![]() |
Phương án diễn tập lần này của ngành điện với tình huống giả định có một cơn bão có cường độ mạnh cấp 9 - cấp 10. Công tác phòng chống thiên tai, cứu nạn cứu hộ luôn được ngành điện quan tâm |
Cuộc diễn tập quy mô lớn nhất từ trước đến nay với hơn 100 cán bộ công nhân thuộc Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Cứu hộ cứu nạn Khu vực 1 (gồm Công ty Điện lực Bình Thuận, Ninh Thuận, Lâm Đồng và Bà Rịa-Vũng Tàu); lãnh đạo và các ban chuyên môn của EVNSPC; đại diện Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Cứu hộ cứu nạn tỉnh Bình Thuận và chính quyền địa phương huyện Hàm Tân, đã được Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) tổ chức, nhằm trang bị các kỹ năng cần thiết cho cán bộ, công nhân viên ngành điện chủ động hơn trong ứng phó với thiên tai, bão lụt và thực hiện tốt công tác cứu hộ cứu nạn.
Hoạt động này nằm trong khuôn khổ Diễn tập phòng chống thiên tai và cứu hộ cứu nạn năm 2020!
Theo kịch bản, với tình huống giả định có một cơn bão có cường độ mạnh cấp 9 - cấp 10 (cấp độ rủi ro thiên tai cấp 2) từ biển Đông đổ vào có diễn biến phức tạp, đi qua địa phận nhiều tỉnh thành, tâm bão đi qua từ khu vực huyện Tuy Phong đến huyện Hàm Tân (tỉnh Bình Thuận) thuộc địa bàn quản lý của EVNSPC, gây thiệt hại nặng về tài sản, hạ tầng cơ sở, vật chất, trong đó có hệ thống điện trên địa bàn. Điểm diễn tập được thực hiện tại Cụm Công nghiệp Thắng Hải, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận.
Khu vực này là nơi tập trung đầy đủ hạ tầng của EVNSPC, như: trạm 110kV Thắng Hải, lưới điện trung hạ thế, và được đánh giá là có mặt bằng thuận lợi để thực hiện các tình huống cắt điện, sửa chữa, phục hồi tái lập điện sau mưa bão.
![]() |
2 năm trở lại đây, do biến đổi khí hậu, tại miền Nam xảy ra nhiều thiên tai như giông lốc, mưa lớn gây thiệt hại nhiều cho ngành điện |
Với tình huống và sự cố giả định được đưa ra, lực lượng xung khích chia thành từng nhóm nhỏ để thực thi các tình huống mưa bão làm đứt dây điện, ngã đỗ cột điện, mất điện trên diện rộng, khắc phục lưới điện…Một cuộc họp tại hiện trường đã được nhanh chóng thực hiện để báo cáo, rút kinh nghiệm trong phối kết hợp, kết nối thông tin, thao tác xử lý sự cố trên hiện trường…
Ông Lâm Xuân Tuấn - Phó Tổng giám đốc EVNSPC đánh giá, mặc dù kịch bản giả định đã được chuẩn bị từ lâu nhưng trong quá trình diễn tập vẫn còn những khâu chưa đạt được mục tiêu, cần phải rút kinh nghiệm để chủ động hơn nữa trong việc ứng phó có hiệu quả trước những tác động của thời tiết, đồng thời tăng cường phòng tránh những tai nạn về điện có thể xảy ra do ảnh hưởng của thiên tai.
![]() |
Diễn tập phòng chống thiên tai và cứu hộ cứu nạn là hoạt động được ngành điện thực hiện hàng năm để trang bị kiến thức cho cán bộ công nhân viên chủ động với các tình huống thực tế |
Theo ông Tuấn, trong 2 năm trở lại đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tại miền Nam mưa giông lốc xoáy xảy ra đột ngột và ngày càng nhiều hơn về số lượng, quy mô rộng hơn đã gây rất nhiều khó khăn cho công tác đảm bảo an toàn điện. Năm 2018, sau các cơn bão, lốc xoáy, mưa lớn, sạt lở đất trên lưới điện 110kV và trung hạ thế đã gây thiệt hại khoảng 10,3 tỷ đồng; trong năm 2019, con số thiệt hại này đã tăng gần gấp đôi với 20,3 tỷ đồng.
