Cụ thể, theo Điều 4 Nghị định 58/2020/NĐ-CP, mức đóng BHXH bắt buộc vào Quỹ Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ ngày 1/7/2022 cho người lao động (NLĐ) được xác định như sau:
Doanh nghiệp đủ điều kiện được đóng với mức thấp 0,3%. Cụ thể, doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được áp dụng mức đóng bằng 0,3% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH) nếu bảo đảm các điều kiện theo quy định tại Điều 5 Nghị định 58/2020/NĐ-CP.
Mức đóng bình thường bằng 0,5% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH; đồng thời được áp dụng đối với NLĐ là cán bộ, công chức, viên chức và người thuộc lực lượng vũ trang, thuộc các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, quân đội, công an, đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng ngân sách Nhà nước.
![]() |
Hỗ trợ, giúp đỡ công nhân, NLĐ khó khăn tại Công ty TNHH MTV Cao su Chư Păh. Ảnh minh họa: Lao động và Công đoàn |
Trước đó, theo Nghị quyết 68/NQ-CP năm 2021, Chính phủ đã cho phép NSDLĐ gặp khó khăn do Covid-19 được áp dụng mức đóng bằng 0% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH vào Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong 12 tháng (từ ngày 1/7/2021 đến hết ngày 30/6/2022). Với 12 nhóm chính sách hỗ trợ NLĐ và NSDLĐ bị ảnh hưởng do tác động của đại dịch Covid-19, tập trung chủ yếu là công nhân và NLĐ như: Chính sách tạm dừng đóng Quỹ Hưu trí và tử tuất; Chính sách hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho NLĐ…
Kết quả của chính sách hỗ trợ thuộc Nghị quyết 68/NQ-CP năm 2021, tổng kinh phí hỗ trợ của 19 tỉnh, thành phố chiếm 78,4% tổng kinh phí hỗ trợ của toàn quốc (toàn quốc đã chi 42.397 tỷ đồng để hỗ trợ cho trên 36,8 triệu lượt đối tượng).
Gói hỗ trợ trên 30.000 tỷ đồng từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp cho NLĐ và NSDLĐ bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 116/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định số 28/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã được triển khai nhanh chóng. Qua tổng hợp của Bộ LĐ - TB&XH, hiện nay chỉ có 2 tỉnh không có đối tượng hỗ trợ là Điện Biên, Lai Châu, còn lại các tỉnh, thành đều đã tập hợp hết, và sẽ có khoảng 3,4 triệu lượt người sẽ được hỗ trợ.
Với mục tiêu hỗ trợ cho NLĐ và NSDLĐ giảm thiểu những tác động của đại dịch, ổn định sản xuất, kinh doanh, đảm bảo an toàn và cuộc sống. Nghị quyết đã hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng, công khai, minh bạch. Tổng kết việc thực hiện 2 Nghị quyết 68/NQ-CP và 116/NQ-CP, đã có trên 55 triệu lượt người thụ hưởng với số tiền là 81 ngàn tỉ đồng. Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách" luôn là những điều NLĐ cảm nhận được sâu sắc nhất trong thời gian khó khăn vì đại dịch vừa qua.
![]() |
Toàn cảnh buổi đối thoại giữa Thủ tướng và công nhân ngày 12/6/2022. Ảnh: Ý YÊN |
Trong bối cảnh của đại dịch và thích ứng sau đại dịch, lợi ích của NLĐ, doanh nghiệp khi tham gia BHXH, Bảo hiểm y tế càng được thể hiện rõ.
Theo thông tin của ngành BHXH Việt Nam tính đến ngày 15/5/2022, toàn ngành đã thực hiện điều chỉnh giảm mức đóng vào Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp cho trên 375,3 nghìn đơn vị, tương ứng gần 11,1 triệu NLĐ với số tiền khoảng 4.322 tỷ đồng; đã giải quyết cho 2.760 đơn vị (với 374.126 NLĐ) tạm dừng đóng Quỹ Hưu trí và tử tuất với số tiền 1.913 tỷ đồng.
Tiếp nhận Quyết định của Sở LĐ - TB&XH và thực hiện chi trả kinh phí hỗ trợ đào tạo nâng cao bồi dưỡng kỹ năng để duy trì việc làm cho 5.038 NLĐ của 36 đơn vị tương ứng với số tiền là 23,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo thông tin của các cơ quan BHXH cho biết, vẫn còn nhiều trường hợp NLĐ chưa được thụ hưởng lợi ích từ chính sách. Cụ thể trong năm 2021 đã phát hiện 14.000 NLĐ chưa tham gia, đóng thiếu thời gian BHYT và BHXH với số tiền cần truy thu đóng lên tới 92,8078 tỷ đồng.
![]() Theo báo cáo của các cấp công đoàn, tính đến ngày 11/9/2021, số người lao động được thụ hưởng chính sách từ Nghị quyết số ... |
![]() Nghị quyết số 126/NQ-CP bổ sung nhiều đối tượng được hỗ trợ và đồng thời giảm các điều kiện để có thêm nhiều người lao ... |
![]() Bộ Lao động - Thương binh và Xã Hội (LĐ-TB&XH) vừa có báo cáo về tiến độ triển khai một số chính sách hỗ trợ ... |
Tin mới hơn

Người lao động điêu đứng vì vay tín chấp cho bệnh viện

Trung tâm chờ chỉ đạo từ Sở Y tế, Sở thì chờ báo cáo của Trung tâm

Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc chưa xử lý đơn xin đi làm trở lại của bác sĩ Lê Khắc Thu
Tin tức khác

Vụ Phòng khám Timec nợ lương: Người lao động kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi

Vụ tranh chấp lao động tại Công ty Outcubator Việt Nam: Thỏa thuận bất thành vì sao?

Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn

Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?
