Công đoàn

Chăm lo, bảo vệ cán bộ y tế trước áp lực dịch bệnh Covid-19 lan rộng

Thu Chinh
Tác giả: Thu Chinh
PGS.TS Phạm Thanh Bình - Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam chia sẻ về công tác chăm lo, đại diện, bảo vệ người lao động ngành Y trước áp lực dịch bệnh Covid-19 ngày càng diễn biến phức tạp.  
cham lo bao ve can bo y te truoc ap luc dich benh covid 19 lan rong
PGS.TS Phạm Thanh Bình - Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam cùng các cán bộ y tế tiêu biểu tham gia Toạ đàm trực tuyến: Chiến sĩ áo trắng nỗ lực chống dịch Covid-19

LTS: Tính đến nay, tình hình dịch bệnh do Covid-19 gây ra đã lây lan nhanh ở nhiều nước trên thế giới với tỷ lệ ca nhiễm và người tử vong tăng cao. Để ngăn chặn dịch bệnh lây lan trong cộng đồng, ngành Y tế đang là tuyến đầu trong cuộc chiến “chống dịch như chống giặc”. Có thể nói, cán bộ, nhân viên y tế đứng trước áp lực, thậm chí là rủi ro rất lớn để bảo vệ an toàn, sức khỏe của nhân dân.

Nhân dịp Kỷ niệm 65 năm Ngày Thầy Thuốc Việt Nam (27/2/1954 - 27/2/2020), Tạp chí Cuộc sống an toàn phỏng vấn PGS.TS Phạm Thanh Bình - Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam về công tác chăm lo, đại diện, bảo vệ người lao động ngành Y trước áp lực dịch bệnh Covid-19 ngày càng diễn biến phức tạp.

PV: Xin đồng chí cho biết trong quá trình phòng chống dịch Covid-19, các cán bộ, nhân viên y tế đang gặp những khó khăn nổi bật gì?

PGS.TS Phạm Thanh Bình:

Trong mỗi lĩnh vực của ngành Y tế đều có những khó khăn khác nhau. Đối với cán bộ làm việc trong lĩnh vực dự phòng chuyên phát hiện sớm, khoanh vùng dịch, cách ly bệnh nhân lợi nhiễm thì khó khăn đầu tiên là sự không hợp tác của người dân phải thực hiện cách ly y tế bắt buộc. Họ thường bức xúc nên cán bộ y tế dự phòng phải nhẫn nại để tuyên truyền giải thích cho người dân hiểu và thực hiện. Luật Truyền nhiễm đã ra đời, nhưng đây là lần đầu tiên áp dụng Luật này, người dân hiểu biết chưa nhiều.

Hai là tâm lý quá hoang mang lo lắng của người dân. Ba là, những thông tin sai sự thật trên không gian mạng quá nhiều làm cho cán bộ y tế trong chống dịch còn tăng áp lực về tinh thần.

Trong lĩnh vực xét nghiệm, cán bộ y tế là người đầu tiên ra trận để tiếp xúc với nguồn lây nên cán bộ có nguy cơ dễ bị lây nhiễm. Đối với lĩnh vực điều trị, dịch bệnh viêm phổi cấp do Covid-19 là bênh mới. Do đó, bên cạnh các phương thức điều trị thích hợp thì cán bộ, nhân viên y tế còn phải đối mặt với rất nhiều áp lực từ sự kì thị và không đồng cảm của người dân. Nhiều y, bác sỹ không thể trở về nhà bởi bị người dân ngăn cản, đề phòng.

Đặc biệt dịch bệnh do Covid-19 lại rất mới và rất lớn nên các khâu chuẩn bị của ngành Y tế về phương tiện bảo hộ cho cán bộ nhân viên y tế còn rất thiếu. Bên cạnh đó, theo quy định của phát luật trước đây, tiêu chuẩn chống dịch cho cán bộ y tế tham gia chống dịch bệnh là 150.000 đồng/ngày (thấp hơn so với người trong ngành Nông nghiệp đi chống dịch tả Châu Phi). Mức phụ cấp đó chưa tương xứng với những nguy hiểm liên quan đến tính mạng con người mà cán bộ, nhân viên y tế đang đối mặt.

