![]() |
Chị Huế tận tình xúc cơm cho người bệnh |
25 năm làm việc tại Trung tâm Nuôi dưỡng tâm thần, người có công và xã hội Hải Dương là 25 năm với bao vui buồn, vất vả của bác sỹ Bùi Thị Huế, Trưởng khoa Sa sút và Cách ly (Trung tâm Nuôi dưỡng tâm thần, người có công và xã hội Hải Dương).
Chị Huế kể, hằng ngày chị chăm sóc, phục vụ cho bệnh nhân; trong đó có rất đông người bệnh không thể tự ăn, không thể tự tắm, chị cùng các đồng nghiệp phải xúc cơm, tắm rửa, cắt tóc cho họ. Những khi lên cơn kích động, người bệnh thường kêu la, chửi mắng thậm tệ, lôi cả gia đình, chồng con ra chửi. Ngoài giờ hành chính, chị và các đồng nghiệp còn phải thay nhau túc trực, tuần tra các phòng bệnh, cho bệnh nhân uống thuốc đúng giờ và gần như cả một đêm không hề được chợp mắt.
Có kỷ niệm làm chị Huế nhớ nhất đó là những năm đầu mới vào nghề, có một bệnh nhân nam đột nhiên lao vào ôm chị, ôm chặt đến không thở được, hô hoán, vật lộn nhau mãi, may nhờ có đồng nghiệp và một số bệnh nhân tỉnh táo giúp sức, chị mới có thể thoát được.
“Chân tay, mặt mũi bầm tím hết, tóc tai thì rối bù. Lúc đó tôi sợ lắm và cũng đã từng nghĩ đến chuyện tìm cho mình một nơi làm việc khác, nhưng rồi nghĩ lại ai cũng như mình chuyển đi, thì lấy ai chăm sóc, chữa trị cho họ, giúp họ sớm lành bệnh để trở về nhà”, chị Huế bồi hồi chia sẻ.
Gian khó là vậy, nhưng theo chị Huế không phải ở cái “thế giới tâm thần” này chỉ toàn điều buồn, mà còn có vô số niềm vui. Cứ nhìn thấy người bệnh tiến triển từng ngày, rồi khỏi bệnh trở về với gia đình thì niềm vui lại ùa đến, thật khó tả. Và mỗi lần như vậy lại là động lực giúp chị cùng đồng nghiệp vượt qua khó khăn, gian khổ của nghề.
![]() |
Bác sỹ Hương kiểm tra khám sức khỏe cho bệnh nhân |
Theo bác sỹ CKI Nguyễn Thị Minh Hương, Phó giám đốc, Chủ tịch Công đoàn Trung tâm Nuôi dưỡng tâm thần, người có công và xã hội Hải Dương, hiện đơn vị có gần 100 y, bác sỹ, nhân viên y tế phục vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cho hơn 400 người bệnh. Những năm trước đây không ít trường hợp nhân viên y tế, mới ra trường về công tác, do không chịu được áp lực rồi cũng xin đi.
Bác sỹ Hương chia sẻ, do bản thân cũng trưởng thành từ công việc trực tiếp chăm sóc người bệnh, nên rất hiểu, cảm thông nỗi vất vả, áp lực của đồng nghiệp trẻ. Do đó, để gần gũi người bệnh, Công đoàn Trung tâm đã luôn phát động thi đua, tổ chức nhiều hoạt động sinh hoạt cộng đồng giữa đội ngũ y, bác sỹ và người bệnh. Qua đó, từng bước đã tháo gỡ được những áp lực tâm lý cho cán bộ y tế, giúp họ hiểu và thêm yêu thương người bệnh nhiều hơn.
“Công đoàn chúng tôi thường xuyên tổ chức các buổi biểu diễn văn nghệ, chúng tôi tập và hát múa cùng người bệnh, làm các loại bánh, nấu chè… Từ đó mọi người thêm gắn kết và coi nhau như những người thân của mình”, bác sỹ Hương cho biết thêm.
Đã có nhiều đổi thay ở nơi đây, nhưng với những cán bộ y tế này, đổi thay lớn nhất và cũng là niềm vui lớn nhất đó là mọi chế độ dinh dưỡng cho người bệnh được nâng lên, cơ sở vật chật khang trang hơn, với những thiết bị y tế hiện đại có thể hỗ trợ tốt nhất, tạo điều kiện cho người bệnh được chăm sóc trong môi trường tốt; qua đó, giúp người bệnh sớm ngày khỏe lại. Đó chính là động lực để những y, bác sỹ tại Trung tâm Nuôi dưỡng tâm thần, người có công và xã hội Hải Dương ghi dấu những kỷ niệm, để rồi tiếp tục cống hiến công sức nhỏ bé của mình cho người bệnh ở nơi thật đặc biệt này.
![]() Tính đến 7h sáng nay ngày 27/2/2020, đã có 48 quốc gia và vùng lãnh thổ có người nhiễm virus corona. Số ca nhiễm trên ... |
![]() Hàn Quốc mới đây quyết định đóng cửa toàn bộ các trung tâm chăm sóc trẻ em trên cả nước trong 10 ngày để phòng ... |
![]() Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), đối phó với dịch Covid-19, Việt Nam luôn đi ... |
![]() Trước diễn biến phức tạp của dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona gây ra thì đeo khẩu trang, đo thân ... |
Tin mới hơn

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận
Tin tức khác

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân
