Công đoàn

Cô giáo mầm non dang tay chăm sóc trẻ có bố mẹ thiểu năng trí tuệ

Hà Vân
Tác giả: Hà Vân
Thấu hiểu hoàn cảnh và chia sẻ với bé Phí Đình Phúc (2 tuổi, trường mầm non xã Minh Khai, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội), các cô giáo mầm non của nhà trường đã chung tay hỗ trợ và sẵn sàng đón bé trở lại trường sau kì nghỉ dài vì Covid-19.    
co giao mam non dang tay cham soc tre co bo me thieu nang tri tue
Bé Phúc trong vòng tay cha mẹ và các cô giáo

“… Chưa từng làm mẹ nhưng em có một đàn con

Khi chưa sinh con, bao người gọi em là mẹ

Sao mà yêu thế, em nâng những búp tay thon

Vì yêu các con, em là cô giáo mầm non...”

Những lời tâm tình ấy thật đúng với các cô giáo của Trường mầm non xã Minh Khai, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội. Yêu trường, nhớ trẻ, các cô đang háo hức vệ sinh trường lớp để đón trẻ trở lại trường sau thời gian dài nghỉ dịch Covid-19. Trong những “đứa con” ấy, các cô đã dành sự quan tâm nhiều nhất đến bé Phí Đình Phúc (2 tuổi) - một “học sinh” có hoàn cảnh đặc biệt.

Ở tuổi lên 2, bé Phúc chỉ biết vui cười, ăn ngủ và làm quen với thế giới xung quanh. Gia cảnh của bé rất khó khăn. Ông nội bé là Phí Đình Thuận (70 tuổi) tham gia kháng chiến chống Mỹ, ông bị nhiễm chất độc hóa học, được công nhận là thương binh.

co giao mam non dang tay cham soc tre co bo me thieu nang tri tue
Các cô giáo đến nhà thăm hỏi động viên gia đình bé

Bà nội bé tuổi cao, sức yếu. Trong một lần đi làm đồng vào tiết trời mùa đông giá rét, bà bị tai biến. May được cấp cứu kịp thời, bà sống sót nhưng đã mất đi phần nhiều sức khỏe, trí nhớ và khả năng lao động. Để chữa chạy cho bà, gia đình đã phải vay mượn tiền của người thân, hàng xóm để trang trải thuốc men. Tuy hồi phục phần nào nhưng bà lúc nhớ lúc quên, tay bị mất khả năng vận động. Thậm chí những công việc nhẹ như quét nhà, lau dọn, cơm nước giúp đỡ gia đình, hay trông bé Phúc cũng không thể làm được.

Bố của bé năm nay 29 tuổi, bị thiểu năng trí tuệ bẩm sinh do ảnh hưởng chất độc màu da cam của ông nội. Bố bé Phúc không biết chữ, không biết số, không biết tiêu tiền. Ai bảo đâu làm đấy. Bố bé cũng đi làm thuê, làm mướn nhưng do làm sai, làm hỏng nên thu nhập không cao. Mẹ bé Phúc cũng là người khiếm khuyết về mặt nhận thức nên việc chăm sóc bé Phúc rất khó khăn.

Mấy năm nay, cả gia đình 5 người trông cả vào số tiền trợ cấp thương binh hằng tháng của ông nội để duy trì cuộc sống sinh hoạt. Không may, cách đây 1 tuần, trên đường đi làm về, ông nội bé bị tai nạn giao thông, tổn thương não nặng và đang nguy kịch tại Bệnh viện Việt Đức.

Xót lòng trước hoàn cảnh của “đứa con nhỏ”, những ngày nắng nóng, sau giờ vệ sinh trường lớp chuẩn bị đón bé trở lại trường, các cô giáo cùng Ban chấp hành Công đoàn lại đến thăm động viên gia đình bé Phúc, chuẩn bị tâm thế để bé tiếp tục đến lớp với các cô.

Ngày 11/5 sắp tới, Trường mầm non xã Minh Khai (huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội) sẽ đón 800 trẻ trở lại trường. Trường có 32 trẻ thuộc diện gia đình khó khăn và bé Phí Đình Phúc là một trong số đó.

co giao mam non dang tay cham soc tre co bo me thieu nang tri tue
Các cô giáo vệ sinh lớp học sẵn sàng đón trẻ trở lại trường

Theo bà Trần Thị Tâm - Chủ tịch Công đoàn Trường mầm non xã Minh Khai: Trong thời gian nghỉ dịch bệnh Covid-19, các cô giáo đã quyên góp, ủng hộ tiền, gạo, dầu ăn nhằm chia sẻ, giúp đỡ 32 trẻ có hoàn cảnh khó khăn của Trường với tổng số tiền là 28 triệu đồng. Riêng bé Phúc được Ban Giám hiệu và Công đoàn nhà trường đã bàn bạc, có kế hoạch xem xét giảm các khoản đóng góp bán trú của bé ở trường.

