Đời sống

Chỉ sơ suất nhỏ, tai nạn điện có thể làm chết người

LÊ TUYẾT
Tác giả: LÊ TUYẾT
Trong 6 tháng đầu năm 2020, địa bàn tỉnh Bình Dương đã xảy ra 9 vụ tai nạn điện trong dân, làm 6 người chết và 4 người bị thương. Đáng nói, nhiều vụ tai nạn điện xảy ra chỉ vì sơ xuất nhỏ, tâm lý chủ quan của người dân mà gây hậu quả nghiêm trọng, thậm chí chết người!
chi so suat nho tai nan dien co the lam chet nguoi
Hiện trường vụ tai nạn điện khiến 1 người chết, 1 người bị thương nặng tại xã Long Nguyên, huyện Bàu Bàng

Khoảng 17h chiều 26/6, 2 người đàn ông ở xã Long Nguyên, huyện Bàu Bàng ngồi trong xe tải cẩu để vận hành đưa trụ điện chôn xuống đất. Trong lúc làm việc, không may cần cẩu và trụ điện vướng vào đường dây điện gây phóng điện xuống dưới. Sự cố làm 1 người tử vong, 1 người bị thương tích nặng.

Cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương cho hay, nguyên nhân ban đầu được xác định là tai nạn điện do người dân tự mua trụ và thuê xe cẩu để thay thế trụ đường dây điện sau điện kế vào nhà. Quá trình tự thi công, di dời trụ điện phía sau nhánh rẽ không do điện lực quản lý, người dân đã vi phạm khoảng cách an toàn phóng điện nên xảy ra vụ tai nạn thương tâm trên.

Trước đó, ngày 2/6, anh Hoàng Văn Ngữ, sinh năm 1979, quê Thanh Hoá bị điện giật tử vong tại số nhà 19A/2, đường Bùi Hữu Nghĩa, khu phố Bình Đáng, phường Bình Hòa, TP. Thuận An. Thời điểm này, anh Ngữ đang xúc đất trước cửa nhà và chạm vào dây thông tin bị đứt rơi xuống đất trước đó, hậu quả khiến anh Ngữ bị điện giật. Tại hiện trường khu vực xảy ra tai nạn, bước đầu cơ quan chức năng xác định nạn nhân tử vong do chạm vào dây cáp viễn thông có lõi thép chịu lực đã bị cháy, đứt do sự cố xảy ra trước đó.

chi so suat nho tai nan dien co the lam chet nguoi
Công An TP. Thuận An điều tra hiện trường vị trí bó cáp viễn thông bị đứt gây tai nạn

Nhiều nhân chứng cho biết, thời điểm xảy ra tai nạn, khu vực có cơn mưa khá lớn, bó cáp viễn thông trên đường Bùi Hữu Nghĩa bị bốc cháy khiến một dây cáp viễn thông bị đứt rơi trước sân nhà. Trong lúc anh Ngữ ra dọn xúc đất trước nhà thì chạm phải dây cáp viễn thông bị điện giật bất tỉnh.

Dù được nhiều người xung quanh sơ cứu, hô hấp nhân tạo và đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Thuận An, nhưng anh Ngữ đã tử vong sau đó.

Thông tin từ Sở Công thương tỉnh Bình Dương, trong 6 tháng đầu năm 2020, tình hình vi phạm hành lang bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp có chiều hướng tăng so với cùng kỳ năm 2019. Toàn tỉnh đã xảy ra 27 vụ vi phạm, tăng 16 vụ so với cùng kỳ. Tình hình tai nạn điện trong dân giảm so với năm 2019, nhưng số vụ tai nạn nguy hiểm tăng cao, trong 6 tháng đầu năm 2020 trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 9 trường hợp tai nạn điện trong dân làm 6 người chết (tăng 4 người chết) và 4 người bị thương (giảm 6 người bị thương).