Tuy nhiên, vượt lên mọi khó khăn, thời gian qua, toàn ngành Y tế với sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng, Chính Phủ, sự vào cuộc của các Bộ, Ngành, chính quyền địa phương nên chúng ta đã thành công bước đầu trong cuộc chiến chống dịch. Chúng ta đã điều trị thành công 16/16 trường hợp lây nhiễm khỏi bệnh. Chúng ta đã phân lập được virus, qua đó là cơ sở để chúng ta đối chiếu, kiểm tra thử test nhanh, phát hiện sàng lọc và xét nghiệm sớm. Đó cũng là cơ sở để chúng ta có thể nghiên cứu vắc xin trong tương lai. Đó là thành công trong lĩnh vực nghiên cứu.

Ngoài ra chúng ta đã cách ly rất nhanh và quyết liệt ở Vĩnh Phúc, do đó đã không để dịch lan rộng. 15 ngày qua Việt Nam không có ca mắc mới. Đây chính là mô hình y tế cơ sở chúng ta có thể nhân rộng các bài học quý giá trong việc cách ly, khoanh vùng, dập dịch.

PV: Công tác phòng chống dịch Covid-19 có gì khác so với các dịch bệnh nguy hiểm khác mà cán bộ, nhân viên y tế từng đối mặt, thưa đồng chí?

PGS.TS Phạm Thanh Bình: Đây là bệnh mới mà ngay cả các nước như Trung Quốc, Nhật, Mỹ, Hàn Quốc là các quốc gia có nền kinh tế, y học phát triển hơn chúng ta hàng trăm lần vẫn đang trong thời gian tìm tòi nghiên cứu. Dịch Covid-19 nguy hiểm ở chỗ có thể lây trong thời gian ủ bệnh rất dài, có những trường hợp ủ bệnh tới 27 ngày và đã lây cho người khác rồi chính họ mới có kết quả dương tính với Covid-19. Có trường hợp đặc biệt là rất nhiều người đã có kết quả xét nghiệm âm tính nhưng khi cơ sở y tế trả về thì lại mắc. Đây là điều rất khó để lường được là kết quả xét nghiệm này đã yên tâm chưa. Dịch bệnh lây lan với tốc độ nhanh hơn nhiều so với dịch SARS. Đối tượng là mọi lứa tuổi và ở cả nam và nữ.

Vì dịch bệnh rất phức tạp nên chúng ta mới không chế được ở bước đầu. Hiện nay chúng ta vẫn đang phải đương đầu với nguy cơ cao hơn nữa. Dịch bệnh đã lan tới 49 nước trên thế giới. Trong đó có những nước ở rất gần Việt Nam. Theo thống kê, chúng ta có khoảng 500.000 người thường xuyên giao lưu đi lại giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Trong khi đó, Hàn Quốc đã có 17/17 tỉnh thành có người mắc. Nếu như quốc gia này không khống chế được dịch bệnh thì chỉ cần một trường hợp dương tính với CoVid-19 về Việt Nam mà chúng ta không phát hiện ra thì đã có thể phát triển thành ổ dịch.

Trong giai đoạn tới, tất cả các cán bộ của ngành Y tế không được chủ quan, bình tĩnh để phát hiện sớm, dập dịch, ngăn chặn như Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã chỉ đạo.

Với dịch bệnh này, cán bộ y tế thuộc tuyến đầu phòng chống dịch nên còn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn nguy hiểm. Trong khi đó, Việt Nam là một nước đang phát triển, chúng ta chỉ có thể học từ thực tế, đúc rút kinh nghiệm để phòng chống dịch tốt hơn.

PV: Xin đồng chí cho biết những giải pháp của Công đoàn Y tế Việt Nam trong việc đồng hành cùng chính quyền trong công tác phòng chống dịch Covid-19 và tăng cường chăm lo, bảo vệ cán bộ, nhân viên y tế trước tình hình dịch bệnh ngày càng lan rộng?