Trước khi nghỉ dịch Covid-19, các cô thường dành thời gian cuối buổi chiều để tranh thủ tắm gội cho bé sạch sẽ. Các cô còn dạy em đọc thơ, nhận biết thế giới xung quanh và theo dõi sát sao tình hình sức khỏe của Phúc. Khi bé trở lại Trường, những yêu thương ấy vẫn sẽ tiếp tục, để bé được sống trong sự chăm sóc đầy đủ như bạn bè.

co giao mam non dang tay cham soc tre co bo me thieu nang tri tue Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 8/5

Cập nhật thông tin đến 7h sáng ngày 8/5, Covid-19 đã xuất hiện ở 214 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 3,9 triệu ...

co giao mam non dang tay cham soc tre co bo me thieu nang tri tue Việt Nam ghi nhận thêm 17 ca nhiễm Covid-19 mới

Chiều nay 7/5, Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch Covid-19 công bố đã ghi nhận 17 ca nhiễm mới. Như vậy hiện tại ...

co giao mam non dang tay cham soc tre co bo me thieu nang tri tue Loan ‘cá’ sa lưới: Những cọc tiền 1000 đồng nhàu nát!

Khi bắt Loan ‘cá’, lực lượng chức năng thu giữ khoảng 300 triệu đồng tiền mặt. Trong đó có nhiều cọc tiền 1000, 2000, 5000 ...

Tin mới hơn

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Có một mái nhà chung đầy yêu thương - Công đoàn Trường THCS Ngô Sĩ Liên (thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu). Có thể nói, nó không chỉ là một tổ chức đại diện cho quyền lợi của giáo viên mà còn là mái nhà chung đầy ắp yêu thương, nơi mỗi thành viên đều cảm thấy được quan tâm, chia sẻ và đồng hành trong công việc lẫn cuộc sống.
Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận

Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận

Nếu doanh nghiệp là “tế bào” của nền kinh tế, thì người lao động chính là “linh hồn” tạo nên sức sống cho “tế bào” đó. Công đoàn với vai trò “người đồng hành” chính là “mạch máu” dẫn truyền sự nhân văn và trách nhiệm trong “guồng máy” vận hành theo logic của lợi nhuận.

Tin tức khác

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Trong 3 tháng đầu năm 2025, Công đoàn các Khu Công nghiệp (KCN) tỉnh Ninh Thuận đã hoàn thành đến 92% chỉ tiêu phát triển đoàn viên mà Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Ninh Thuận giao cho cả năm. Đây là một kết quả không chỉ mang lại niềm vui, sự phấn khởi cho cán bộ Công đoàn và đoàn viên tỉnh Ninh Thuận mà còn lan tỏa tinh thần tích cực, bài học kinh nghiệm quý báu cho các cấp công đoàn trong cả nước.
Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Một công đoàn mạnh, hoạt động thực chất chính là “chứng chỉ” niềm tin, một tấm “hộ chiếu nhân văn” để doanh nghiệp bước vững chắc ra thế giới.
Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân đang ngày càng thể hiện được vai trò “một động lực quan trọng của nền kinh tế” như tinh thần Đại hội Đảng lần thứ XII xác định. Tầm quan trọng và hiệu quả của kinh tế tư nhân từ thực tế 40 năm đổi mới của đất nước một lần nữa cho thấy thành phần kinh tế này đang được định vị lại, có một vị trí xứng đáng.
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân

Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhân đã và đang khẳng định vai trò trụ cột trong nền kinh tế Việt Nam hiện đại. Tuy nhiên, để “đòn bẩy” này thực sự phát huy hết tiềm năng, điều kiện tiên quyết không nằm ở vốn, công nghệ hay chính sách ưu đãi, mà ở chỗ sâu xa hơn: "Xây dựng một mối quan hệ lao động hài hòa, văn minh và hiện đại – nơi người lao động được bảo vệ, doanh nghiệp được tôn trọng và tổ chức công đoàn thực sự là đối tác phát triển".
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.
Xem thêm