Ông Hồ Văn Bình - Phó Giám đốc Sở Công thương, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo an toàn và tiết kiệm điện tỉnh Bình Dương nhận định: nguyên nhân khiến nhiều vụ tai nạn điện thương tâm xảy ra là do người dân chưa nhận thức được mức độ nguy hiểm của tai nạn điện, có một số trường hợp cố tình vi phạm, xây dựng nhà ở, thi công công trình, trồng cây trong hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp, một số trường hợp nhà ở, công trình nằm trong hành lang đường dây dẫn điện không đảm bảo độ cao theo quy định tại Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/2/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về an toàn điện (Nghị định 14).

“Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực trên địa bàn tỉnh, Sở Công Thương đánh giá là nghiêm trọng, việc vi phạm an toàn điện ảnh hưởng đến tính mạng của người dân nên cần phải hạn chế, tăng cường kiểm tra, giám sát”, ông Hồ Văn Bình đánh giá.

chi so suat nho tai nan dien co the lam chet nguoi
Cơ quan chức năng phối hợp cùng với ngành điện kiểm tra, điều tra vụ tai nạn điện xảy ra tại số nhà 19A/2, đường Bùi Hữu Nghĩa, khu phố Bình Đáng, phường Bình Hòa, TP. Thuận An

Để giảm bớt các vụ vi phạm an toàn điện, đại diện Sở Công Thương cho hay sẽ làm việc với những địa phương thường xuyên xảy ra các vụ tai nạn điện, cũng như những địa phương còn tồn tại nhiều vụ tai nạn đến nay chưa xử lý dứt điểm. Ban Chỉ đạo tỉnh sẽ chỉ đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố, cũng như ngành điện tăng cường công tác tuyên truyền hơn nữa, đồng thời kiểm tra, xử phạt những trường hợp vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp.

Đồng thời, nhằm trang bị thêm kiến thức, cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật, nâng cao nghiệp vụ về công tác an toàn điện cho các cán bộ của địa phương, Sở Công Thương là cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh, sẽ tổ chức lớp tập huấn về công tác an toàn điện và tiết kiệm điện cho các cán bộ huyện, thị xã, thành phố và xã, phường, thị trấn; Điện lực các huyện, thị xã, thành phố, trung tâm. Thường xuyên kiểm tra lưới điện, kịp thời ngăn chặn các trường hợp vi phạm mới. Báo cáo nhanh về Ban Chỉ đạo tỉnh các trường hợp phát sinh mới về an toàn điện có tính chất nghiêm trọng; Kiên quyết xử lý theo quy định của pháp luật các trường hợp cố tình vi phạm.

Ông Nguyễn Thế Nam – Trưởng Phòng An toàn, Công ty Điện lực Bình Dương cho biết, tại Khoản 4 Điều 4 của Nghị định 14 nêu rõ: “UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm: Thực hiện quản lý nhà nước về an toàn điện tại địa phương theo quy định của Bộ Công Thương và các Bộ chuyên ngành; Xây dựng các mục tiêu bảo đảm an toàn điện đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách của địa phương; Tổ chức quản lý, bảo vệ an toàn công trình điện lực theo quy định của pháp luật; Công bố mốc giới sử dụng đất trong hành lang bảo vệ an toàn công trình điện lực; Cung cấp thông tin về hiện trạng sử dụng đất, quy hoạch sử dụng đất cho các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng lưới điện cao áp trên địa bàn tỉnh; Phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những trường hợp lấn, chiếm, sử dụng trái phép hành lang bảo vệ an toàn lưới điện, phạm vi bảo vệ các hạng mục xây dựng của công trình điện lực”.

Ông Nguyễn Thế Nam cho rằng, căn cứ vào các quy định đó thì thực tế hiện nay vẫn còn một hạn chế trong bảo vệ hành lang an toàn lưới điện là lực lượng cán bộ xã, phường, ấp, khu phố chưa có ý thức được đó cũng là một nhiệm vụ của mình, không có công tác kiểm tra trật tự xây dựng ở địa bàn mình quản lý. Cán bộ xã, phường, ấp là gần và sát với dân nhất, lực lượng ngành điện mỏng mà lưới điện thì trải rộng, trải dài không kiểm soát hết, cho nên người dân xây dựng vi phạm hành lang an toàn lưới điện đã không được nhắc nhở kịp thời.