PGS.TS Phạm Thanh Bình: Đối với cán bộ y tế ngay từ khi có dịch, trước Tết Nguyên đán, Công đoàn Y tế Việt Nam đã cùng Bộ Y tế thăm hỏi, động viên cán bộ y tế trực Tết. Trong thời gian Tết, Thường trực Công đoàn Y tế Việt Nam cùng lãnh đạo Bộ Y tế thăm 12 Bệnh viện, hỗ trợ cán bộ trực Tết tổng số 163 triệu.

Khi bắt đầu có ca nhiễm CoVid-19 đầu tiên của Việt Nam, sau Tết Nguyên đán, Công đoàn Y tế Việt Nam đã xây dựng 4 phương án:

Một là, hướng dẫn công đoàn cơ sở bảo vệ đoàn viên bằng cách đề xuất các cấp chính quyền trang bị kịp thời, đầy đủ các phương tiện bảo hộ cho người lao động.

Hai là, đề xuất chế độ trực, ăn ca trong lúc trực, bồi dưỡng độc hại để cán bộ y tế yên tâm công tác.

Ngoài ra, các cấp công đoàn hướng dẫn cán bộ y tế không đi lễ tết, tập trung công tác chống dịch. Đồng thời ban hành hướng dẫn để mỗi cán bộ y tế phải là người tuyên truyền tốt nhất cho người dân, bạn bè, họ hàng, gia đình thực hiện nghiêm các khuyến cáo của Bộ Y tế để người dân không hoang mang lo lắng.

Chăm lo cho đoàn viên, người lao động, Công đoàn Y tế Việt Nam đã động viên kịp thời cán bộ y tế ở tuyến đầu tham gia phòng chống dịch với tổng kinh phí là 95 triệu tại 3 đơn vị là Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Tổ công tác đặc biệt của Bộ Y tế tại tỉnh Vĩnh Phúc.

Đồng thời tham mưu đề xuất với Bộ Y tế tăng cường chế độ phòng chống dịch tương xứng cho cán bộ y tế. Hiện đề xuất này đã được Vụ Kế hoạch – Tài chính (Bộ Y tế) trình Chính Phủ tăng mức này lên gấp đôi. Và đưa danh mục trang thiết bị bảo hộ cho cán bộ vào danh mục dự trữ quốc gia để đảm bảo khi có dịch người lao động được trang bị đầy đủ.

Trong thời gian tới, Công đoàn Y tế Việt Nam cũng đề nghị cơ quan chức năng có biện pháp xử lý với người dân không hợp tác với ngành Y tế trong cách ly dịch bệnh, tung tin giả gây hoang mang lo lắng trong dư luận, kì thị nhân viên y tế tham gia phòng chống dịch.

Chúng tôi cũng tăng cường tuyên truyền gương người tốt việc tốt với cán bộ hy sinh hết mình trong công tác phòng chống dịch. Công đoàn Y tế Việt Nam đã phối hợp với Báo Lao động thực hiện 2 tọa đàm trực tuyến về tuyên truyền thực hiện đúng 7 khuyến cáo của Bộ Y tế, không thông tin trái chiều, nhân dân kết hợp với ngành Y tế lên án người thông tin trái chiều, sai sự thật. Và vinh danh 3 đồng chí tiêu biểu nhất trong phòng chống dịch Covid-19 đó là BS. Trần Văn Bắc – Phó Trưởng khoa Cấp cứu (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) là người xung phong tham gia phi hành đoàn đưa 30 công dân Việt Nam từ tâm dịch Vũ Hán về nước. Hai là PGS.TS Nguyễn Lê Khánh Hằng – Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, người trực tiếp phân lập virus thành công. Ba là BS. Nguyễn Tấn Minh - Giám đốc Trung tâm y tế huyện Bình Xuyên - người trực tiếp chỉ huy cách ly dập dịch ở Vĩnh Phúc.