Để đảm bảo cung cấp điện ứng phó với các sự cố thời tiết, ngành điện đã thành lập và kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Cứu hộ cứu nạn các cấp, những năm qua EVNSPC luôn xác định công tác phòng chống thiên tai và cứu hộ cứu nạn là một trong những công tác trọng tâm xuyên suốt quá trình hoạt động, bên cạnh nhiệm vụ đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định tại 21 tỉnh thành phố phía Nam. Do đó, lãnh đạo của 19/21 Công ty Điện lực thành viên tại 21 tỉnh phía Nam còn được lãnh đạo các tỉnh/thành phố đưa vào tham dự Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Cứu hộ cứu nạn tại địa phương. Đây là lực lượng nòng cốt và xung kích để phòng chống thiên tai, bảo vệ lưới điện an toàn, liên tục phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt của người dân trên địa bàn.
Ông Nguyễn Thành Ngôn – Phó Giám đốc Công ty Điện lực Bình Thuận (PC Bình Thuận) cho biết, cuộc diễn tập năm nay, dù là tình huống giả định, nhưng kịch bản khá sát với tình hình thực tế bão lụt tại địa phương. Cuộc diễn tập này sẽ đem lại kinh nghiệm thực tế về thao tác nghiệp vụ, sự phối kết hợp, tập trung giữa các lực lượng xung kích, trui rèn kỹ năng ứng phó khẩn cấp, và làm quen khi mùa mưa bão sắp đến... với mục tiêu nhắm đến là giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra. Mặt khác cuộc diễn tập còn giúp cho người dân hiễu rõ thêm về tác hại của thiên tai, phương cách phòng chống, giá trị của sự chuẩn bị tốt về công tác tác phòng chống và khắc phục hậu quả của mưa bão.
50% sự cố cháy nổ đều liên quan đến điện Để đề ra các biện pháp tăng cường về an toàn phòng cháy trong sử dụng điện sinh hoạt, sản xuất và kinh doanh, Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (Bộ Công an), Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (Bộ Công thương) đã tổ chức Hội thảo “An toàn phòng cháy trong sử dụng điện sinh hoạt, sản xuất và kinh doanh”. Hội thảo được tổ chức bằng hình thức trực tuyến với 67 điểm cầu vào chiều 30/6. Thông tin từ hội thảo cho hay, trên phạm vi cả nước, tình hình cháy, nổ vẫn diễn biến phức tạp, nhất là cháy nổ tại hộ gia đình, cơ sở kinh doanh dịch vụ giải trí, khu công nghiệp. Theo thống kê trên 50% vụ sự cố cháy nổ có liên quan đến sự cố về sử dụng điện hoặc bất cẩn trong sử dụng điện. Thực tế các vụ cháy phát sinh do chạm, chập điện đa phần do nguyên nhân chủ quan do sai sót trong quá trình thiết kế, thi công, mua sắm vật tư thiết bị, sử dụng, sửa chữa bảo dưỡng, cải tạo nâng cấp, tuổi thọ thiết bị... là tài sản và thuộc trách nhiệm của chủ cơ sở, hộ tiêu thụ điện (nhận điện sau công tơ), nằm ngoài phạm vi quản lý của ngành điện. Trong phạm vi quản lý của mình, EVN đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm ngăn ngừa các nguy cơ cháy nổ, gây mất an toàn, ảnh hưởng vận hành lưới điện như tăng cường thực hiện kiểm tra, rà soát chụp ảnh nhiệt, đo bắn nhiệt tại các vị trí, điểm tiếp xúc trên đường dây dẫn điện, trạm biến áp trung, hạ thế thuộc phạm vi quản lý để phát hiện sớm khả năng phát sinh cháy, nổ trên lưới điện vào thời điểm các phụ tải tăng cao, đồng thời kiểm tra nhằm phát hiện, thay thế kịp thời các vật liệu, thiết bị đã qua sử dụng lâu ngày hoặc chất lượng kém…. |
![]() Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 1/7, tổng số người nhiễm trên toàn cầu đã lên tới hơn 10,5 triệu, hơn 513 ... |
![]() Chị Lý là một nữ công nhân gần 20 năm sống tại TP HCM, khoảng 13 năm làm việc tận tụy với nghề. Suốt gần ... |
![]() Hiện nay, dự án nhà ở tại các Khu công nghiệp - chế xuất trên cả nước, đặc biệt tại các thành phố lớn như ... |
Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay
Tin tức khác