chi so suat nho tai nan dien co the lam chet nguoi LĐLĐ Bình Dương: Hỗ trợ vốn vay lãi suất “cực thấp” cho CNLĐ

50 tỷ đồng là tổng số tiền gói hỗ trợ mà LĐLĐ tỉnh Bình Dương kiến nghị với lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam được ...

chi so suat nho tai nan dien co the lam chet nguoi Người lao động “3 không” trên công trình xây dựng và sự “ngoài cuộc” của UBND cấp xã

Trên các công trình xây dựng nhỏ lẻ, tình trạng mất an toàn lao động đang diễn ra một cách phổ biến. Ở đó, không ...

chi so suat nho tai nan dien co the lam chet nguoi Tái diễn “phân biệt người Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh” trong tuyển dụng lao động

“Không tuyển người Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh” là một câu nằm ở phần lưu ý trong mẫu tuyển dụng của Công ty TNHH ...

Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Khi pháp luật thôi là rào cản, mà trở thành điểm tựa, người công nhân sẽ không còn là người “thi hành ý tưởng” mà có thể là người “khởi xướng đổi mới”. Chính sách pháp lý ấy, nếu được thực thi đúng đắn sẽ đưa tầng lớp lao động bước vào vai trò trung tâm của cuộc cách mạng đổi mới quốc gia.
Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Việc Chính phủ được đề nghị phân bổ tối thiểu 3% ngân sách nhà nước cho khoa học – công nghệ và nâng dần lên 2% GDP, là bước chuyển từ “lời nói” thành “hành động”. Đây là tín hiệu cho thấy, Nhà nước đang xác lập một ưu tiên quốc gia mới và ưu tiên ấy không chỉ dành cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm cao cấp mà còn dành cho công nhân, kỹ sư, người lao động nơi xưởng máy, công trình, đồng ruộng.
“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Từ ruộng đồng đến nhà máy, từ làng quê đến khu công nghiệp, hàng triệu công nhân và người lao động Việt Nam đang từng ngày nỗ lực vươn lên bằng chính sức mình.

Tin tức khác

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

Hà Nội đang nỗ lực mạnh mẽ để thúc đẩy sự phát triển và gia tăng nguồn cung cấp nhà ở cho người lao động thu nhập thấp. Trong bối cảnh này, 7 dự án nhà ở xã hội đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

Người lao động xếp hàng mua vàng ngày vía Thần tài, cầu lộc đầu năm

Với mong muốn mua vàng vào ngày vía Thần tài (mùng 10 tháng Giêng hàng năm) sẽ mang lại may mắn, tài lộc, nhiều người lao động đã xếp hàng dài tại các cửa hàng vàng bạc đá quý, tranh thủ giờ nghỉ để kịp "rước lộc" về nhà.

Công nhân trở lại làm việc sau Tết Nguyên đán 2025 với tỷ lệ cao

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, không khí lao động sản xuất đã sôi động trở lại trên khắp các nhà máy, xí nghiệp.

Về Tết

Trằn trọc. Đêm nay thật dài. Sáng sớm mai mình sẽ về quê. Sao anh ấy có thể ngủ nhỉ? Mà không phải chạy vạy lo lắng các thứ nữa thì ngủ ngon chứ sao…

Công nhân trở lại làm việc: Mong một năm mới tốt đẹp!

Từ tối ngày 1/2 (mùng 4 Tết) cho đến hôm nay (2/2, mùng 5 Tết), dòng người ở các tỉnh miền Tây bắt đầu quay trở lại các tỉnh Đông Nam Bộ để làm việc sau kỳ nghỉ Tết.

Ngày Tết trên cảng biển Chân Mây

Đêm giao thừa Tết Ất Tỵ, trời Huế mưa rét căm căm. Nhưng sáng mùng Một, biển Chân Mây bừng lên sắc xuân, trời quang, nắng ấm. Đúng thời khắc ấy, du thuyền hạng sang Celebrity Solstice chở hơn 3.000 du khách quốc tế cập cảng. Anh công nhân Lê Dũng, trong bộ đồ lao động đã sờn, sẵn sàng cho công việc đầu tiên của năm mới.
Xem thêm