Ba của Hiền làm bảo vệ, công việc không ổn định, còn mẹ em đau ốm quanh năm, không có khả năng lao động. Gia đình em có 3 anh chị em, Hiền là con út trong gia đình, bị trầm cảm và phải điều trị lâu dài tại Bệnh viện Tâm thần, khả năng để bình phục thực hiện mơ ước đi học là rất khó. Với lòng nhân ái của mình, thầy đã vận động các mạnh thường quân kết hợp với quỹ khuyến học trao số tiền hỗ trợ là 5 triệu đồng để chia sẻ và giúp đỡ phần nào khó khăn với gia đình Hiền.

Hay là trường hợp gia đình em Bùi Văn Lâm lớp 11/7, thường trú tại phường Hòa An, quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng. Gia đình em là hộ nghèo, ba mẹ không có thu nhập ổn định, cuộc sống mưu sinh vất vả với nhiều thiếu thốn. Bản thân em Lâm bị ung thư tủy từ nhỏ, phải điều trị lâu dài và tốn rất nhiều tiền cho thuốc thang. Lâm đã được quỹ khuyến học quan tâm và hỗ trợ 10 triệu đồng. Sự quan tâm và lòng yêu thương của thầy Phước đến với học sinh chính liều thuốc, là sức mạnh giúp các em vượt qua khó khăn, bệnh tật để tiếp tục ước mơ đến trường.

Có một người thầy như thế
Thầy Nguyễn Phước – Hiệu trưởng Trường THPT Cẩm Lệ phát biểu tại lễ khai giảng. Ảnh: NVCC

Bên cạnh đó, với tầm nhìn chiến lược của mình về lâu dài, thầy đã thay đổi khuôn viên nhà trường, đem lại một khuôn mặt mới cho Trường THPT Cẩm Lệ. Sân trường nay đã được lát gạch toàn bộ, dãy nhà xe được xây dựng thêm, hàng chục cây xanh đã được trồng xuống, tạo ra một khuôn viên mát mẻ, đầy bóng mát để học sinh có thể tham gia các hoạt động ngoài trời và học tập.

Các Cuộc thi "Rung chuông vàng", Câu lạc bộ Tiếng Anh hay hoạt động thể dục thể thao cũng luôn được thầy chú trọng. Việc này không chỉ thúc đẩy việc học tập mà còn giúp học sinh rèn luyện sức khỏe, tạo ra môi trường gắn bó giữa thầy cô và học sinh, tạo môi trường học tập tốt nhất để thầy và trò thực sự thấy rằng “Mỗi ngày đến trường là một niềm vui”“Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý”.

Năm học sắp tới đây, Trường THPT Cẩm Lệ kỷ niệm 10 năm thành lập. Thời gian thầy về công tác tại trường không dài, nhưng đã để lại cho tập thể nhà trường những bài học rất sâu sắc, đó là đối với sự nghiệp giảng dạy, chúng ta không chỉ gieo hạt kiến thức mà còn phải biết ươm mầm những yêu thương, quan tâm động viên các em học sinh, vượt qua khó khăn, phấn đấu học tập. Đối với đồng nghiệp, chúng ta phải biết hòa đồng, chia sẻ, đoàn kết để tập thể ngày càng lớn mạnh. Thầy xứng đáng là người cán bộ, đảng viên tốt trong nhà trường, là một tấm gương sáng để học sinh học tập và noi theo.

Có một người thầy như thế
Thể lệ cuộc thi viết về công nhân, viên chức, lao động TP Đà Nẵng lần thứ I Thể lệ cuộc thi viết về công nhân, viên chức, lao động TP Đà Nẵng lần thứ I
"Người truyền lửa"
Khẳng định vị thế công đoàn trong doanh nghiệp Khẳng định vị thế công đoàn trong doanh nghiệp
Phát động cuộc thi viết về công nhân, người lao động thành phố Đà Nẵng lần thứ I Phát động cuộc thi viết về công nhân, người lao động thành phố Đà Nẵng lần thứ I

Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Khi pháp luật thôi là rào cản, mà trở thành điểm tựa, người công nhân sẽ không còn là người “thi hành ý tưởng” mà có thể là người “khởi xướng đổi mới”. Chính sách pháp lý ấy, nếu được thực thi đúng đắn sẽ đưa tầng lớp lao động bước vào vai trò trung tâm của cuộc cách mạng đổi mới quốc gia.
Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Việc Chính phủ được đề nghị phân bổ tối thiểu 3% ngân sách nhà nước cho khoa học – công nghệ và nâng dần lên 2% GDP, là bước chuyển từ “lời nói” thành “hành động”. Đây là tín hiệu cho thấy, Nhà nước đang xác lập một ưu tiên quốc gia mới và ưu tiên ấy không chỉ dành cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm cao cấp mà còn dành cho công nhân, kỹ sư, người lao động nơi xưởng máy, công trình, đồng ruộng.
“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Từ ruộng đồng đến nhà máy, từ làng quê đến khu công nghiệp, hàng triệu công nhân và người lao động Việt Nam đang từng ngày nỗ lực vươn lên bằng chính sức mình.

Tin tức khác

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

Hà Nội đang nỗ lực mạnh mẽ để thúc đẩy sự phát triển và gia tăng nguồn cung cấp nhà ở cho người lao động thu nhập thấp. Trong bối cảnh này, 7 dự án nhà ở xã hội đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

Người lao động xếp hàng mua vàng ngày vía Thần tài, cầu lộc đầu năm

Với mong muốn mua vàng vào ngày vía Thần tài (mùng 10 tháng Giêng hàng năm) sẽ mang lại may mắn, tài lộc, nhiều người lao động đã xếp hàng dài tại các cửa hàng vàng bạc đá quý, tranh thủ giờ nghỉ để kịp "rước lộc" về nhà.

Công nhân trở lại làm việc sau Tết Nguyên đán 2025 với tỷ lệ cao

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, không khí lao động sản xuất đã sôi động trở lại trên khắp các nhà máy, xí nghiệp.

Về Tết

Trằn trọc. Đêm nay thật dài. Sáng sớm mai mình sẽ về quê. Sao anh ấy có thể ngủ nhỉ? Mà không phải chạy vạy lo lắng các thứ nữa thì ngủ ngon chứ sao…

Công nhân trở lại làm việc: Mong một năm mới tốt đẹp!

Từ tối ngày 1/2 (mùng 4 Tết) cho đến hôm nay (2/2, mùng 5 Tết), dòng người ở các tỉnh miền Tây bắt đầu quay trở lại các tỉnh Đông Nam Bộ để làm việc sau kỳ nghỉ Tết.

Ngày Tết trên cảng biển Chân Mây

Đêm giao thừa Tết Ất Tỵ, trời Huế mưa rét căm căm. Nhưng sáng mùng Một, biển Chân Mây bừng lên sắc xuân, trời quang, nắng ấm. Đúng thời khắc ấy, du thuyền hạng sang Celebrity Solstice chở hơn 3.000 du khách quốc tế cập cảng. Anh công nhân Lê Dũng, trong bộ đồ lao động đã sờn, sẵn sàng cho công việc đầu tiên của năm mới.
Xem thêm