Công đoàn Y tế Việt Nam cũng phối hợp với Ban Tuyên giáo Tổng LĐLĐVN thực hiện các phóng sự về các y bác sỹ phòng chống dịch. Đó là tấm gương như Bác Hồ đã nói: “Lương y như từ mẫu”. Qua đợt dịch này, rất nhiều tấm gương đã tỏa sáng ở các vị trí khác nhau. Những cán bộ y tế vượt qua khó khăn đời thường, hết lòng chiến đấu vì mục tiêu trước mắt là dập dịch thành công!

Xin trân trọng cảm ơn Đồng chí!

cham lo bao ve can bo y te truoc ap luc dich benh covid 19 lan rong Virus Corona - cập nhật thông tin mới nhất ngày 27/2

Tính đến 7h sáng nay ngày 27/2/2020, đã có 48 quốc gia và vùng lãnh thổ có người nhiễm virus corona. Số ca nhiễm trên ...

cham lo bao ve can bo y te truoc ap luc dich benh covid 19 lan rong Hải Dương: Chuyện của những Thầy thuốc chữa bệnh tâm thần

Chăm sóc sức khỏe cho nhân dân nói chung luôn là nhiệm vụ thiêng liêng, cao cả và cũng nhiều gian nan. Nhưng chăm sóc, ...

cham lo bao ve can bo y te truoc ap luc dich benh covid 19 lan rong Phòng dịch Covid-19, Hàn Quốc đóng cửa toàn bộ nhà trẻ trong 10 ngày

Hàn Quốc mới đây quyết định đóng cửa toàn bộ các trung tâm chăm sóc trẻ em trên cả nước trong 10 ngày để phòng ...

Tin mới hơn

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Có một mái nhà chung đầy yêu thương - Công đoàn Trường THCS Ngô Sĩ Liên (thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu). Có thể nói, nó không chỉ là một tổ chức đại diện cho quyền lợi của giáo viên mà còn là mái nhà chung đầy ắp yêu thương, nơi mỗi thành viên đều cảm thấy được quan tâm, chia sẻ và đồng hành trong công việc lẫn cuộc sống.
Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận

Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận

Nếu doanh nghiệp là “tế bào” của nền kinh tế, thì người lao động chính là “linh hồn” tạo nên sức sống cho “tế bào” đó. Công đoàn với vai trò “người đồng hành” chính là “mạch máu” dẫn truyền sự nhân văn và trách nhiệm trong “guồng máy” vận hành theo logic của lợi nhuận.

Tin tức khác

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Trong 3 tháng đầu năm 2025, Công đoàn các Khu Công nghiệp (KCN) tỉnh Ninh Thuận đã hoàn thành đến 92% chỉ tiêu phát triển đoàn viên mà Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Ninh Thuận giao cho cả năm. Đây là một kết quả không chỉ mang lại niềm vui, sự phấn khởi cho cán bộ Công đoàn và đoàn viên tỉnh Ninh Thuận mà còn lan tỏa tinh thần tích cực, bài học kinh nghiệm quý báu cho các cấp công đoàn trong cả nước.
Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Một công đoàn mạnh, hoạt động thực chất chính là “chứng chỉ” niềm tin, một tấm “hộ chiếu nhân văn” để doanh nghiệp bước vững chắc ra thế giới.
Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân đang ngày càng thể hiện được vai trò “một động lực quan trọng của nền kinh tế” như tinh thần Đại hội Đảng lần thứ XII xác định. Tầm quan trọng và hiệu quả của kinh tế tư nhân từ thực tế 40 năm đổi mới của đất nước một lần nữa cho thấy thành phần kinh tế này đang được định vị lại, có một vị trí xứng đáng.
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân

Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhân đã và đang khẳng định vai trò trụ cột trong nền kinh tế Việt Nam hiện đại. Tuy nhiên, để “đòn bẩy” này thực sự phát huy hết tiềm năng, điều kiện tiên quyết không nằm ở vốn, công nghệ hay chính sách ưu đãi, mà ở chỗ sâu xa hơn: "Xây dựng một mối quan hệ lao động hài hòa, văn minh và hiện đại – nơi người lao động được bảo vệ, doanh nghiệp được tôn trọng và tổ chức công đoàn thực sự là đối tác phát triển".
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.
Xem thêm